1

Bọc Răng Sứ

boc rang su

Mão răng giống như một chiếc mũ có hình dạng giống như răng tự nhiên, được đặt lên trên răng để che phủ, khôi phục hình dạng, kích thước và độ chắc khỏe của răng.

Khi được lắp vào vị trí, mão răng có thể che phủ hoàn toàn phần răng nằm bên ngoài và cả bên dưới đường lợi.

mao rang su

Tại sao lại cần bọc răng sứ?

Bọc răng sứ được sử dụng với những mục đích sau:

  • Để bảo vệ răng bị yếu (ví dụ, răng bị sâu) khỏi bị vỡ hoặc giữ những phần răng bị nứt lại với nhau.
  • Khôi phục một chiếc răng đã vỡ hoặc răng bị bào mòn nghiêm trọng
  • Để che phủ và hỗ trợ những chiếc răng có mảng trám lớn khi phần răng còn lại quá ít.
  • Giữ cố định cầu răng
  • Che phủ những chiếc răng bị biến dạng hoặc xỉn màu
  • Che phủ lên trụ chân răng nhân tạo

Đối với trẻ nhỏ, bọc răng sứ có thể được sử dụng trên răng sữa để:

  • Bảo vệ những răng bị hư hại nghiêm trọng do sâu răng và không thể giữ được trám răng.
  • Bảo vệ răng của những trẻ có nguy cơ sâu răng cao, đặc biệt là khi trẻ không chịu giữ vệ sinh răng miệng.
  • Giảm tần suất gây mê toàn thân (do phải điều trị các vấn đề về răng)

trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng mão răng bằng thép không gỉ.

Có những loại mão răng nào?

Mão răng vĩnh viễn có thể được làm bằng thép không gỉ, hoàn toàn bằng kim loại (như vàng hay các hợp kim khác), sứ kim loại, composite hoặc gốm.

  • Mão thép không gỉ là loại mão được đúc sẵn, được sử dụng với mục đích tạm thời. Loại mão này bảo vệ cho răng và lớp trám trong khi chờ mão vĩnh viễn được làm ra. Đối với trẻ nhỏ, mão thép không gỉ được sử dụng chủ yếu cho răng sữa và răng sẽ cần được chuẩn bị trước để lắp mão. Mão che phủ toàn bộ răng và bảo vệ răng không bị sâu. Khi răng sữa rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn, mão răng cũng sẽ long ra một cách tự nhiên. Nhìn chung, mão thép không gỉ được dùng cho trẻ nhỏ vì trẻ sẽ không phải đến phòng khám nhiều lần và vì thế có thể tiết kiệm chi phí hơn so với loại mão được đúc riêng.
  • Mão kim loại: các kim loại được sử dụng để làm mão răng gồm có hợp kim có chứa nhiều vàng hoặc platinum, hoặc những hợp kim gốc kim loại (ví dụ như cobalt- chromium hay nickel-chromium). Các loại mão kim loại có thể chịu được lực cắn và nhai tốt hơn và lâu bị bào mòn hơn. Ngoài ra, mão kim loại còn hiếm khi bị mẻ hay vỡ. Tuy nhiên, màu kim loại là một điểm trừ lớn của loại mão này. Vì thế, mão kim loại là một lựa chọn phù hợp với răng hàm.
  • Mão sứ - kim loại có màu giống với màu răng tự nhiên. Tuy nhiên, loại mão này lại khiến cho răng đối diện bị bào mòn nhiều hơn so với mão kim loại hay composite. Phần sứ của mão có thể bị mẻ hoặc vỡ. Bên cạnh loại mão được làm hoàn toàn bằng sứ, thì mão sứ- kim loại có màu giống với răng tự nhiên nhất. Tuy nhiên, đôi khi phần kim loại nằm bên dưới loại mão này có thể lộ ra ngoài, khiến cho mão có màu đen đặc biệt là ở rìa lợi và sẽ còn lộ nhiều hơn khi lợi bị tụt. Loại mão này có thể là một lựa chọn phù hợp cho răng cửa và răng hàm.
  • Mão composite thường rẻ hơn so với những loại mão khác. Tuy nhiên, loại mão này bị mài mòn theo thời gian và dễ bị hỏng hơn mão sứ kim loại.
  • Mão sứ (mão gốm) có màu giống với màu răng tự nhiên hơn bất kì loại mão nào kể trên và có thể dùng cho những người bị dị ứng kim loại. Mão gốm có thể được dùng cho cả răng cửa và răng hàm.
  • Mão tạm thời (răng lắp tạm) và mão vĩnh viễn (răng cố định). Mão tạm thời có thể được tạo ra ngay tại phòng khám nha khoa, trong khi đa số mão vĩnh viễn đều được tạo ra ở xưởng nha khoa. Thông thường, mão tạm thời được làm từ vật liệu gốc acrylic hoặc thép không gỉ, có thể được dùng cho mục đích khôi phục tạm thời cho đến khi mão vĩnh viễn được hoàn thành.

Quá trình chuẩn bị để lắp mão

Việc chuẩn bị răng để lắp mão răng thường đòi hỏi khách hàng phải đến phòng khám hai lần – lần đầu là để kiểm tra và chuẩn bị răng, lần thứ hai là để lắp mão vĩnh viễn.

Buổi đầu tiên: Kiểm tra và chuẩn bị răng

Trong buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra phần chân và xương của chiếc răng sẽ được lắp mão. Nếu răng bị sâu hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc tổn thương đến tủy răng thì phương pháp rút tủy sẽ được tiến hành trước.

Trước khi bắt đầu quá trình làm mão răng, bác sĩ sẽ làm tê răng và vùng lợi quanh răng. Sau đó, bề mặt nhai và thành của chiếc răng được lắp mão sẽ được làm mỏng (mài cùi răng) để tạo chỗ cho mão răng. Lượng răng cần loại bỏ khi mài sẽ còn tùy thuộc vào từng loại mão. Mặc khác, nếu như răng bị mất một mảng lớn (do sâu răng hoặc tổn thương) thì bác sĩ nha khoa sẽ dùng vật liệu trám “dựng lại” chiếc răng để đỡ được mão.

Sau khi tạo hình lại cho răng, bác sĩ sẽ dùng hỗn hợp keo hoặc bột để lấy khuôn răng. Đôi khi, khuôn răng sẽ được dựng lên bằng máy scan kĩ thuật số. Ngoài chiếc răng được lắp mão, những răng xung quanh cũng sẽ được lấy khuôn để đảm bảo rằng mão răng không ảnh hưởng đến việc cắn.

Khuôn răng hoặc hình scan sẽ được gửi đến xưởng để đúc mão răng. Sau đó, mão răng sẽ được gửi lại đến phòng khám nha khoa sau 2 – 4 tuần. Nếu mão được làm từ sứ thì bác sĩ sẽ chọn ra màu sắc gần nhất với màu răng tự nhiên của bạn. Trong buổi đầu tiên đến phòng khám, bác sĩ sẽ làm mão tạm thời để che phủ và bảo vệ cho răng trong khi chờ mão vĩnh viễn được đúc ra. Mão tạm thời thường được làm bằng acrylic và được giữ cố định bằng một loại kem tạm thời.

Buổi thứ hai: Lắp mão răng vĩnh viễn

Trong buổi thứ hai này, bác sĩ sẽ gỡ bỏ mão tạm thời và kiểm tra độ vừa vặn và màu sắccủa mão vĩnh viễn. Nếu mọi thứ đã đạt yêu cầu thì bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và gắn mão vĩnh viễn cố định lên răng.

Cách chăm sóc mão tạm thời

Vì mão tạm thời chỉ được sử dụng trong thời gian chờ mão vĩnh viễn nên đa số bác sĩ đều chỉ đưa ra một số lưu ý như sau:

  • Tránh đồ ăn dai, dính (ví dụ như kẹo cao su) vì những loại đồ ăn này có thể dính và làm bung mão tạm thời.
  • Hạn chế sử dụng bên hàm có mão tạm thời.
  • Tránh nhai đồ cứng.
  • Cẩn thận khi dùng chỉ nha khoa, chỉ nên kéo theo chiều ngang chứ không nên giật để tránh kéo mão tạm thời ra khỏi vị trí.

Các vấn đề có thể xảy ra khi bọc răng sứ

  • Khó chịu và răng nhạy cảm. Răng mới được lắp mão có thể trở nên nhạy cảm ngay sau khi lắp do thuốc tê bắt đầu hết tác dụng. Nếu chiếc răng được lắp mão vẫn còn có dây thần kinh bên trong thì bạn sẽ gặp hiện tượng răng nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ nóng hoặc lạnh. Bạn nên đánh răng hàng ngày với kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Triệu chứng đau và nhạy cảm xảy ra khi cắn thường là dấu hiệu cho thấy mão răng đang nằm quá cao trên răng. Nếu điều này xảy ra, hãy gọi cho bác sĩ, họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.
  • Mão bị mẻ. Loại mão được làm hoàn toàn từ sứ hoặc sứ kim loại có thể bị mẻ. Nếu chỉ bị mẻ một miếng nhỏ, bác sĩ sẽ dùng composite để sửa lại mão. Đây chỉ là một biện pháp khắc phục tạm thời. Nếu bị mẻ một miếng lớn thì mão sẽ cần được thay mới.
  • Mão bị lỏng. Đôi khi, lớp keo dính bên dưới mão sẽ bị bong ra. Điều này không chỉ khiến mão bị lỏng mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập vào trong và gây sâu răng. Nếu mão bị lỏng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khắc phục.
  • Mão bị bung. Đôi khi, mão có thể bung ra khỏi vị trí. Nguyên nhân có thể là do phần răng bên dưới bị sâu và làm lỏng lớp vật liệu kết dính. Trong trường hợp này, hãy rửa sạch mão và phần trước của răng. Bạn có thể đặt mão vào lại vị trí cũ bằng cách dùng chất kết dính tạm thời chuyên dùng cho nha khoa. Hãy liên lạc lại với bác sĩ ngay lập tức để nhận được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc răng và mão cho đến khi bạn gặp được bác sĩ. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ gắn lại mão hoặc thay mão mới cho bạn.
  • Dị ứng. Vì kim loại được dùng để làm mão thường là hợp chất của nhiều kim loại khác nhau nên một số người có thể bị dị ứng, tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.
  • Đường màu đen ở phần răng gần rìa lợi. Đây là hiện tượng bình thường, thường xảy ra khi bạn dùng mão làm bằng sứ kim loại. Đường màu đen này chỉ là do lớp kim loại bên dưới mão bị lộ ra ngoài. Mặc dù không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng điều này sẽ gây mất thẩm mỹ và để giải quyết vấn đề, bác sĩ sẽ thay mão cũ bằng loại mão được làm hoàn toàn bằng sứ hoặc gốm.

Mão Onlay và mão ¾ là gì?

Mão Onlay và mão ¾ là những biến thể khác nhau trong công nghệ bọc răng sứ. Sự khác biệt giữa hai loại mão này và những loại mão đã được nêu bên trên là về độ che phủ răng. Những loại mão truyền thống có thể che toàn bộ răng trong khi mão Onlay và mão ¾ che được một phần răng nhỏ hơn.

Bọc răng sứ có độ bền bao lâu?

Trung bình, bọc răng sứ có độ bền kéo dài 5 – 15 năm. Tuổi thọ của mão răng còn tùy thuộc vào mức độ lực tác động lên mão, thói quen chăm sóc răng của bạn và thói quen dùng răng của bạn. Bạn nên tránh những thói quen như nghiến răng, nhai đá, cắn móng tay và dùng răng để mở nắp chai.

Mão răng có cần được chăm sóc đặc biệt không?

Mặc dù mão răng không cần được chăm sóc đặc biệt nhưng bạn cần lưu ý răng được lắp mão không có nghĩa là răng đã được bảo vệ hoàn toàn khỏi sâu răng và bệnh về lợi. Vì thế, bạn cần tiếp tục chăm sóc răng miệng hàng ngày, bao gồm đánh răng, dùng chỉ nha khoa, đặc biệt là quanh vùng mão gần rìa lợi và nước xúc miệng kháng khuẩn.

Các chủ đề thẩm mỹ răng khác

Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 8 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Bọc răng sứ cho răng hàm có khiến cho răng có mùi hôi không?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1316 lượt xem

Răng sứ có gây hôi miệng không? Loại mão răng nào vừa với răng nhất?

Các sản phẩm tẩy trắng răng có tác dụng với răng sứ và miếng trám không?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1569 lượt xem

Liệu có thể tẩy trắng răng khi đã bọc răng sứ hoặc trám răng không?

Màu sắc của răng sứ hiện nay trắng hơn so với cách đây 20 năm?
  •  5 năm trước
  •  8 trả lời
  •  1406 lượt xem

Tôi được biết là răng sứ không bị ngả màu nhưng ở đa số các bức ảnh mà tôi xem thì các răng sứ cũ đều được thay thế bằng răng sứ mới có màu trắng hơn hẳn. Đó là do răng sứ được sản xuất bây giờ có màu trắng hơn răng sứ trước kia hay là do răng sứ cũ bị ngả màu?

