Tử vong khi hút mỡ, đâu là nguyên nhân?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Hút mỡ và tử vong
Hút mỡ quả thực rất an toàn và hiệu quả trong việc loại bỏ phần mỡ thừa dai dẳng khiến nhiều người đau đầu. Tuy nhiên, như mọi thủ thuật phẫu thuật khác, hút mỡ vẫn có thể đi kèm biến chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến tử vong.
Tuy rằng tỉ lệ tử vong do hút mỡ là vô cùng thấp, nhưng chỉ riêng việc nó có tồn tại cũng đủ khiến các bác sĩ và các nhà nghiên cứu phải bận tâm. Khi tìm hiểu, người ta biết được có 5 nguyên nhân nghiêm trọng nhất dẫn đến tử vong sau hút mỡ:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi
- Tắc mạch mỡ
- Phù phổi
- Ngộ độc thuốc gây tê
- Tổn thương nội tạng
Mỗi nguyên nhân trên hình thành do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tài năng của bác sĩ. Chính vì vậy, một lần nữa, việc chọn lựa bác sĩ chính là chìa khóa để có một ca hút mỡ thành công và an toàn.
Huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi
Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Biến chứng nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch theo dòng máu tĩnh mạch đổ về tim, tim bóp tống cục máu đông lên phổi, do hệ thống mạch máu tại phổi nhỏ nên cục máu đông không di chuyển được gây tắc mạch phổi.
Biến chứng nặng phổ biến nhất dẫn có thể dẫn đến tử vong ở bệnh nhân làm hút mỡ là thuyên tắc phổi, chiếm tới hơn 23% (có tài liệu ghi nhận lên đến 25%) số vụ tử vong. Huyết khối hình thành thứ phát do ba yếu tố: ứ máu tĩnh mạch, tổn thương mạch máu và tăng đông máu. Mà chỉ cần một trong ba yêu tố trên là đủ để kích hoạt quá trình đông máu. Trong lúc làm phẫu thuật, tình trạng ứ máu dễ xảy ra do thuốc gây tê/gây mê, nằm ở tư thế nằm ngửa và cố định. Bệnh nhân có thể đã sẵn có tình trạng tăng đông máu, hoặc do di truyền hoặc do bệnh lý.
Trong số các ca huyết khối tĩnh mạch sâu, 50% hình thành trong lúc làm phẫu thuật, đa phần là ở tĩnh mạch ngoại biên ở bắp chân. Một nửa trong số đó sẽ ngẫu nhiên tự khỏi trong vòng 72 giờ, trong khi 25% huyết khối sẽ phát triển thành huyết khối tĩnh mạch sâu của các tĩnh mạch gần (bên trên tĩnh mạch kheo), có thể phát hiện được qua phim chụp X-quang cho dù bệnh nhân không có biểu hiện gì. Giai đoạn có rủi ro tử vong cao nhất do thuyên tắc phổi nằm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Đến 2/3 các ca huyết khối tĩnh mạch không có triệu chứng gì, nhưng 10% có triệu chứng thuyên tắc phổi sẽ tử vong trong vòng một giờ đầu.
Bác sĩ, cũng như bệnh nhân, cần lưu tâm đến biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch sâu như phù chân, đau ở tư thế nghỉ ngơ, dễ bị đau khi sờ nắn bắp chân, đau mạnh khi co duỗi cổ chân. Để tránh gặp phải trường hợp này, bệnh nhân nên uống đủ nước trước/sau phẫu thuật, đi lại sớm sau phẫu thuật và duy trì đi lại nhẹ nhàng thường xuyên trong quá trình hồi phục.
Tổn thương nội tạng
Tổn thương nội tạng ở bụng cũng là một biến chứng góp phần đáng kể vào số ca tử vong sau hút mỡ. Tai nạn chọc thủng đoạn hồi tràng (đoạn cuối của ruột non) là phổ biến nhất, xếp sau đó là đoạn hỗng tràng (phần giữa của ruột non, nằm bên trên ruột hồi) và lá lách và sau đó nữa là đại tràng ngang, manh tràng và đại tràng sigma. Bệnh nhân từng làm phẫu thuật ở bụng, bị tách cơ thẳng bụng, thoát vị ở bụng, béo phì... có nguy cơ cao gặp phải tai nạn này. Trước khi làm hút mỡ, nếu thấy nghi ngờ bác sĩ cần cho siêu âm để đảm bảo chắc chắn.
Vai trò của bác sĩ rất quan trọng trong việc kiểm soát ống cannula khi hút mỡ, cũng như theo dõi bệnh nhân trong vài giờ đầu sau phẫu thuật. Cần nghi ngờ nếu có biểu hiện như đau trầm trọng, đau bất thường ở bụng, nôn nao và/hoặc nôn mửa kéo dài, cũng như không thấy ruột hoạt động tiêu hóa thức ăn ( không thấy nhu động ruột). Kiểm tra lại bằng chụp chiếu, nếu phát hiện tình trạng này, cần lập tức phẫu thuật mở bụng và xử lý phần bị chọc thủng tùy thuộc vào vị trí, kích cỡ và thời gian xuất hiện.
Phù phổi
Một trong những vấn đề quan trọng nhất là việc kiểm soát dịch trong suốt ca phẫu thuật, vì có liên quan đến nhiều kỹ thuật như tiêm, chuẩn bị dung dịch và kiểm soát dung dịch trong suốt quá trình làm phẫu thuật. Nếu xử lý không phù hợp, bệnh nhân có thể rơi vào một trong hai trường hợp:
- Giảm thể tích máu do thiếu máu thay thế
- Phổ biến hơn là quá dư thừa dịch, dẫn đến rủi ro bị phù phổi
Trường hợp sau rất dễ gặp phải với các ca hút mỡ thể tích lớn, khi mà bác sĩ cần lượng lớn dung dịch để hỗ trợ hút mỡ. Mặc dù dung dịch làm phồng mô sau khi bơm vào sẽ được rút ra kèm theo mỡ, nhưng thực tế lên đến khoảng 70% dịch này được cơ thể hấp thụ và làm tăng thể tích huyết tương. Khi khoảng gian bào không đủ chứa dịch, thì dịch này có thể tràn vào hệ thống phổi, dẫn đến hiện tượng nguy hiểm trên.
Biểu hiện rõ ràng nhất của phù phổi là khó thở. Phương pháp phòng tránh không gì khác ngoài khả năng của bác sĩ trong việc kiểm soát dịch ở một lượng hợp lý, cũng như lưu ý phát hiện biểu hiện phù phổi ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
Ngộ độc thuốc gây tê
Việc sử dụng thuốc gây tê tại chỗ nồng độ cao có rủi ro gây ngộ độc, làm buồn nôn, nôn, run rẩy, kích động, nói nhảm, nói ú ớ và rung giật cơ, từ đó có thể dẫn đến ngộ độc nặng và gây co giật, rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
Đặc biệt, dù thuốc gây tê hấp thụ rất nhanh vào cơ thể, nhưng vì hiệu ứng pha loãng và tác dụng của epinephrine (làm co mạch, giảm độ hấp thụ thuốc gây tê để kéo dài hiệu quả gây tê), nên nồng độ thuốc tê trong huyết tương chỉ đạt mức cao nhất trong 8-20 tiếng sau phẫu thuật (tùy vào loại thuốc).
Thậm chí, với việc hạn chế liều lượng tối đa, các triệu chứng ngộ độc thuốc tê có thể xuất hiện sau phẫu thuật tận 24 giờ. Lúc này bệnh nhân ngoại trú không còn ở viện, nên không thể phát hiện sớm hay can thiệp kịp thời khi xuất hiện triệu chứng.
Báo ngay cho bác sĩ và nhập viện nếu gặp các triệu chứng trên.
Tắc mạch mỡ
Hội chứng tắc mạch mỡ được định nghĩa là mỡ trong tuần hoàn máu với những dấu hiệu và triệu chứng có thể nhận biết như giảm oxy máu, khó thở, ảnh hưởng thần kinh và có đốm xuất huyết. Tắc mạch mỡ sau hút mỡ là biến chứng nguy hiểm chết người, tuy nhiên số lần xảy ra thấp. Trong quá trình làm hút mỡ và cấy mỡ tự thân, các mao mạch bị phá vỡ và các mô mỡ bị tổn thương, tạo ra các mảnh lipid siêu nhỏ và chúng đi vào tuần hoàn tĩnh mạch, cuối cùng gây tổn thương ở phổi. Tắc mạch phổi do hút mỡ xảy ra sau 12-72 tiếng kể từ lúc làm phẫu thuật.
Các biện pháp điều trị dành cho tắc mạch mỡ các bước như cho thở ôxy và dùng một số thuốc như corticosteroid, aspirin, heparin, kháng sinh phòng bệnh... (mặc dù có ít dữ kiện ủng hộ việc sử dụng chúng thường xuyên để điều trị).
Có một vài trường hợp suy hô hấp nặng, phải thở máy kéo dài cũng như cần đến các biện pháp hồi sức tích cực khác. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời.
LỜI KẾT
Biến chứng hay tử vong đều là điều không ai mong muốn, đặc biệt là bác sĩ. Để ngăn ngừa tình trạng này hết mức có thể, bác sĩ cần áp dụng sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cao (người béo phì, có bệnh từ trước, sức khỏe yếu...), trao đổi thẳng thắn với bệnh nhân về rủi ro, theo dõi sát sao sau phẫu thuật, kịp thời phát hiện các biểu hiện nguy hiểm và can thiệp.
Bệnh nhân có thể chung tay làm ca phẫu thuật của mình an toàn hơn bằng cách tìm hiểu nhiều bác sĩ và chọn ra một bác sĩ có uy tín và tay nghề cao, sau đó trao đổi cặn kẽ với người đó, đảm bảo bạn hiểu những rủi ro/hạn chế, cái được cái mất của ca phẫu thuật. Sau đó làm đúng theo các chỉ dẫn
của bác sĩ, giữ liên lạc để có thể xin ý kiến kịp thời.
Tìm hiểu các thông tin từ nguồn uy tín cũng là một cách để chuẩn bị cho bản thân trước phẫu thuật. Và hãy tới tái khám đầy đủ.
Sưng nề là vấn đề phổ biến nhất sau hút mỡ, thường được dự liệu trước và có các biện pháp giúp giảm thiểu ngay sau phẫu thuật.
Biến chứng tụ dịch sau hút mỡ
Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các thế hệ máy hút mỡ công nghệ sóng siêu âm
Hút mỡ công nghệ laser
Biến chứng da bị chùng nhão, chảy xệ, nhiều nếp nhăn sau hút mỡ. Làm sao để da không chảy xệ sau hút mỡ?
- 5 trả lời
- 1981 lượt xem
Các bác sĩ có thể gợi ý cho tôi làm cách nào để đôi chân trông đẹp hơn không, tôi ghét nó, trước đó chân tôi không hề có các nếp nhăn và rãnh xấu xí. Có vẻ như bác sĩ đã quá tay. Ông ấy muốn xử lý lại bằng quy trình hút mỡ bằng sóng siêu âm VASER khi tôi nói là mình rất không hài lòng. Tôi đã tốn hơn 7000 $ và giờ thì bị biến dạng – không thể bơi hay khoe đôi chân được nữa.
- 3 trả lời
- 1243 lượt xem
Sau hút mỡ cánh tay, khi nào thì sưng và cảm giác cứng đờ mới khỏi? Nếu bị tê, thì khi hết sưng cảm giác tê có hết không?
- 5 trả lời
- 1947 lượt xem
Lúc nào tôi cũng bị béo phần thân trước, mặc dù tôi đã tập luyện tích cực nhưng cũng không thể thon gọn được vùng bụng và eo. Trước đó tôi đã quyết định phẫu thuật. Vòng hai của tôi dường như có đến cả “tấn” mỡ. Từ đường eo đến rốn tôi có các mô lồi lõm không đều, nhìn như một miếng phomat bằng gỗ. Tôi đã can thiệp 2 lần. Lần thứ 2 là để thử chỉnh sửa nó, kết quả tốt hơn lần đầu nhưng vẫn chưa phải là điều tôi muốn. Cả hai lần tôi đều được matxa sau phẫu thuật cũng như sử dụng liệu pháp siêu âm.
- 3 trả lời
- 3811 lượt xem
Đã 6 tháng sau khi hút mỡ và da của tôi bị chảy xệ và có các nếp nhăn. Cách nào tốt nhất để xử lý tình trạng này, tôi không muốn phải thực hiện một quy trình phẫu thuật căng da bụng. Tôi đã có 8 buổi điều trị chứng sần vỏ cam Endermologie và một vài liệu trình matxa lưu dẫn hệ bạch huyết. Có phương pháp nào khác có thể loại bỏ được làn da chùng nhão này và giúp bụng tôi trông mịn mượt hơn không, tôi không muốn hút mỡ nữa và cũng không muốn một vết sẹo từ phẫu thuật căng da bụng. Tôi đã đề cập với bác sĩ thẩm mỹ trước đó nhưng ông ấy bảo cần đợi ít nhất 1 năm để xem kết quả đầy đủ - tuy nhiên tôi tự ý thức được tình trạng của mình và cảm thấy cần can thiệp để có được kết quả tốt hơn.
- 3 trả lời
- 1622 lượt xem
Tôi đã trải qua một cuộc phẫu thuật cắt vạt dạ dày vào tháng 8/2014 với trọng lượng khi đó là 143 kg và chiều cao 1m72. Tôi đã sụt khoảng 31 kg và ổn định ở mức 111 kg. Tôi tập thể dục 3-5 ngày một tuần và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý. Gần đây tôi tập luyệt 5 ngày một tuần trong 6 tháng với nạp 1600 calorie mỗi ngày Tôi đã giảm 1 kg. Tôi muốn thực hiện hút mỡ bằng siêu âm Vaser /Smartlipo ở bụng, lưng và đùi. Tôi không muốn gầy đi mà chỉ muốn tạo đường nét cho cơ thể để trông có đẹp hơn về mặt thẩm mỹ. Liệu nó có hiệu quả không?