Tụ dịch sau hút mỡ: nguyên nhân và cách xử lý
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Tụ dịch sau hút mỡ là gì
Hiện tượng tụ dịch là một biến chứng phổ biến sau rất nhiều ca phẫu thuật, bao gồm hút mỡ.
Tụ dịch là sự tích tụ dịch thể trong suốt có màu vàng nhạt bên dưới da. Dịch thường không hình thành ngay lập tức, mà tích tụ dần trong vài tuần sau hút mỡ, đặc biệt là hút mỡ thể tích lớn. Thường thì nó sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đôi khi có thể kéo dài dai dẳng gây khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân, buộc bác sĩ phải có các biện pháp can thiệp. Tụ dịch có thể tái phát và có nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, tụ dịch đóng trong nang...
Tụ dịch dưới da trông như một khối u, khá mềm ở giai đoạn đầu, có thể trở nên cứng hơn. Trong một số trường hợp, chạm vào vùng tụ dịch có thể gây đau, cảm giác nóng hơn xung quanh và có thể đi kèm với ban đỏ trên da. Tụ dịch sau hút mỡ thường hay xuất hiện nhất ở khu vực thân dưới, tức vùng lưng dưới, trước/sau đùi và vùng bụng dưới.
Nguyên nhân gây tụ dịch
Lớp nông bên dưới da có một hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết nằm bên trên cơ và mạc cơ. Trong lúc hút mỡ, hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết này có thể bị tổn thương, khiến chúng không thể thực hiện chức năng dẫn dịch như bình thường. Dịch không được dẫn lưu ứ đọng lại tại khu vực phẫu thuật, gây khó chịu, bất tiện và đau; trong một số trường hợp còn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ của ca phẫu thuật.
Với hút mỡ, những yếu tố được ám chỉ gây tụ dịch có thể kể đến như: sử dụng ống cannula to, dùng các thiết bị sóng siêu âm hoặc hút mỡ bằng máy trợ lực, cũng như hút mỡ một cách thô bạo. Bệnh nhân nào có lớp mỡ càng dày thì nguy cơ bị tụ dịch hậu phẫu càng cao, do họ thường có khoang trống lớn dưới da sau hút mỡ. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, nếu băng ép/đồ nịt cung cấp cho bệnh nhân không phù hợp (rộng/lỏng) hoặc nếu bệnh nhân liên tục tháo băng ép rồi quấn lại thì cũng có thể góp phần hình thành tụ dịch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy hút mỡ bằng sóng siêu âm (ULA) có số trường hợp bị tụ dịch cao hơn.
Thời gian tụ dịch
Bệnh nhân sẽ phát hiện tụ dịch (nếu có) sau phẫu thuật 5-7 ngày, có kha khá trường hợp phát hiện tụ dịch sau vài tuần. Biến chứng này thường kéo dài từ vài ngày, vài tuần đến vài tháng, con số phổ biến nhất hay được các bác sĩ đưa ra là 6-8 tuần hoặc 3-4 tháng. Tụ dịch kích thước lớn thì lâu khỏi hơn tụ dịch cỡ vừa và nhỏ.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Như đã nói ở trên, tụ dịch có thể tự khỏi mà không cần điều trị khi cơ thể hồi phục và các hệ thống mạch máu/mạch bạch huyết hoạt động trở lại. Tất nhiên, hãy luôn thông báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ tụ dịch (cảm thấy lùng nhùng như có nước dưới da, da lồi, ấn thấy mềm hoặc gợn sóng...), để được theo dõi và can thiệp kịp thời.
Mặc dù nói là thế, nhưng tụ dịch vẫn có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn và cần sự can thiệp chủ động hơn từ bác sĩ, thường là với sự xuất hiện của một số biểu hiện sau (chỉ nên tham khảo vì có thể không đủ, hãy báo cho bác sĩ khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào):
- Bị sốt 38° hoặc cao hơn, hoặc căn cứ vào lời dặn của bác sĩ
- Vùng da quanh vùng tụ dịch bị nóng
- Đau rát nhiều hơn
- Đỏ tấy hoặc sưng viêm tệ hơn
Ngoài ra, hãy liên lạc ngay cho bác sĩ nếu thấy có dịch chảy ra màu trắng hoặc đỏ đậm của máu (dịch trong suốt vàng nhạt hoặc hơi nhuốm màu máu giai đoạn đầu là bình thường), nhịp tim đập nhanh, thở gấp.