Răng lắp tạm bị long ra, có cần gắn lại cho đến khi gặp được bác sĩ không?
  •  5 năm trước
  •  21 trả lời
  •  11161 lượt xem

Phải hai ngày nữa tôi mới gặp được bác sĩ để gắn mão răng vĩnh viễn (răng giả cố định). Vậy tôi có cần dùng keo để gắn lại mão răng lắp tạm (răng giả tạm thời), chờ đến khi có mão vĩnh viễn, hay cứ để như vậy?

Răng sứ ở vị trí răng cửa có vẻ quá nhỏ, phải làm sao?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1237 lượt xem

Tôi có hai răng sứ và hai cầu răng được gắn vào răng cửa ở hàm trên. Tôi cảm thấy chúng có kích cỡ quá nhỏ so với răng thật, vậy có cách nào để khắc phục mà không phải thay mới không?

Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
  •  6 năm trước
  •  17 trả lời
  •  2167 lượt xem

Mức giá trung bình của thẩm mỹ bọc răng sứ là bao nhiêu? Tôi đang có nhu cầu chỉnh sửa lại hàm răng cho trắng và đều hơn.

Răng sứ công nghệ Cerec và bọc răng sứ truyền thống
  •  5 năm trước
  •  13 trả lời
  •  1448 lượt xem

Một người bạn nói rằng tôi nên tìm đến những phòng khám nha khoa có hệ thống Cerec để hoàn thành quá trình bọc răng sứ ngay trong ngày (răng sứ Cerec được làm ngay tại phòng khám nha khoa, bác sĩ không cần thuê xưởng chế tác răng). Tôi muốn biết là loại răng sứ được làm bằng công nghệ Cerec có tốt như răng sứ được làm ở xưởng chế tác răng không? Và loại răng sứ này có giá như thế nào?

Bọc răng sứ cho răng cửa
  •  5 năm trước
  •  14 trả lời
  •  1044 lượt xem

Tôi sắp tiến hành bọc răng sứ cho 1 răng cửa. Ở vị trí này thì răng sứ sẽ có độ bền trung bình là bao lâu? Tôi mới 23 tuổi thì tôi sẽ cần thay răng sứ bao nhiêu lần nữa? Loại răng sứ nào là khỏe nhất?

Cách ngăn ngừa sâu răng bên dưới răng sứ
  •  5 năm trước
  •  10 trả lời
  •  1304 lượt xem

Phương pháp nào được sử dụng phổ biến để loại bỏ sâu răng bên dưới răng sứ? Phương pháp đó có yêu cầu như thế nào?

Đau bên dưới răng sứ nhiều tháng sau khi rút tủy
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1271 lượt xem

Tôi đã tiến hành rút tủy răng cho một trong các răng hàm vào 8 tháng trước. Sau đó, bác sĩ bọc răng sứ cho chiếc răng đã rút tủy. Bây giờ răng tôi đang bị nhạy cảm với đồ lạnh và đau nhói. Cứ cách một vài ngày là răng lại đau buốt và chỉ đỡ khi tôi uống thuốc giảm đau. Có phải răng vẫn chưa được rút hết tủy không? Hay đó có phải là dấu hiệu răng bị nhiễm trùng bên dưới răng sứ không?

Có cần phải bọc răng sứ cho răng đã rút tủy và đã được dán sứ veneer không?
  •  5 năm trước
  •  9 trả lời
  •  1992 lượt xem

Tôi đã dán sứ Veneer cho 6 răng cửa. Vài năm trước, một chiếc răng nanh và chiếc răng cạnh răng cửa đã được rút tủy. Bây giờ bác sĩ đang khuyên tôi nên gỡ bỏ mặt dán sứ rồi bọc răng sứ. Điều này có cần thiết không?Tôi không muốn phải thực hiện nếu như không thực sự cần thiết.Tôi có thể cứ để như vậy không. Răng của tôi hầu như không bị chuyển màu nhưng bác sĩ nói bọc răng sứ sẽ giúp răng chắc hơn. Tuy nhiên phần lợi ở vùng đó đang rất nhạy cảm nên tôi không biết việc bọc răng sứ có gây ra vấn đề gì không.

Có cần gây tê khi bọc răng sứ bằng hệ thống Cerec không?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  2085 lượt xem

Bác sĩ thường dùng loại thuốc gây tê nào khi tiến hành bọc răng sứ? Sau điều trị thì khách hàng có cần dùng loại thuốc nào khác ngoài thuốc giảm đau không kê đơn không?

Bị đau sau khi bọc răng sứ vĩnh viễn trong khi không hề đau khi dùng răng giả tạm thời?
  •  5 năm trước
  •  8 trả lời
  •  2308 lượt xem

Bác sĩ mới thay thế hai miếng trám ở răng hàm của tôi bằng bọc răng sứ. Tôi hoàn toàn không thấy đau trong thời gian dùng răng giả tạm thời nhưng ngay sau khi bác sĩ lắp mão răng vĩnh viễn thì tôi lại thấy đau buốt, không thể ăn ở vị trí răng đó. Tôi còn cảm thấy đau cả khi không ăn uống. Tôi đã chụp X-quang và bác sĩ nói rằng tủy răng nằm cách xa mão răng nên không cần thiết phải rút tủy. Đến nay đã được 5 tuần và cơn đau ngày càng nặng hơn. Tôi nên làm gì?

Bọc răng sứ có độ bền bao lâu?
  •  5 năm trước
  •  16 trả lời
  •  1152 lượt xem

Tôi đã tiến hành bọc răng sứ cho 4 răng ở hàm dưới khoảng 2 năm trước và trong đó đã có một chiếc bị mẻ. Tôi rất cẩn thận trong việc ăn uống (không ăn đồ cứng, không nhai đá,…) và không biết là răng sứ có độ bền bao lâu nếu sử dụng bình thường.

Rút tủy sau khi bọc răng sứ
  •  5 năm trước
  •  13 trả lời
  •  1214 lượt xem

Gần đây, tôi mới bọc răng sứ cho hai chiếc răng. Sau khi tiến hành phẫu thuật làm dài thân răng, tôi đã chờ một tháng rồi mới bọc răng sứ. Đến nay đã được hai tuần nhưng răng tôi vẫn bị đau và đặc biệt nhạy cảm với đồ lạnh. Bác sĩ nói tôi cần tiến hành rút tủy răng. Hai mão răng đều được làm hoàn toàn bằng sứ (không có kim loại) và tôi được biết keo dán có thể là nguyên nhân gây nên vấn đề. Tôi muốn biết liệu còn phương án xử lý nào khác không? Tôi có nên tham khảo ý kiến thêm không

Thay đổi hình dang,màu sắc răng sứ
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1635 lượt xem

Mình mới bọc 2 cầu răng toàn sứ.. Mới gắn tạm . Nha khoa hẹn 2 tuần nếu ổn định sẽ gắn cố định..mình muốn chỉnh sửa hình dáng,màu sắc của 2 cầu răng sứ trước khi gắn cố định được không bs.. Bs tu vấn giúp em

Bọc răng sứ có làm cho lợi bị đen không?
  •  5 năm trước
  •  17 trả lời
  •  1299 lượt xem

Tôi đã rút tủy cho răng cửa 10 năm trước và bây giờ răng đã bị đổi màu. Tôi sắp bọc răng sứ nhưng còn đang phân vân không biết đó có phải là giải pháp tốt nhất hay không. Tôi có nên để răng như vậy không? Tôi đã thấy nhiều người bị đen viền lợi (cổ chân răng) sau khi bọc. Hiện tượng đen viền lợi này có phải là do răng sứ hay mặt dán sứ veneer gây ra không?

Làm cách nào để tránh những đường viền đen khi bọc răng sứ?
  •  5 năm trước
  •  10 trả lời
  •  1762 lượt xem

Tôi thấy nhiều người sau khi bọc răng sứ, xuất hiện các đường tối màu ở viền lợi. Có cách nào để tránh vấn đề này không?

Răng sứ toàn sứ có phải là tự nhiên nhất không?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1398 lượt xem

Bọc răng sử dụng răng giả chất liệu hoàn toàn bằng sứ là tự nhiên nhất?

Quá trình bọc răng sứ mất bao nhiêu thời gian?
  •  5 năm trước
  •  11 trả lời
  •  3724 lượt xem

Theo tôi biết thì bọc răng sứ cần 2 buổi hẹn. Buổi đầu tiên là chuẩn bị răng, và buổi thứ 2 là lắp răng. Vậy cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị răng, lấy khuôn răng, lắp răng giả tạm thời và lắp răng sứ vĩnh viễn trong quy trình thẩm mỹ này?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây