Chúng tôi trên mạng xã hội
    Tìm chúng tôi trên:
  •  
  •  

moi quang cao

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay32,083
  • Tháng hiện tại1,844,042
  • Tổng lượt truy cập142,897,768
TÍNH CHỈ SỐ BMI

1. Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng, là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành.

Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

BMI = W/ [(H)2]

Trong đó:

  • BMI đơn vị thường dùng là kg/m2
  • W là cân nặng (kg)
  • H là chiều cao (m)

Một người có chỉ số BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 - 24,9, con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.

2. Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân, béo phì?

Khi chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 25 - 29,9 tức là bạn đang bị thừa cân.

Trong trường hợp chỉ số BMI từ 30 trở lên, cho thấy bạn đang bị béo phì. Theo đó, khoảng một phần ba phụ nữ ở Hoa Kỳ đang bị béo phì.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bạn, bao gồm:

  • Lượng calo dư thừa: Cơ thể cần bổ sung đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên, calo khi dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Bổ sung quá nhiều calo sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Tuổi cao: Cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.
  • Yếu tố về gen: Một số trường hợp bị rối loạn di truyền, dẫn đến béo phì.
  • Quá trình mang thai: Trong thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ tăng cân. Sau khi sinh con, người phụ nữ thường không thể giảm cân về mức bình thường như trước khi mang thai.

Ngoài các yếu tố về cơ địa hay thai kỳ, bạn có thể chủ động kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày để giữ cho chỉ số BMI ở mức bình thường.

4. Chỉ số BMI quá cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chỉ số BMI tăng quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì, bao gồm:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh về túi mật
  • Nguy cơ gây ra một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và túi mật. Ngoài ra, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh về khớp
  • Vô sinh.

5. Làm thế nào để có chỉ số BMI lý tưởng?

Để đạt đượcchỉ số BMI lý tưởng, bạn cần phải giảm cân. Việc giảm cân đòi hỏi bạn phải sử dụng lượng calo nhiều hơn mức nạp vào. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên để đốt cháy năng lượng dư thừa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.

Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ để có thể lên kế hoạch ăn uống cân bằng, hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng. Nếu cần thiết, bạn có thể nhanh chóng đạt đến chỉ số BMI bình thường bằng các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, phối hợp với các bài tập thể dục đều đặn.

6. Cách giảm cân an toàn không dùng thuốc

6.1. Chế độ ăn uống hợp lý

Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Để lấy lại một thân hình cân đối, bạn có thể cắt giảm lượng calo và giảm lượng đường bằng cách tránh tiêu thụ đồ uống có đường, chẳng hạn như nước ngọt hay trà ngọt. Các loại thức uống này chứa rất nhiều đường và giàu năng lượng, lại thường được tiêu thụ cùng với bữa ăn, khiến cho lượng calo cung cấp cho cơ thể trở nên quá dư thừa.

Bên cạnh đó, nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống bằng việc kiểm soát khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ. Điều này sẽ hạn chế việc nạp vào cơ thể quá nhiều năng lượng sau mỗi bữa ăn.

6.2. Các bài tập thể dục vừa phải

Những người đã giảm cân thành công và duy trì chỉ số BMI lý tưởng đều có thói quen dành 60 - 90 phút cho các bài tập vận động với cường độ vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần. Bạn không cần phải dồn các bài tập lại để thực hiện cùng một lúc. Chẳng hạn, bạn có thể tập thể dục trong 20 - 30 phút, chia làm ba lần mỗi ngày. Điều quan trọng là bạn phải duy trì thói quen vận động đều đặn hàng ngày, hàng tuần, liên tục trong nhiều tháng, như vậy mới có thể thấy được hiệu quả giảm cân rõ rệt.

Ngoài tác dụng giảm cân, tập thể dục còn tăng cường sức khỏe tổng quát và cải thiện tâm trạng. Các bài tập khác nhau giúp cho sức chịu đựng của bạn tăng lên, cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp. Tập thể dục còn giúp giảm triệu chứng trầm cảm và trạng thái căng thẳng ở một số người. Nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư ruột kết và tiểu đường cũng giảm đáng kể nếu bạn duy trì hoạt động thể chất thường xuyên.

7. Có nên sử dụng thuốc để giảm cân?

Đối với một số người, ngay cả chế độ ăn kiêng và tập thể dục cũng không thể giúp họ giảm cân. Đặc biệt, nếu bạn có chỉ số BMI lớn hơn 30, hoặc từ 27 trở lên nhưng có kèm theo một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, thì lúc này, thuốc sẽ là sự lựa chọn bổ sung để giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.

8. Khi nào nên phẫu thuật để giảm cân?

Nếu cả chế độ ăn kiêng và tập thể dục cũng không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn thực hiện phẫu thuật giảm cân. Đây là sự lựa chọn khả thi cho những người béo phì nặng (chỉ số BMI từ 40 trở lên) hoặc có chỉ số BMI từ 35 - 39 kèm theo nhiều bệnh lý, biến chứng nghiêm trọng gây ra bởi béo phì. Phẫu thuật giảm cân có khả năng giúp bạn giảm đi một lượng cân nặng đáng kể. Điều này sẽ thật sự ý nghĩa trong việc làm giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến béo phì.

Khi tính được chỉ số BMI của bản thân, bạn có thể đối chiếu với chỉ số BMI lý tưởng để biết mình cần phải giảm, hoặc tăng bao nhiêu cân để trở về mức trọng lượng bình thường.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.

Thành viên

Banner Atopalm

 

bauman

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây