1

Hút Mỡ

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Hút mỡ là gì?

Hút mỡ là phương pháp loại bỏ mỡ bằng cách hút. Quy trình này được xếp loại là một phương pháp phẫu thuật ( vì có vết mổ nhỏ, và có thể cần gây mê).

Hút mỡ thường được thực hiện với một que hút mỡ (được gọi là ống cannula - ống thông) gắn với máy hút chân không. Mặc dù bạn ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên nhưng vẫn có thể có những túi mỡ thừa ở những vị trí không mong muốn. Hút mỡ giúp loại bỏ mỡ và tạo đường nét cho nhiều vùng trên cơ thể. Một số vùng điển hình thường tích tụ mỡ gồm:

hut mo bac si tam ca 12
Hình ảnh 1: Hút mỡ bụng và ụ hông (nhìn thẳng)
hut mo bac si tam ca 12 2
Hình ảnh 1.1: Hút mỡ bụng và ụ hông (nhìn chếch)
hut mo bac si tam ca 12 1
Hình ảnh 1.2: Hút mỡ bụng và ụ hông (nhìn nghiêng)
hut mo bac si tam ca 12 3
Hình ảnh 1.3: Hút mỡ bụng và ụ hông (nhìn phía sau)
hut mo bac si tam ca 22
Hình ảnh 2: Hút mỡ thể tích lớn trên 5 lít (nhìn thẳng)
hut mo bac si tam ca 22 1
Hình ảnh 2.1 : Hút mỡ thể tích lớn trên 5 lít (nhìn chếch)
hut mo bac si tam ca 22 3
Hình ảnh 2.2: Hút mỡ thể tích lớn trên 5 lít (nhìn nghiêng)
hut mo bac si tam ca 22 2
Hình ảnh 2.3: Hút mỡ thể tích lớn trên 5 lít (nhìn phía sau)
hut mo bac si tam ca 35
Hình ảnh 3: Hút mỡ đùi
hut mo bac si tam ca 49
Hình ảnh 4: Hút mỡ bắp chân
hut mo bac si tam ca 39 1
Hình ảnh 5: Hút mỡ cánh tay
hut mo bac si tam ca 46
Hình ảnh 6: Hút mỡ nọng cằm

Hút mỡ thường được kết hợp với các kỹ thuật khác, chẳng hạn như tạo hình thành bụng, hoặc combo ngực bụng mommy makeover. Mỡ được hút ra có thể được tinh lọc và tiêm vào mặt, mông, vú hoặc các vị trí khác để làm đầy các hõm, rãnh sâu hoặc tăng kích cỡ vùng được tiêm (cấy mỡ tự thân).

Người phù hợp với hút mỡ cần có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) từ 30 trở xuống. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp giảm cân hoặc điều trị sần vỏ cam cellulite, thì hút mỡ không phải là lựa chọn tốt nhất.

Độ đàn hồi của da cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả, da cần phải co lại được sau khi mỡ được loại bỏ. Nếu một bệnh nhân có độ đàn hồi da tốt, họ sẽ có một kết quả thực sự tốt. Nhưng nếu da có độ đàn hồi kém, da sẽ không co lại được và sẽ bị chùng nhão chảy xệ sau hút mỡ (trừ khi kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ da thừa)”.

Hút mỡ là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và chỉ cần thực hiện một lần, vì thế nhiều bác sĩ và bệnh nhân thích hút mỡ hơn các phương pháp giảm mỡ không phẫu thuật khác - thường cần điều trị hai hoặc nhiều lần để có được kết quả tương đương với hút mỡ.

Ưu và nhược điểm của hút mỡ

Ưu điểm

  • Hút mỡ giúp loại bỏ vĩnh viễn những túi mỡ “ cứng đầu”.
  • Có thể loại bỏ khối lượng mỡ lớn trong một lần duy nhất, điều mà các phương pháp giảm mỡ không phẫu thuật khó có thể làm được.
  • Cho phép bác sĩ tạo hình lại cơ thể, đặc biệt là khi kết hợp với cấy mỡ tự thân để làm đầy và tăng kích cỡ các khu vực khác
  • Nhiều bệnh nhân đánh giá quy trình này thực sự đáng giá. Họ nói rằng sau khi phục hồi, mặc quần áo vừa vặn hơn, họ tự tin hơn và cảm thấy trẻ hơn. Nhiều người nói rằng nó đã khởi đầu một lối sống lành mạnh hơn và họ đã trở nên khỏe mạnh hơn kể từ khi hút mỡ.

Nhược điểm

  • Hút mỡ là phẫu thuật, vì vậy cần có thời gian để phục hồi. Thông thường bệnh nhân cần một đến hai tuần để thuyên giảm các tình trạng sưng nề, bầm tím, tê và đau dây thần kinh. Một số người cần nghỉ ngơi 3 tuần để hồi phục hoàn toàn.
  • Một khi mỡ được loại bỏ, da của bạn có thể bị chảy xệ nếu nó không đủ độ đàn hồi để co lại. Bạn thậm chí có thể cần một phẫu thuật bổ sung khác để loại bỏ hoặc thắt chặt da thừa.
  • Không đối xứng, lồi lõm và các bất thường khác có thể xảy ra, đặc biệt là nếu bác sĩ điều trị thiếu kinh nghiệm. Một trong những phàn nàn mà bệnh nhân có thể gặp phải sau hút mỡ là sẹo, các cục cứng hoặc biến dạng.
  • Trong khi hút mỡ loại bỏ vĩnh viễn các tế bào mỡ, các tế bào mỡ còn lại có thể phát triển tăng kích cỡ nếu bạn tăng cân

Mẹo: Để kiểm tra độ đàn hồi của da, làm test “véo da”: dùng ngón cái và ngón trỏ nhéo da lên, khi bỏ ra da trở lại ngay trạng thái ban đầu, như thế là có độ đàn hồi tốt.

Quy trình hút mỡ diễn ra như thế nào?

Hút mỡ là một thủ tục ngoại trú (không phải nằm viện), thường chỉ mất một hoặc hai giờ tùy thuộc vào diện tích vùng điều trị. Phương pháp vô cảm có thể là gây tê tại chỗ (khu vực nhỏ), tiền mê hoặc gây mê toàn thân (nếu hút mỡ diện rộng). Dù bằng cách nào, hãy đảm bảo có người đưa bạn về nhà sau điều trị.

que hút mỡ
Que hút mỡ (ống cannulla) với nhiều kích cỡ khác nhau
bo que hut mo
Bộ que hút mỡ với nhiều kích cỡ, hình dáng khác nhau
ong cannula
Ống cannula là ống thép rỗng lòng có nhiều lỗ & rãnh trên bề mặt, mỡ lỏng được hút ra ngoài qua các lỗ này
lua chon que hut mo
Bác sĩ lựa chọn ống cannula kích cỡ phù hợp với vùng hút mỡ
gan que hut mo vao may hut
Bác sĩ nối ống cannula vào thiết bị hút áp lực âm (mỡ từ ống cannula chảy qua ống nhựa mềm vào bình chứa)
thao tac hut mo 1
Bác sĩ thực hiện hút mỡ bụng - mỡ màu vàng chảy qua ống nhựa (mũi tên)
soc ong cannula
Thao tác di chuyển "sọc sọc" ống cannula phá vỡ và làm hóa lỏng mô mỡ, từ đó mỡ lỏng được hút ra
mo hut ra
Bình chứa mỡ (lớp màu vàng bên trên là mỡ, lớp màu đỏ bên dưới là máu)

Kỹ thuật phổ biến nhất là hút mỡ tumescent (còn gọi là hút mỡ truyền thống, hút mỡ bơm phồng mô), bác sĩ sẽ rạch một vài vết mổ nhỏ (dưới 6 mm) và bơm một lượng lớn hỗn hợp nước muối, thuốc gây tê, và epinephrine vào vùng mỡ (hỗn hợp này gọi là dung dịch Tumescent). Dung dịch Tumescent có tác dụng làm cho mỡ phồng lên, cứng lại và dễ dàng loại bỏ hơn. Nó cũng gây co mạch giúp làm giảm chảy máu, giảm bầm tím và rút ngắn thời gian phục hồi. Đợi khoảng 20-30 phút để dung dịch Tumescent phát huy đủ tác dụng.

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ống Canulla qua vết mổ và thao tác di chuyển sọc sọc để phá vỡ mỡ trước khi hút nó ra. Đối với một khu vực mỡ rất nhỏ, quá trình này mất khoảng 30 phút, trong khi đó hút mỡ toàn diện (hút mỡ lipo360) bao gồm vùng bụng, hông, lưng,…kéo dài từ ba đến bốn giờ.

Ngoài hút mỡ truyền thống (tumescent) còn 3 kỹ thuật hút mỡ khác. Các công nghệ hút mỡ thế hệ mới này ra đời nhằm mục đích làm mỡ dễ dàng loại bỏ hơn, ít chảy máu bầm tím hơn và thời gian phục hồi ngắn hơn. Trong quá trình tư vấn, bác sĩ phẫu thuật sẽ giúp bạn quyết định phương pháp nào phù hợp.

Quá trình phục hồi sau hút mỡ

Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, đặc biệt là trong vài ngày đầu sau khi hút mỡ. Bị sưng nề và bầm tím nên bạn sẽ cần một vài ngày nghỉ ngơi trước khi quay trở lại làm việc. Bệnh nhân nên nghỉ từ ba đến bảy ngày sau khi hút mỡ, tùy thuộc vào diện tích hút mỡ và khả năng chịu đau. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn.

Hầu hết các bác sĩ chỉ định bệnh nhân đeo gen nịt, băng ép (compression garment) để giảm sưng nề và bầm tím, giúp ép chặt da với mô bên dưới ngăn ngừa tụ dịch và tăng tốc độ chữa lành. Các bác sĩ khuyên mặc quần áo nịt 24/7 (chỉ cởi ra khi tắm) trong ít nhất 2 tuần đầu và sau đó giảm dần số giờ mặc từ tuần thứ 3. Ngoài ra băng ép/gen nịt cũng giúp giảm bớt sự khó chịu trong quá trình hồi phục. Bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ trực tiếp điều trị.

Một số bác sĩ phẫu thuật khuyên nên mát xa hệ bạch huyết bắt đầu từ khoảng 4 tuần sau hút mỡ, để giúp thoát dịch và giảm sưng nề. Nếu được làm bởi một nhà trị liệu chuyên về massage sau phẫu thuật, quá trình hồi phục sẽ nhanh hơn và ngăn ngừa các biến chứng.

Khi được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ kinh nghiệm, hút mỡ hiếm khi có biến chứng. Bạn có thể bị sưng, bầm tím cũng như bị tê và đau dây thần kinh. Vùng được điều trị cũng có thể cảm thấy cứng do sưng. Tất cả vấn đề này sẽ cải thiện trong vòng sáu tuần.

Không có gì lạ nếu thấy các vùng cứng dưới da khi sưng nề đã giảm xuống. Vấn đề này sẽ cải thiện sau một vài tuần, và mặc quần áo nịt có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng nổi cục này.

Ít gặp hơn, bệnh nhân có thể bị tụ máu (ổ tụ máu tạm thời dưới da) hoặc tụ dịch (một túi chất lỏng dưới da cần phải dẫn lưu thoát dịch); thay đổi màu da hoặc thay đổi cảm giác; hoặc sẹo do bỏng nhiệt (ở trên da hoặc nằm dưới da - thường chỉ xảy ra với với hút mỡ bằng laser và siêu âm nếu không sử dụng bộ cổng vào skin ports). Nếu bạn lo lắng về bất cứ điều gì trong quá trình hồi phục, hãy gọi thông báo với bác sĩ.

Khi nào thì thấy kết quả và kết quả hút mỡ giữ được trong bao lâu?

Bạn có thể thấy đường nét cơ thể cải thiện ngay lập tức (ví dụ, nếu bạn đã hút mỡ 2 bên hông), nhưng thường kết quả sẽ bị lu mờ đi vài ngày sau đó do sưng nề. Sưng sẽ cải thiện đáng kể sau 6 tuần và tiếp tục giảm trong sáu tháng tới. Nếu bạn nghĩ rằng cần hút mỡ bổ sung để có được kết quả như mong muốn, hãy đợi ít nhất 6 tháng để sưng nề giảm bớt, sau đó đánh giá tình hình với bác sĩ. Cần lưu ý sau khi hút mỡ rằng quá trình hồi phục vẫn đang tiếp tục và kết quả sẽ tốt hơn trong một năm.

Một số người cần phải hút mỡ chỉnh sửa lần 2 do kết quả của lần hút mỡ lần đầu bị hỏng. Sự bất đối xứng giữa 2 bên hút mỡ, da bị lồi lõm thường là các lý do phổ biến cần chỉnh sửa. Hút mỡ chỉnh sửa thường cần thiết, hoặc là do kỹ thuật của bác sĩ làm lần đầu kém, hoặc do cơ địa lành thương của bệnh nhân không tốt.

Sau hút mỡ nếu bạn duy trì cân nặng ổn định thì kết quả sẽ giữ được lâu. Nhưng nếu bạn tăng cân thậm chí khoảng 2,5 kg thì các tế bào mỡ ở các khu vực khác trên cơ thể cũng như những tế bào còn sót lại trong khu vực được điều trị sẽ phát triển lớn hơn, làm giảm kết quả. Trong trường hợp tăng cân nhiều, các tế bào mỡ mới có thể phát triển khắp cơ thể, bao gồm cả ở các khu vực được điều trị, mặc dù khu vực đó vẫn sẽ đẹp hơn so với lúc không hút mỡ.

Các bác sĩ luôn nhấn mạnh rằng nếu bạn không giữ chế độ ăn uống lành mạnh và không tập thể dục thì tăng cân sau hút mỡ thực sự gây vấn đề. Phẫu thuật gây đau nhức và bệnh nhân thường bị hạn chế tập luyện trong một khoảng thời gian sau phẫu thuật. Điều này giải thích cho việc tăng cân thường gặp ngay sau đó. Nhưng điều quan trọng là bạn phải quay lại thói quen tập thể dục ngay khi có thể.

Bệnh nhân không nên tự tin và thỏa mãn thái quá vào vóc dáng mới, họ nên có kế vận động tích cực hơn và ăn uống lành mạnh hơn sau phẫu thuật so với trước đây.

Hút mỡ giá bao nhiêu?

Hút mỡ có mức giá khác nhau tùy theo vùng hút. Nếu hút nhiều vùng giá sẽ cao hơn so với hút 1 vùng hoặc chỉ hút vùng nhỏ. Nếu hút mỡ kết hợp với phẫu thuật tạo hình thành bụng thì mức chi phí sẽ cao hơn.

Dưới đây là bảng giá hút mỡ trung bình (tham khảo), mức giá thực tế sẽ khác nhau giữa các bệnh viện.

  • Hút mỡ bụng & ụ hông/eo: 60 - 80 triệu
  • Hút mỡ bụng (vùng bụng trên và bụng dưới): 45 triệu
  • Hút mỡ ụ hông (eo): 30 triệu
  • Hút mỡ nọng cằm: 25 - 30 triệu
  • Hút mỡ bắp tay: 30 triệu
  • Hút mỡ đùi: 60 triệu
  • Hút mỡ bắp chân: 35 triệu
  • Hút mỡ lưng: 30 triệu
  • Hút mỡ vùng nách: 30 triệu
  • Hút mỡ kết hợp tạo hình thành bụng: 50 - 100 triệu

Các lựa chọn khác thay thế cho hút mỡ

Các phương pháp giảm mỡ không phẫu thuật cũng có thể điều trị các túi mỡ nhỏ, nhưng hầu hết khách hàng xếp hạng kết quả thấp hơn so với hút mỡ. Các phương pháp này thường cần điều trị nhiều lần, trong nhiều tháng, và kết quả thường không ấn tượng như hút mỡ. Sau mỗi lần điều trị, cơ thể sẽ đào thải các tế bào mỡ chết theo thời gian. Nhiều bác sĩ cho rằng ở bệnh nhân đã giảm mỡ không phẫu thuật và sau đó chuyển sang hút mỡ sẽ khó điều trị hơn, do nhiều sẹo bên trong. Lúc đó có thể kết quả hút mỡ sẽ không được tối ưu.

  • Nhiệt laser hủy mỡ SculpSure: Công nghệ tạo ra nhiệt phá hủy các tế bào mỡ trong quá trình điều trị 25 phút, có thể điều trị được nhiều khu vực cùng lúc. Có rất ít tác dụng phụ và không cần nghỉ ngơi sau đó. Cần lưu ý rằng bạn sẽ phải đợi đến ba tháng để xem kết quả đầy đủ và bạn có thể cần hai hoặc nhiều lần điều trị để đạt được kết quả mong muốn.
  • Đông hủy mỡ CoolSculpting phá hủy các túi mỡ nhỏ bằng cách đóng băng các tế bào mỡ. Sau một đợt điều trị, khoảng 25% tế bào mỡ trong vùng điều trị sẽ tiêu dần dần. Mất khoảng một tháng để bắt đầu thấy kết quả, với cải thiện hoàn toàn sau 20 tuần. Vào thời điểm đó, nhiều bệnh nhân điều trị lần hai để có được kết quả mong muốn. Có một số báo cáo về biến chứng tăng sản mỡ bất thường (xuất hiện khối mỡ cứng) ở các khu vực được điều trị, đòi hỏi phải hút mỡ để chỉnh sửa.
  • Vanquish sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để làm tan các tế bào mỡ, trong một quy trình không đau kéo dài khoảng 45 phút. Bạn phải chờ khoảng hai tuần để bắt đầu thấy sự khác biệt, với kết quả đầy đủ sau bốn đến tám tuần, và hầu hết mọi người cần bốn hoặc nhiều lần điều trị để có kết quả như mong muốn. Nó có xếp hạng thấp hơn so với CoolSculpting hoặc Sculpsure.

Biến chứng

Hút mỡ là một trong các kỹ thuật thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay, một phần cũng là nhờ vào mức độ an toàn cao nếu được thực hiện trong bệnh viện bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

Tỉ lệ biến chứng của hút mỡ là vô cùng thấp, đa phần là các vấn đề nhẹ xảy ra tạm thời tại vùng phẫu thuật như sưng nề, bầm tím, lồi lõm không đều. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra các biến chứng toàn thân như ngộ độc thuốc tê, huyết khối tĩnh mạch sâu gây tắc mạch phổi,..đây là các biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong, và thực tế ở Việt Nam đã gặp phải.

Một số vấn đề, biến chứng có thể gặp sau hút mỡ:

  • Sưng nề: thực tế không phải là biến chứng mà là vấn đề gặp phải ở 100% sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Ngay sau hút mỡ thân hình khách hàng thon gọn đẹp, nhưng vài ngày sau đó lại thấy thân hình to lên như trước lúc phẫu thuật - là do sưng nề. Sưng nề chạm đỉnh trong tuần đầu tiên, hoặc cũng có thể tăng sưng nhẹ trong 10-14 ngày sau khi sưng nề chạm đỉnh trong vài ngày đầu. Sau 2-3 tuần thì sưng nề bắt đầu giảm dần, kết quả cuối cùng thường cần chờ từ 3-6 tháng.
  • Bầm tím cũng thường gặp. Phẫu thuật đều ít nhiều gây tổn thương đến mạch máu, những mao mạch nhỏ li ti ở bề mặt da có thể vỡ tạo ra các mảng màu bầm. Bầm tím là biến chứng nhẹ, không cần điều trị và nó sẽ tự hết. Ban đầu bầm tím sẽ có màu đỏ, sau chuyển dần sang xanh, vàng, ..đến 10-14 ngày chuyển sang nâu nhạt và biến mất. Tuy nhiên cần phân biệt bầm tím với ổ tụ máu.
  • Tụ dịch:
  • Bỏng da, hoại tử da
  • Lồi lõm không đều
  • Tê, đau, dị cảm da sau hút mỡ
bam tim sau hut mo
Hình ảnh bầm tím sau hút mỡ bụng, hông eo
bong da hoai tu da
Hình ảnh biến chứng hoại tử da sau hút mỡ bụng
loi lom khong deu sau hut mo
Hình ảnh biến chứng lồi lõm không đều sau hút mỡ bụng

Các câu hỏi thường gặp

Hút mỡ bụng có duy trì kết quả vĩnh viễn không, sau này bụng có to trở lại không?

Các tế bào mỡ sau khi được hút ra sẽ mất đi vĩnh viễn, giúp bạn giảm được size vòng bụng. Tuy nhiên nếu bạn không duy trì lối sống lành mạnh, thì các tế bào mỡ còn lại sẽ phát triển tăng kích thước và mỡ bụng lại tái lập. Chính vì thế các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh để giữ được vóc dáng lâu dài.

Sưng nề sau hút mỡ bụng kéo dài bao lâu, bao giờ thì bụng sẽ gọn đẹp?

Có khá nhiều bệnh nhân gặp phải điều này: ngay sau hút mỡ dáng bụng rất gọn đẹp, nhưng vài ngày sau đó thì bụng lại to lên. Điều này là do sưng nề, vì sưng nề sẽ lên đỉnh điểm trong tuần đầu tiên rồi giảm nhiều trong vòng 6-8 tuần tiếp theo. Thông thường sau 3 tháng thì sưng nề đã giảm gần hết và bạn có thể thấy được dáng bụng của mình ở thời điểm này. Tuy nhiên vẫn còn chút sưng nề còn lại sẽ giải quyết hết từ 6 tháng -12 tháng và đó cùng là thời gian cần thiết để da co lại sau hút mỡ. Vì vậy muốn biết kết quả cuối cùng thì bạn nên đợi từ 6 tháng -12 tháng.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm

Tìm hiểu thêm về:

Tổng số điểm của bài viết là: 125 trong 26 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Hút mỡ siêu âm VASER có phải là phương pháp tốt nhất để thu gọn ngực ở nam giới?
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1206 lượt xem

Vì sao VASER thường được sử dụng để điều trị cho nam giới hơn phương pháp hút mỡ truyền thống?

Hai tháng sau khi hút mỡ cánh tay mà tôi vẫn không thấy có kết quả gì, cánh tay bị tụ dịch và trông to hơn trước, như vậy là sao?
Hai tháng sau khi hút mỡ cánh tay mà tôi vẫn không thấy có kết quả gì, cánh tay bị tụ dịch và trông to hơn trước, như vậy là sao?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  995 lượt xem

Tôi đã làm hút mỡ cánh tay được hai tháng. Tôi bị tụ dịch, cánh tay trông còn to hơn trước khi tôi làm hút mỡ. Bác sĩ nói bác sĩ đã hút bỏ rất nhiều mỡ. Phần bắp tay vẫn đang bị tê. Khi nào tôi mới nhìn thấy kết quả từ hút mỡ? Tôi rất không hài lòng với kết quả. Tuần sau tôi sẽ đi rút dịch từ ổ tụ dịch bằng ống tiêm với trợ giúp của siêu âm. Tôi chưa thấy có kết quả gì khả quan. Muốn làm chỉnh sửa thì cần đạt các tiêu chuẩn gì? Có ai từng gặp trường hợp này chưa?

Bụng bị phình to sau hút mỡ - có phải là kết quả cuối cùng không?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1202 lượt xem

Hai tuần trước, bác sĩ phẫu thuật của tôi đã loại bỏ 300 ml dịch và bụng tôi phẳng lỳ. Hôm nay, vào tuần thứ 4 sau phẫu thuật hút mỡ, tôi quay trở lại gặp bác sĩ để xem mình có cần rút thêm dịch nữa không. Bụng tôi trông to và nó lắc qua lắc lại như kiểu gợn sóng. Không đau lắm và có cảm giác như có một quả bóng nước nho nhỏ bên trong. Khi tôi ấn vào một bên, thì bên đối diện phồng lên. Bác sĩ của tôi đã cắm ống tiêm vào một điểm, nhưng không rút được gì. Theo bác sĩ thì tôi không còn bị tụ dịch nữa. Tại sao bụng tôi lại đột nhiên to ra? Đây có phải kết quả cuối cùng không? Có phải bụng bị phình do đến kỳ kinh nguyệt không? Trông tôi như mang bầu 4 tháng vậy.

Nổi các vết bầm tím mới và sưng nề thêm ở cổ chân/bàn chân sau hút mỡ hai má đùi 10 ngày trước – đây có phải dấu hiệu xấu không?
Nổi các vết bầm tím mới và sưng nề thêm ở cổ chân/bàn chân sau hút mỡ hai má đùi 10 ngày trước – đây có phải dấu hiệu xấu không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  3472 lượt xem

Tôi đã làm hút mỡ ở hai bên má đùi và đầu gối 10 ngày trước. Trước khi làm phẫu thuật tôi nặng 67 kg và bác sĩ đã loại bỏ 5 lít mỡ/dịch từ chân của tôi trong quá trình phẫu thuật. Hôm qua, ngày thứ 9, tôi nhận ra có những vết bầm tím mới ở cổ chân và trên mu bàn chân, cộng thêm sưng nề. Đúng là tôi có tiền sử dễ bị bầm tím, nhưng tôi có nên lo lắng về sự xuất hiện của bầm tím/sưng nề mới này không? Hay đây chỉ là ảnh hưởng bình thường sau hút mỡ?

Tôi sắp làm hút mỡ đùi và lườn (hai nơi tích mỡ đầu tiên trên cơ thể), nhưng không hút mỡ bụng dưới (nơi thường tích mỡ thứ hai sau hai chỗ kia). Liệu sau này tôi có hối hận không?
  •  3 năm trước
  •  7 trả lời
  •  690 lượt xem

Hiện tôi đã lên lịch làm hút mỡ ở đùi ngoài/lườn cùng lúc với treo ngực sa trễ vào tháng sau. Vì tôi thường tăng cân ở đùi/lườn trước sau đó mới béo ra ở bụng dưới, thì liệu sau này tôi có hối hận vì không hút mỡ cả bụng dưới không? Tôi lo là dù đã trải qua đau đớn và nhọc công hồi phục sau phẫu thuật, nhưng cuối cùng bụng sẽ lại có ngấn và tôi vẫn sẽ không thấy hài lòng với cơ thể của mình. Xin các bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Nên loại bỏ bao nhiêu mỡ khi hút mỡ bụng, chỉ 500ml liệu đủ không?
Nên loại bỏ bao nhiêu mỡ khi hút mỡ bụng, chỉ 500ml liệu đủ không?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  882 lượt xem

Cao 1m64, nặng 56 kg, nữ 22 tuổi. Tôi muốn tìm thêm ý kiến khách quan từ người khác. Bác sĩ của tôi nói rằng sẽ loại bỏ 500 ml mỡ hoặc nhỉnh hơn đó một chút, từ bụng và hông của tôi. Từ những gì tôi đọc được trên trang này, nhiều bệnh nhân khác hút nhiều mỡ hơn con số kia. Tôi không hề nghĩ cơ thể mình chỉ cần loại bỏ ít mỡ đến thế, nếu không tôi đã không tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ.

Đau hông tận 1 năm sau hút mỡ thể tích nhỏ - chuyện gì đã xảy ra?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  518 lượt xem

Một năm trước tôi đã hút mỡ thể tích nhỏ ở hai hông. Vết bầm ở bên hông trái rất tệ, gấp nhiều lần so với bên phải, tôi còn bị đau nhói mạnh ngay từ đầu và đôi khi không thể nằm nghiêng sang trái. Tôi đã trao đổi với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và bác sĩ gia đình của tôi ngay từ những ngày đầu, cả hai đều bảo tất cả đều ổn. Sau đó cơn đau đã biến mất, nhưng bây giờ nó đã quay lại. Đau nhói mạnh, có cảm giác bỏng rát, có những ngày còn phải đi tập tễnh vì khó chịu. Tôi rất mảnh khảnh và chỉ hút 100ml ở mỗi bên. Hiện tượng này nghe có bình thường không?

Tôi nặng 70kg, đang giảm cân, đã có hai con và 33 tuổi, tôi có thể hút mỡ thay vì làm tạo hình thành bụng không?
Tôi nặng 70kg, đang giảm cân, đã có hai con và 33 tuổi, tôi có thể hút mỡ thay vì làm tạo hình thành bụng không?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  899 lượt xem

Tôi cao 1m58, nặng 70kg và vẫn đang giảm cân. Tôi có 2 con, một 7 tuổi, một 9 tuổi và tôi 33 tuổi. Tôi thực sự không muốn làm tạo hình thành bụng. Bụng tôi trông sẽ ra sao khi hút mỡ? Tôi vẫn còn đang tiếp tục giảm cân. Tôi không ngại những vết rạn da và một chút da thừa. Độ đàn hồi da của tôi có vẻ ổn, nhưng tôi không muốn phí tiền nếu hút mỡ không cho kết quả đẹp. Tôi có thể tìm hình ảnh những bệnh nhân tương tự như tôi ở đâu?

Bầm tím và sưng nề nhiều sau hút mỡ bụng - liệu đã thấy được kết quả cuối chưa?
Bầm tím và sưng nề nhiều sau hút mỡ bụng - liệu đã thấy được kết quả cuối chưa?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  903 lượt xem

Bốn ngày trước tôi đã làm hút mỡ bụng trên và bụng dưới. Bây giờ đã có thể thấy được kết quả cuối cùng chưa? Tôi đang bị bầm tím và sưng nề nhiều.

Có phải tôi đã bị nhiễm trùng sau hút mỡ không?
Có phải tôi đã bị nhiễm trùng sau hút mỡ không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  556 lượt xem

Vùng này của tôi bị sưng, sờ thấy nóng, đau và rất đau khi đi lại hoặc ngồi. Bây giờ nó còn bắt đầu bị ngứa nữa. Tôi đã gọi cho bác sĩ và gửi bức ảnh này qua mail, y tá bảo là không phải nhiễm trùng mà chỉ là băng dán làm da tôi bị kích ứng. Dặn tôi đừng bôi cái gì lên, nhưng nó vẫn đang rỉ dịch. Họ kê Keflex cho tôi.

Hút mỡ có làm da chảy xệ đối với bụng nhiều mỡ không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  685 lượt xem

Tôi đã sinh 5 con và bụng to, nhưng không bị chảy xệ. Da của tôi khá căng nhưng vẫn béo bụng. Tôi không muốn làm tạo hình thành bụng, chỉ riêng hút mỡ có đủ không? Liệu da tôi có bị chảy xệ sau hút mỡ không?

Hút mỡ bằng sóng siêu âm Vaser và cấy mỡ tự thân vào mông
Hút mỡ bằng sóng siêu âm Vaser và cấy mỡ tự thân vào mông
  •  6 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1183 lượt xem

Tôi muốn thực hiện hút mỡ bằng sóng siêu âm Vaser ở bụng, cấy chuyển mỡ từ cánh tay, eo và lưng vào mông để có vòng 3 to hơn. Chi phí cho quy trình này là bao nhiêu?

Những vấn đề khi hút mỡ lần hai?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  912 lượt xem

Mấy năm trước tôi đã đi hút mỡ và giờ tôi muốn đi thực hiện lần hai. Tôi muốn hỏi là lần hút mỡ thứ 2 có gì khác với lần đầu tiên không? Có thể xảy ra những vấn đề gì? Có thể dùng mỡ sau khi hút để cấy vào mông không?

