Biến chứng bỏng da, hoại tử da sau hút mỡ
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Bỏng da và hoại tử da là hai biến chứng hiếm gặp sau hút mỡ, tuy nhiên không phải là không thể xảy ra. Hoại tử, đặc biệt viêm cân mạc hoại tử (necrotising fasciitis), có độ hiếm cao hơn, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng chủ quan làm ngơ trước các dấu hiệu; phát hiện muộn khiến tình trạng trở nặng hơn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Bỏng da sau hút mỡ
Bỏng da là tổn thương mô do nhiệt, thường thấy nhất trong các ca hút mỡ hỗ trợ laser. Laser sinh nhiệt giúp hóa lỏng mỡ và làm co da khi được sử dụng gần bề mặt da. Trong những ngày đầu sử dụng hút mỡ hỗ trợ laser, nguy cơ gây bỏng nghiêm trọng là phàn nàn lớn nhất đến từ các bác sĩ.
Bỏng của hút mỡ hỗ trợ laser luôn là bỏng độ 2 hoặc 3, bỏng từ trong ra ngoài. Ban đầu bệnh nhân sẽ thấy một vùng da sậm màu, dễ nhầm tưởng với bầm tím, nhưng sau đó vài ngày vùng da ở đó bị phồng rộp và ngày càng đau. Đó thường là lúc mà bệnh nhân nhận ra đây không phải bầm tím hay đổi màu da thông thường, mà là triệu chứng nghiêm trọng hơn – tức bỏng độ hai.
Bỏng độ ba là mức độ cao hơn, với các lớp biểu bì, trung bì, hạ bì đều bị tổn thương. Bỏng độ ba có thể thể hiện dưới hình thức hoại tử ướt hoặc hoại tử khô.
Hoại tử ướt là khi da bị bỏng tới 50-58 độ, da trắng bệch hoặc đỏ xám hoặc chỗ trắng, chỗ xám; sờ thấy mịn ướt, gồ cao hơn vùng lân cận; chung quanh là viền sung huyết, phù nề rộng; có trường hợp thấy cả nốt phỏng, lớp biểu bì bong ra, mất cảm giác; trường hợp hoại tử ướt có thể tiến triển thành viêm mủ, hóa lỏng tan rữa và rụng đi vào ngày 10 - 14 trở đi, dưới là lớp mỡ màu sẫm có dịch mủ; cần lưu ý khi bị hoại tử ướt các biến chứng nhiễm khuẩn phát sinh với tỉ lệ cao.
Hoại tử khô được hình thành khi lớp da bị bỏng tới 65 - 70 độ C trở lên; da bỏng khô, chắc, màu đen hoặc đỏ hay vàng sẫm, qua đó có thể thấy rõ hình lưới tĩnh mạch ở dưới da; quanh đám hoại tử khô là một viền hẹp da màu đỏ, nhìn kỹ thấy hoại tử như lõm xuống, sờ cứng và thô ráp, da hoại tử khô có thể bị nhăn nhúm hoặc nứt nẻ, mất cảm giác.
Biết rõ nguy cơ gây bỏng của laser, các bác sĩ đều có những biện pháp an toàn để tránh gây ra tổn thương này, bằng cách:
Liên tục theo dõi và kiểm soát nhiệt độ trong một khoảng cố định, vừa đủ để hút mỡ nhưng không gây tổn thương (nhiệt độ bên trong không quá 47 độ C, nhiệt độ bên ngoài da không quá 40 độ C);
Không dừng đầu ống phát laser tại một điểm để tránh tích tụ nhiệt;
Sử dụng các dụng cụ bảo vệ cổng luồn ống, lót khăn ẩm/khô để bảo vệ da ở điểm luồn ống laser – có trường hợp rạch vết mổ không đủ rộng, khiến đầu ống laser gây tổn thương da quanh chỗ luồn ống, gây bỏng.
Hoại tử da sau hút mỡ
Ngoài bỏng độ ba có thể dẫn đến tổn thương như hoại tử, thì bệnh nhân có thể bị hoại tử từ những nguyên nhân khác. Việc hút mỡ quá gần da và sử dụng ống hút mỡ với một đầu sắc bén có thể làm tổn thương mạng lưới mạch máu dưới da, gây thiếu máu ở da, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có thể tiến trển thành hoại tử mô.
Nguy cơ hoại tử vạt da càng cao trong nhưng ca kết hợp hút mỡ và tạo hình thành bụng. Đặc biệt, bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá dễ bị hoại tử da, do nicotin có thể giảm oxy từ máu tới da.
Ngoài ra, tuy là một thủ thuật có độ an toàn cao với tỉ lệ biến chứng tối thiểu, nhưng hút mỡ có thể tạo ra vùng tổn thương lên đến 1m2 giữa da và mạc cơ, tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi kéo theo nhiễm trùng hậu phẫu, với viêm cân mạc hoại tử là biến chứng nguy hiểm nhất. Viêm cân mạch hoại tử (Necrotiscing Fasciitis – NF) là một dạng nhiễm trùng mô mềm hiếm gặp, gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Aeromonas Hydrophila, với tỉ lệ xảy ra là 0-4 ca trên 100.000 ca phẫu thuật. Bao gồm việc tạo ra cục máu đông ở mạch máu dưới da và tình trạng hoại thư ở các mô bên dưới và xung quanh vùng ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng có thể quan sát được khi bị viêm cân mạc hoại tử là ban đỏ và phù ở vùng bị ảnh hưởng, sau đó nhanh chóng phát triển thành các vệt xanh tím, phồng rộp và hoại tử (tình trạng hoại tử nặng hơn ở mức độ mạc cơ).
Nếu không xử lý kịp thời thì nguy cơ dẫn đến tử vong của viêm cân mạc hoại tử là rất cao.
ĐIỀU TRỊ BỎNG DA VÀ VIÊM CÂN MẠC HOẠI TỬ
Điều trị bỏng
Với bất kỳ triệu chứng đáng nghi nào, ví dụ như đau kéo dài và ngày càng tăng chứ không giảm, xuất hiện vết phồng rộp... thì bạn phải báo ngay cho bác sĩ để được đánh giá trực tiếp. Bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng kem bôi silver sulfadiazine với công dụng phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn trong phỏng độ hai và độ ba, vết đứt rách, trầy da và vết thương.
Đối với bỏng độ 2, tùy vào cách điều trị và số lượng các thành phần biểu mô còn nguyên vẹn mà vết bỏng có thể khỏi và thành sẹo sau khoảng 18-45 ngày. Trong trường hợp, vết bỏng tiến triển nặng hơn, da bị hoại tử thì bác sĩ có thể có các biện pháp can thiệp phẫu thuật như cắt bỏ mô hoại tử hoặc ghép da.
Điều trị hoại tử/viêm cân mạc hoại tử
Hoại tử/viêm cân mạc hoại tử cần nhanh chóng điều trị bằng thuốc kháng sinh phổ rộng và hỗ trợ chăm sóc phụ thuộc cao thích hợp. Kết hợp với cắt bỏ mô hoại tử phù hợp và khép các vết thương, ghép da... Qua so sánh, người ta nhận thấy trị liệu oxy áp cao và khâu đóng vết mổ bằng áp lực âm rất có ích trong điều trị viêm cân mạc hoại tử. Bệnh nhân ít phải thay băng gạc, bớt đau, bớt bỏ bữa, phạm vi chuyển động nhiều hơn và giảm thời gian nằm viện.
Bỏng và hoại tử da đều là hai biến chứng hiếm nhưng có thể xảy ra sau hút mỡ. Bệnh nhân không thể tự điều trị ở nhà mà bắt buộc phải thông báo cho bác sĩ có chuyên môn để được theo dõi và điều trị.
Những biến chứng hút mỡ có thể gặp phải
Biến chứng da bị chùng nhão, chảy xệ, nhiều nếp nhăn sau hút mỡ. Làm sao để da không chảy xệ sau hút mỡ?
Nguyên nhân và cách xử lý biến dạng lồi lõm không đều sau hút mỡ
- 9 trả lời
- 2300 lượt xem
Các biến chứng và tác dụng phụ thường gặp ở hút mỡ bằng sóng siêu âm VASER là gì? Phản ứng phụ thường kéo dài trong bao lâu và làm sao tôi biết được có cần tái khám hay không? Có dấu hiệu nào cụ thể để nhận biết là nguy hiểm không?
- 6 trả lời
- 1079 lượt xem
Khối máu đông và tụ dịch sau hút mỡ có dễ xảy ra không? Tôi cần phải đứng lên đi lại và di chuyển thường xuyên đến mức nào sau phẫu thuật để tránh hình thành cục máu đông? Tôi không muốn phải đi lại quá nhiều, nhưng đồng thời cũng không muốn nằm bẹp trên giường.
- 4 trả lời
- 765 lượt xem
Tôi bị tổn thương da. Tôi không chắc là do gen nịt sau phẫu thuật hay do chính quá trình phẫu thuật. Hông của tôi rất đau, da thì có cảm giác mỏng dính.
- 3 trả lời
- 1039 lượt xem
Đã 18 ngày kể từ ngày tôi làm hút mỡ, ca phẫu thuật được thực hiện bởi một bác sĩ có chứng chỉ đàng hoàng trong nước. Có biểu hiện ngay từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật, sau một tuần bác sĩ bắt đầu thấy đáng lo. Gửi ảnh cho bác sĩ sau hai tuần và bác sĩ nhắn là “có thể những vết đó là do đồ nịt quá chặt”. Tôi không tin và tới phòng cấp cứu. Đi khám với một bác sĩ khác, bác sĩ đó thấy lo ngại với vùng bị đỏ và cho điều trị cả hai. Các bác sĩ có thể cho tôi ý kiến được không? Có phải tôi đã bị hoại tử da và vùng da xung quanh bị viêm mô tế bào không? Tôi không bị bỏng, không hút thuốc. Tôi trẻ và khỏe mạnh.
- 4 trả lời
- 1541 lượt xem
Tôi đã hút mỡ VASER 3 tuần trước ở hai bên sườn, và vùng bụng với các vết rạch mở ở bên trái. Tôi cao 1m7, nặng 51kg trước khi phẫu thuật. Tôi đã tăng lên 1 kg kể từ khi phẫu thuật. Vùng bụng trên của tôi trông khá ổn, nhưng vùng bụng dưới và vùng mu trông to hơn trước kia. Hông tôi cũng bị sưng húp lên và mặc quần rất chật. Có phải tôi vẫn bị sưng không? Khi nào tình trạng sưng phù mới hết?