Ngăn ngừa tụ dịch sau hút mỡ
Để ngăn ngừa tụ dịch sau hút mỡ, biện pháp phổ biến nhất và cũng hiệu quả nhất chính là mặc băng ép/đồ nịt. Đa phần các bác sĩ yêu cầu đeo băng ép/đồ nịt 24/7 (trừ lúc tắm và tháo ra để giặt) trong giai đoạn đầu, sau đó là mặc 12 tiếng mỗi ngày trong những tuần tiếp theo. Yêu cầu của mỗi bác sĩ một khác, nhưng “giai đoạn đầu” có thể được hiểu là 1-3 tuần đầu.
Thời gian bệnh nhân phải mặc đồ nịt còn tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của mỗi người, nếu bạn hồi phục nhanh thì bạn có thể sớm bỏ đồ nịt, nhưng nếu vẫn còn biến chứng, khó chịu khi tháo đồ nịt thì bạn có thể được yêu cầu tiếp tục mặc.
Ngoài chức năng ngăn ngừa tụ dịch, băng ép/đồ nịt cũng cho thấy khả năng hỗ trợ loại bỏ tụ dịch kích thước vừa và nhỏ. Có bác sĩ nhận thấy, khi mới phát hiện tụ dịch, nếu cung cấp thêm miếng đệm lót hỗ trợ vào khu vực đó thì nhiều trường hợp bệnh nhân khỏi tụ dịch sau 7-10 ngày.
Ống dẫn lưu là một biện pháp ngăn ngừa tụ dịch phổ biến khác, tuy nhiên nó thường được áp dụng với các thủ thuật xâm lấn hơn (nâng ngực, tạo hình thành bụng...) và vẫn được dùng cho hút mỡ nhưng rất ít bác sĩ áp dụng cách này. Thay vào đó, một số bác sĩ chọn không khâu vết rạch dùng để luồn ống cannula, mà để hở (nếu vết rạch nhỏ) hoặc khép lại bằng các mũi khâu rời lỏng (nếu vết rạch dài hơn), để nó đóng vai trò như lỗ thoát dịch trong những ngay đầu sau hút mỡ.
Điều trị tụ dịch sau hút mỡ
Tùy vào kích thước tụ dịch mà quyết định phương pháp điều trị. Cơ thể thường có khả năng tự hấp thụ dịch tụ sau một thời gian, vậy nên với dịch tụ cỡ nhỏ thì chỉ cần theo dõi và đợi nó tự hết. Cá nhân bạn có thể áp dụng một số biện pháp để thúc đẩy dẫn lưu dịch như:
- Mát-xa khu vực tụ dịch (nếu không gây khó chịu hay đau đớn) theo hướng từ dưới lên và từ giữa sang hai bên.
- Hạn chế ăn muối, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Đi lại nhẹ nhàng, nhưng tránh vận động mạnh hoặc đột ngột.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Còn dịch tụ lớn hơn, vượt quá khả năng hấp thụ của cơ thể, thì có thể được điều trị bằng phương pháp rút dịch bằng ống tiêm tiệt trùng, dưới sự trợ giúp của siêu âm. Bác sĩ có thể lặp lại biện pháp này nhiều lần nếu cơ thể không ngừng tiết dịch, cho đến khi dịch tiết ra ít hơn khả năng hấp thụ của cơ thể và không cần hỗ trợ rút dịch nữa.
Uống thuốc không chữa tụ dịch, nhưng có thể bạn sẽ được kê thuốc để giảm bớt sự khó chịu, đau. Ngoài ra, tụ dịch cũng có khả năng bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Nếu rút dịch bằng ống tiêm thất bại, hoặc tụ dịch dai dẳng đã hình thành nang bao bọc xung quanh khiến cơ thể không thể tự dẫn lưu và dịch tụ có nguy cơ tồn tại mãi mãi, thì bác sĩ có thể buộc phải rạch mổ để dẫn lưu dịch ra ngoài hoặc cắt bỏ hoàn toàn khoang tụ dịch.
- 5 trả lời
- 1302 lượt xem
Hình như tôi bị tụ dịch, vì có một túi dịch ở một trong những vùng tôi đã làm hút mỡ. Tôi có cần phải tới gặp bác sĩ không? Hay là tôi có thể tự rút dịch ở nhà (bằng ống tiêm)?
- 5 trả lời
- 1319 lượt xem
Xin các bác sĩ cho tôi lời khuyên.
- 3 trả lời
- 1256 lượt xem
Tôi đã hút mỡ ở bụng, ụ hông, phần trên má ngoài đùi, phần trên má sau đùi... khi tôi tập luyện hay làm những động tác nhảy thì có cảm giác như có bóng nước nảy lên, nảy xuống ở lưng dưới. Nó rất khó chịu. Điều này có bình thường không? Bụng tôi vẫn còn hơi đau. Đã hút mỡ lâu thế rồi, sao vẫn còn gặp những vấn đề này.
- 6 trả lời
- 1100 lượt xem
Khối máu đông và tụ dịch sau hút mỡ có dễ xảy ra không? Tôi cần phải đứng lên đi lại và di chuyển thường xuyên đến mức nào sau phẫu thuật để tránh hình thành cục máu đông? Tôi không muốn phải đi lại quá nhiều, nhưng đồng thời cũng không muốn nằm bẹp trên giường.
- 4 trả lời
- 1793 lượt xem
Vùng thắt lưng của tôi có một ổ tụ dịch, tôi đã đi rút dịch hai lần. Vùng đó có những chỗ lồi lõm không đều nên tôi dùng con lăn để lăn khắp vùng, nhằm làm phẳng nó, đến ngày hôm sau thì vùng đó bắt đầu bị bầm tím. Bây giờ ổ tụ dịch đang ngày càng to ra, cứng lại. Tôi lo là nó sẽ như vậy vĩnh viễn. Nhìn thì có vẻ nó không có nhiều dịch tích tụ như lúc trước, nhưng nó ngày một lan ra và cứng hơn. Xin các bác sĩ hãy cho tôi lời khuyên.
- 5 trả lời
- 922 lượt xem
Khoảng 11 ngày trước tôi đã làm hút mỡ. Sau khi rút ống dẫn lưu, một bên bụng của tôi bắt đầu hình thành ổ tụ dịch. Đến giờ tôi đã rút dịch bằng ống tiêm hai lần trong vòng 5 ngày. Dường như cứ đến đêm hôm rút dịch hoặc ngay sáng hôm sau, dịch lại bắt đầu tích tụ trở lại. Cả hai lần tôi đều rút được 150 ml. Như thế có nhiều quá không? Tôi còn phải rút dịch bao nhiêu lần nữa? Tôi từng đọc là rất hiếm khi phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để khâu đóng khoang tụ dịch ở bụng. Liệu nó có tiến triển đến mức đấy không?
- 5 trả lời
- 1280 lượt xem
Hai tuần trước, bác sĩ phẫu thuật của tôi đã loại bỏ 300 ml dịch và bụng tôi phẳng lỳ. Hôm nay, vào tuần thứ 4 sau phẫu thuật hút mỡ, tôi quay trở lại gặp bác sĩ để xem mình có cần rút thêm dịch nữa không. Bụng tôi trông to và nó lắc qua lắc lại như kiểu gợn sóng. Không đau lắm và có cảm giác như có một quả bóng nước nho nhỏ bên trong. Khi tôi ấn vào một bên, thì bên đối diện phồng lên. Bác sĩ của tôi đã cắm ống tiêm vào một điểm, nhưng không rút được gì. Theo bác sĩ thì tôi không còn bị tụ dịch nữa. Tại sao bụng tôi lại đột nhiên to ra? Đây có phải kết quả cuối cùng không? Có phải bụng bị phình do đến kỳ kinh nguyệt không? Trông tôi như mang bầu 4 tháng vậy.
- 2 trả lời
- 861 lượt xem
Tôi vừa tròn 6 tuần sau hút mỡ và hình thành tụ dịch gần như ngay sau khi tháo ống dẫn lưu. Dịch được rút ra mỗi ngày trong khoảng 3 tuần. Bây giờ không còn dịch nữa, nhưng có một vùng mô sẹo cứng nhô ra tại chỗ đó. Bác sĩ bảo hãy tiếp tục mát-xa và nó sẽ biến mất trong vài tuần. Tôi không tin là mát-xa có thể làm tan mô sẹo. Tôi có thể điều trị bằng cách nào khác?
- 5 trả lời
- 741 lượt xem
16 ngày trước tôi đã hút mỡ má đùi ngoài và nhận thấy một túi dịch khá đau khi chạm và có cảm giác nóng. Tôi được biết là nếu có ổ tụ dịch thì cần dẫn lưu trước khi xảy ra nhiễm trùng; liệu có phải tôi đã bị tụ dịch không? Chân tôi trông rất ổn, ngoại trừ bị thâm xanh đen, có điều túi dịch nhô ra này quá gây chú ý. Cảm ơn các bác sĩ đã cho lời khuyên.
Sưng nề là vấn đề phổ biến nhất sau hút mỡ, thường được dự liệu trước và có các biện pháp giúp giảm thiểu ngay sau phẫu thuật.
Tử vong do hút mỡ có 5 nguyên nhân chủ yếu
Một số quy tắc giúp tránh tăng cân sau hút mỡ
Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các thế hệ máy hút mỡ công nghệ sóng siêu âm
- 3 trả lời
- 1258 lượt xem
Sau hút mỡ cánh tay, khi nào thì sưng và cảm giác cứng đờ mới khỏi? Nếu bị tê, thì khi hết sưng cảm giác tê có hết không?
- 5 trả lời
- 1319 lượt xem
Xin các bác sĩ cho tôi lời khuyên.
- 4 trả lời
- 939 lượt xem
Tôi đã làm hút mỡ và điêu khắc cơ bụng khoảng 20 ngày trước. Kết quả thì tuyệt vời, nhưng mấy ngày vừa qua tôi bị tụ dịch. Tôi có thể vuốt dịch chảy xuống giữa bụng, vào một cái túi dịch đã hình thành ở bên phải rốn của tôi. Tôi vừa rút được 15ml dịch có màu hơi đỏ từ cái túi đó. Hiện tôi đang dùng đồ nịt và hạn chế hoạt động. Không có dấu hiệu nhiễm trùng. Tôi có thể làm gì thêm ngoài mặc đồ nịt và rút dịch? Hiện bác sĩ của tôi đang đi vắng.
- 8 trả lời
- 1676 lượt xem
Tôi là một phụ nữ khá mảnh dẻ, 27 tuổi và nặng 54kg, tuy nhiên gặp vấn đề với túi mỡ ở dưới cằm. Tôi rất sợ phẫu thuật, nhưng đang có dự định hút mỡ công nghệ laser Smartlipo vì đây là quy trình nhẹ nhàng. Liệu đây có phải là quyết định đúng đắn đối với tôi không? Ngoài ra, tôi thấy rất nhiều nơi cung cấp quy trình Smartlipo, có voucher khuyến mãi nữa, đây có phải là quy trình dễ thực hiện ở bất cứ đâu hay không, hay là tốt nhất phải gặp một bác sĩ hàng đầu. Chi phí sẽ như thế nào?
- 5 trả lời
- 2707 lượt xem
Cách đây 4 năm tôi đã sinh một bé nặng 4,5 kg bằng phương pháp sinh mổ. Sau đó tôi có rất nhiều vết rạn da và da thừa trên bụng. Hai ngày trước tôi đi đến một buổi tham vấn thực hiện hút mỡ VASER, ông ấy rất đáng mến và chân thành, nhưng ông ấy nói ông sẽ không bao giờ có thể mang lại cho tôi một thân hình bikini và tôi cần thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng mới đạt được điều đó. Liệu điều này đúng không? Nếu tôi cứ thực hiện hút mỡ bằng siêu âm VASER thì sẽ vẫn còn da thừa lỏng lẻo? Tôi thực sự không muốn phẫu thuật tạo hình bụng, có quy trình nào khác không?