Tích tụ mỡ toàn thân, cao 1m56, nặng 72kg - phương pháp giảm mỡ triệt để nhất dành cho tôi?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  866 lượt xem

Tôi không muốn giảm cân, tôi muốn giảm mỡ. Mông tôi quá to so với kích thước cơ thể, hai má đùi trong-ngoài đều có nhiều mỡ và bụng bự. Tôi không ăn nhiều. Tôi béo thế này là do tích tụ mỡ từ năm 8 tuổi. Giờ tôi đã 22 tuổi, người châu Á, cao 156 cm và nặng 72 kg. Xương của tôi to nhưng hiện tại cơ thể tôi đang có hơn 30% mỡ. Phương pháp điều trị nào sẽ là tốt nhất dành cho tôi: hút mỡ, hút mỡ điêu khắc hay còn lựa chọn nào khác? Cảm ơn các bác sĩ

Quy trình nào phù hợp với tôi? Smartlipo, hút mỡ truyền thống, CoolSculpting hay SculpSure?
  •  6 năm trước
  •  8 trả lời
  •  1104 lượt xem

Tôi là nữ, 22 tuổi, cao 1m62 và nặng 58 kg. Tôi gần như luôn nhẹ cân từ nhỏ và luôn có mỡ ở vùng eo. Tôi có sự trao đổi chất nhanh và đã tập luyện chăm chỉ để tăng cân. Tôi không muốn giảm cân mà chỉ muốn loại bỏ mỡ ở vùng eo. Tôi nên thực hiện quy trình nào để đạt được mục đích này. Tôi chỉ muốn thực hiện một quy trình. Tôi không biết liệu lượng mỡ tôi muốn loại bỏ có đòi hỏi một cái gì đó xâm lấn như phẫu thuật hút mỡ hay không.

Mông nổi cục cứng, đau sau khi hút mỡ và cấy mỡ?
Mông nổi cục cứng, đau sau khi hút mỡ và cấy mỡ?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1404 lượt xem

Tôi đã từng hút mỡ ở lưng dưới và bụng rồi cấy mỡ vào mông khoảng 4 năm trước. Một năm sau đó, tôi bị suy giáp và tăng 20kg. Phần mông của tôi bây giờ bị biến dạng và nổi hai cục cứng lớn, lúc nằm xuống rất là đau. Tôi có thể hút mỡ lần nữa để khắc phục không?

Tụ dịch không hết sau khi hút mỡ bắp tay
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  803 lượt xem

Tôi hút mỡ bắp tay được 3 tuần nhưng dịch vẫn không hết mặc dù đã lấy dịch ra rất nhiều lần và đeo gen 24/24. Như vậy tôi cần phải điều trị ở đâu và chi phí khoảng bao nhiêu để hết tình trạng này (tôi không muốn quay lại chỗ hút mỡ vì không tin tưởng nữa). Mong các bác sĩ tư vấn giúp ạ.

Lúc nghỉ ngơi nhịp tim là 52 nhịp một phút, liệu có thấp đến mức đáng ngại trước khi hút mỡ Vaser ở vùng bụng?
  •  6 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1626 lượt xem

Cuối cùng tôi cũng đã đến cuộc hẹn tiền phẫu thuật. Tôi đã thực hiện tất cả các cuộc kiểm tra, xét nghiệm máu, đo cân nặng, kiểm tra về chứng thoát vị ... bác sĩ đã kiểm tra đầy đủ. Sau tất cả các bài kiểm tra này, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nói rằng tôi cần phải thực hiện test gắng sức vì nhịp tim khi nghỉ ngơi của tôi quá thấp. Tôi không thể thực hiện quy trình này trong vài tháng tới. Câu hỏi đặt ra là: nhịp tim khi nghỉ là 52 nhịp một phút có phải là vấn đề đáng lo ngại nếu thực hiện một quy trình dưới hình thức gây tê tại chỗ hay không? Quy trình tôi muốn thực hiện là hút mỡ Vaser trên bụng và đùi.

Bao lâu sau khi hút mỡ bằng sóng siêu âm thì có thể bắt đầu mát-xa hệ bạch huyết?
  •  6 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1339 lượt xem

1 ngày sau khi phẫu thuật tôi sẽ được gia đình đưa đến một thẩm mỹ viện phục hồi, nơi này có cung cấp các dịch vụ mat-xa hồi phục và tôi sẽ ở đấy khoảng 10 ngày? Như vậy liệu có mát- xa sớm quá không. Xin cảm ơn.

Nên xử lý mỡ thừa ở bụng bằng hút mỡ hay tạo hình thành bụng mini?
Nên xử lý mỡ thừa ở bụng bằng hút mỡ hay tạo hình thành bụng mini?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  628 lượt xem

Vùng da bên dưới rốn của tôi có bị rạn nhưng rất ít, dù sao tôi cũng không bận tâm về chúng lắm. Tôi cũng có sẹo mổ lấy thai mờ. Mỡ bụng mới là thứ tôi mong muốn điều trị. Hút mỡ dùng laser hỗ trợ có phải là phương án tốt nhất dành cho tôi không, hay tôi cần làm cả tạo hình thành bụng mini nữa?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây