Tạo hình thành bụng
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Tạo hình thành bụng là gì
Tạo hình thành bụng còn gọi là căng da bụng – là phẫu thuật thu nhỏ bụng và làm phẳng mịn thành bụng bằng cách loại bỏ da thừa, mỡ thừa và thắt chặt cơ bụng.
Có nhiều kỹ thuật khác nhau của tạo hình thành bụng, tùy tình trạng bụng của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp. Bác sĩ thường lựa chọn 1 trong 3 phương pháp chính sau đây:
Trong tạo hình bụng toàn phần (tiêu chuẩn, truyền thống), bác sĩ thường loại bỏ phần da thừa từ bên trên và bên dưới rốn và sau đó khâu phần da còn lại với nhau, thắt chặt cơ bụng, kết quả làm cho bụng bạn phẳng và tạo ra vị trí rốn mới (chuyển rốn, dời rốn).
So với kỹ thuật tiêu chuẩn thì tạo hình bụng mở rộng đường mổ sẽ kéo dài hơn sang hai bên hông, còn tạo hình mini thì đường mổ ngắn hơn.
Nhiều khách hàng cũng cần kết hợp hút mỡ vùng hông, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc hút mỡ nên thực hiện trước, cùng lúc hay sau phẫu thuật tạo hình bụng.
Căng da bụng là phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến với phụ nữ, đặc biệt với người giảm nhiều cân, sau mang thai và bị phân tách cơ bụng sau sinh ( xổ bụng sau sinh – cơ bụng bị tách sang 2 bên). Tuy nhiên ngày càng có nhiều nam giới cũng thực hiện phẫu thuật này. Nếu bạn muốn thực hiện combo ngực bựng (mommy makeover), bác sĩ có thể kết hợp với nâng ngực hoặc treo ngực sa trễ trong cuộc mổ.
Ưu và nhược điểm của tạo hình bụng
Ưu điểm
- Phẫu thuật thuật này giúp thu gọn vòng 2 và thành bụng sẽ mịn màng hơn, săn chắc hơn
- Trông bạn sẽ đẹp hơn và tự tin hơn khi mặc quần áo, đồ bơi
- Quy trình này có thể loại bỏ hoặc làm giảm vết rạn da vùng bụng dưới cũng như sẹo mổ đẻ
- Do khôi phục được sức mạnh và sự chắc chắn của vùng bụng và vùng chậu, nên bạn cũng có thể thấy sự cải thiện vấn đề đau lưng và tiểu không tự chủ
Nhược điểm
- Đây là phẫu thuật lớn cần thời gian hồi phục lâu. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên lập kế hoạch cho hai đến ba tuần nghỉ làm, và việc chữa lành hoàn toàn có thể mất đến một năm
- Để lại vết sẹo vĩnh viễn, dài ngang bụng (thường được giấu dưới quần bikini)
- Chi phí không rẻ
- Cũng không phải là hiếm khi phải phẫu thuật lại để chỉnh sửa kết quả. Điều này đặc biệt đúng trong các ca phẫu thuật lớn
- Phẫu thuật tạo hình thành bụng có tỷ lệ biến chứng cao nhất trong tất cả các quy trình phẫu thuật thẩm mỹ. Trong một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS), tỷ lệ biến chứng 3% cao gấp đôi so với các ca phẫu thuật khác 1,5%. Biến chứng thường gặp nhất là tụ máu, tiếp đến là nhiễm trùng, cục máu đông và các vấn đề liên quan đến phổi
Ai phù hợp với phẫu thuật tạo hình thành bụng?
Khách hàng cần có sức khỏe tốt và cân nặng ổn định (thay đổi cân nặng đột ngột có thể ảnh hưởng đến kết quả) có da bụng dư thừa không đáp ứng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Khi ngồi thẳng và có da chảy xệ, bạn là một ứng cử viên tốt cho phẫu thuật này.
Một mối quan tâm chung của mọi người là liệu họ có cần giảm cân trước khi phẫu thuật tạo hình thành bụng hay không. Câu trả lời khác nhau tùy theo bác sĩ, nhưng câu trả lời phổ biến nhất là bạn nên trong khoảng 4-7 kg cân nặng mục tiêu của mình. Nhiều bác sĩ không nhận phẫu thuật ở bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 30 ( tình trạng béo phì) do tăng nguy cơ biến chứng.
Có thể bạn sẽ giảm được vài cân sau phẫu thuật từ việc loại bỏ da thừa và mỡ thừa, nhưng đây không phải là phẫu thuật giảm cân.
Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng phẫu thuật này là an toàn, không ảnh hưởng đến việc mang thai sau này, nhưng bác sĩ thường khuyên trì hoãn đến khi hoàn thành xong thiên chức làm mẹ. Bởi vì mang thai sẽ kéo căng giãn da bụng, vì thế có thể sẽ cần phẫu thuật chỉnh sửa lại. Nếu bạn có ý định có em bé trong tương lai gần, bạn nên đợi cho đến khi hoàn thành việc sinh con để tránh phải làm tiếp những ca phẫu thuật chỉnh sửa sau đó.
Quy trình phẫu thuật diễn ra như thế nào?
Tùy thuộc vào độ phức tạp, ca mổ có thể kéo dài từ 1,5 đến 5 giờ. Nó thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân, vì vậy bạn sẽ ngủ say nhưng bạn nên thảo luận trước về các lựa chọn gây mê với bác sĩ phẫu thuật. Dưới đây là mô tả về quy trình kỹ thuật tạo hình bụng toàn phần (tiêu chuẩn).
Bác sĩ rạch đường mổ ngang ở vùng xương mu hoặc phía trên. Nếu có lớp da lỏng lẻo phía trên rốn, bác sĩ phẫu thuật có thể rạch vết mổ thứ hai xung quanh rốn. Sau đó, bác sĩ tách da và mỡ khỏi lớp cơ bụng bên dưới. Lớp da mỡ sẽ tách rời khỏi cơ bụng từ vị trí đường mổ lên tới xương sườn. Lớp da mỡ được nâng cao lên và bác sĩ tiến hành sửa chữa cơ bụng bên dưới (khâu thắt chặt 2 bên cơ bụng vào đường giữa). Da bụng sau đó được kéo xuống (giống kéo rèm dọc), phần da thừa được cắt tỉa và phần da còn lại được khâu lại với mép da bên dưới. Bác sĩ tạo 1 vị trí mới cho rốn và rốn được neo vào thành bụng. Rốn cũng được tạo hình lại, chỉnh sửa cho đẹp hơn.
Khi phẫu thuật hoàn tất, gạc được đặt lên vết mổ và băng lại bằng băng thun y tế. Nếu bác sĩ tin vào việc băng ép hoặc đeo gen nịt/nén giúp giảm sưng nề, thì có lẽ bạn sẽ mặc ngay sau khi phẫu thuật hoặc vào ngày hôm sau. Bạn sẽ mặc quần áo nịt 24h mỗi ngày trong ít nhất tuần đầu tiên và bất cứ khi nào vận động nhiều vào khoảng thời gian sau. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật.
Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật đều sử dụng chỉ khâu không tự tiêu khi khâu thắt chặt cơ bụng và khâu bên dưới da, và chỉ này không cần cắt bỏ. Chỉ khâu bên ngoài vết mổ sẽ được cắt trong vòng vài ngày sau khi phẫu thuật.
Bác sĩ có thể đặt ống dẫn lưu thoát dịch để ngăn ngừa tụ dịch. Ống dẫn lưu có thể được đặt tại vết mổ hoặc bác sĩ tạo một đường rạch mổ nhỏ khác để đặt. Thông thường 5-7 ngày bác sĩ sẽ rút ống dẫn lưu.
Một số bác sĩ không đặt ống dẫn lưu mà sử dụng kỹ thuật khâu ép để ngăn ngừa tụ dịch. Tuy nhiên nó có thể làm kéo dài cuộc mổ và có rủi ro bị biến chứng bụng lồi lõm không đều sau phẫu thuật.
Quá trình hồi phục
Hầu hết các ca tạo hình thành bụng là phẫu thuật ngoại trú, điều đó có nghĩa là bạn sẽ về nhà vài giờ sau cuộc mổ. Hãy chuẩn bị trước tinh thần cho thời gian hồi phục khó khăn sau đó. Bạn có thể bị đau nhiều, và không thể đứng thẳng được trong một tuần hoặc lâu hơn (không nên cố gắng làm điều đó). Nhiều người phụ nữ đã sinh mổ nói rằng sinh mổ đau hơn phẫu thuật tạo hình thành bụng. Những người khác nói rằng tạo hình thành bụng đau hơn sinh mổ.
Cần có ai đó giúp bạn trong vài ngày đầu tiên, cả tuần là tốt nhất. Việc phục hồi thực sự khó khăn. Năm ngày đầu tiên, bạn cần sự giúp đỡ để ngồi, đứng…. Bạn cũng có thể cần sự giúp đỡ để mặc và cởi quần áo nịt khi tắm. Mặc dù bạn có thể không muốn ra khỏi giường, nhưng bạn cần thức dậy và di chuyển vài lần một ngày, để tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông.
Việc phục hồi cũng có thể khó khăn về mặt cảm xúc vì vậy hãy chắc chắn có một người động viên bạn. Hãy nói với một người bạn đáng tin cậy rằng bạn đang phẫu thuật. Chia sẻ lý do của bạn để họ có thể hiểu, đồng cảm, động viên và giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình vào những ngày mà bạn không đạt được 100% cảm xúc.
Sẽ mất thời gian để cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn, bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường của mình từ 2 đến 6 tuần sau khi phẫu thuật nhưng bạn sẽ muốn làm mọi thứ từ từ. Đừng cố làm gì gây tổn thương kết quả. Phẫu thuật này không rẻ, vì vậy đừng phá hỏng nó. Hãy nhớ rằng các bác sĩ khuyên không nên nâng bất cứ thứ gì nặng trong 6 tuần đầu tiên, lưu ý này rất quan trọng đối với các bà mẹ có con nhỏ.
Khi nào nhìn thấy kết quả và kết quả giữ được trong bao lâu
Những người trước phẫu thuật có da và mỡ thừa nhiều sẽ gần như ngay lập tức thấy sự thay đổi lớn, nhưng kết quả thời gian đầu sẽ bị che mờ bởi sưng nề. Kết quả sẽ thấy rõ hơn sau một vài tuần, nhưng có thể mất đến 6 tháng hoặc hơn để thấy kết quả cuối cùng.
Miễn là bạn duy trì một lối sống lành mạnh và không tăng cân nhiều, dáng bụng mới sẽ giữ được lâu dài. Không có phẫu thuật nào có thể ngăn chặn quá trình lão hóa, và vùng bụng sẽ tiếp tục lão hóa theo thời gian.
Lời khuyên: Ăn uống lành mạnh và tập thể dục đúng cách là cần thiết để duy trì kết quả phẫu thuật, vì vậy hãy chắc chắn rằng những thói quen này được thực hiện trước khi bạn có ý định căng da bụng.
Vết sẹo mổ
Một vết sẹo ở bụng thường kéo dài từ hông bên này sang hông bên kia, nhưng nó thường thấp và dễ dàng che giấu bằng đồ lót hoặc đồ tắm. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ về vị trí và độ dài của vết mổ, nhưng khi phẫu thuật thực tế vết mổ có thể dài hơn một chút so với bạn mong muốn hoặc cần thêm đường mổ dọc để xử lý triệt để phần da thừa.
Để biết được vết sẹo mổ của bạn sẽ kết thúc ở đâu, hãy thử mẹo này: Ngồi thẳng, gồng cơ bụng hết cỡ và sau đó véo vùng da thừa bằng cả hai tay, bắt đầu từ bụng và tiến về phía xương hông. Đến chỗ nào mà không véo được da thừa thì là nơi vết sẹo của bạn dừng lại.
Sẹo là vĩnh viễn nhưng nó sẽ mờ dần theo thời gian. Bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ, điều này sẽ giúp giảm thiểu sẹo. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bôi gel silicone trị sẹo, như Biocorneum. Mấu chốt là cần tránh bất kỳ lực nào tác động vết mổ, do đó cần tránh kéo, uốn cong, xoắn và nâng trong ít nhất 4 đến 8 tuần. Nếu bạn bảo vệ vết mổ tốt, cuối cùng nó sẽ trông giống như một đường mỏng.
Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật tạo hình thành bụng
Tạo hình bụng là đại phẫu vì thế luôn có rủi ro xảy ra gồm biến chứng phẫu thuật và biến chứng thẩm mỹ, tuy nhiên tỷ lệ rủi ro sẽ ở mức thấp nếu bác sĩ là người kinh nghiệm.
Các vấn đề thường gặp sau phẫu thuật như sưng nề, đau, bầm tím sẽ giảm dần theo thời gian, và không được xếp vào biến chứng.
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải:
- Tụ dịch
- Nhiễm trùng vết mổ
- Hoại tử da
- Tụ máu
- Đau thần kinh
- Sẹo mổ xấu
- Rốn biến dạng
- Thủng ruột
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
Đọc thêm: Các biến chứng có thể gặp phải sau tạo hình bụng
Tạo hình thành bụng giá bao nhiêu?
- Tạo hình bụng có giá trung bình khoảng 70 triệu (khoảng 60-80 triệu). Đối với đa số khách hàng thì phẫu thuật này thường kết hợp với hút mỡ vùng ụ hông/eo để cho kết quả đẹp hơn.
- Nếu chỉ làm kỹ thuật mini không kèm hút mỡ, chi phí sẽ thấp hơn, vào khoảng 45-50 triệu.
- Nếu khách hàng muốn kết hợp thêm hút mỡ nhiều vùng như: hút mỡ đùi, cánh tay, ... thì chi phí sẽ tăng thêm
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, bao gồm sự phức tạp của ca mổ, kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật và các khoản chi phí bổ sung như phòng mổ, gây mê, các cuộc hẹn khám sau phẫu thuật, đơn thuốc và các vật tư y tế khác trước và sau phẫu thuật.
Các lựa chọn thay thế khác
Tạo hình thành bụng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ mỡ thừa và da thừa vùng bụng và thắt chặt cơ bụng. Không có phương pháp nào có thể thắt chặt cơ thành bụng và loại bỏ da lỏng lẻo chảy xệ được như căng da bụng. Nếu ai đó tư vấn cho bạn xử lý da chảy xệ và thắt chặt cơ bụng bằng các phương pháp không phẫu thuật, lời khuyên là hãy chạy đi ( vì họ đang lừa dối bạn).
Vì có nhiều biến thể kỹ thuật khác nhau như: Kỹ thuật toàn phần, kỹ thuật mini, kỹ thuật mini có dời rốn, kỹ thuật mở rộng, căng da bụng dưới không thắt cơ bụng,... vì thế bác sĩ mỗi bác sĩ có thể chỉ định lựa chọn khác nhau khi thăm khám. Nếu bạn chỉ bị vấn đề ở vùng bụng dưới rốn, thì tạo hình thành bụng mini có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng quy trình mini này chỉ loại bỏ da thừa ở vùng bụng dưới. Một ca mini sẽ chỉ tạo ra được kết quả mini, và chỉ phù hợp với số ít bệnh nhân ( khoảng 2%)- theo một số bác sĩ.
- Thông tin về bảng giá Tạo hình thành bụng
- Hỏi đáp về Tạo hình thành bụng
- Video Tạo hình thành bụng của các khách hàng
- Hình ảnh trước sau Tạo hình thành bụng
- 2 trả lời
- 489 lượt xem
Sau tạo hình thành bụng, phía trước đùi của tôi bị tê dại, sau đó tôi có cảm giác nóng rát và giờ thì tôi bị đau nhói mỗi khi đi lại, còn cảm giác nóng rát vào ban đêm thì gây đau đớn nhiều và cản trở giấc ngủ của tôi. Giờ tôi đã làm tạo hình thành bụng được 6 tuần, có vẻ như nó không giảm đi chút nào. Liệu nó có cải thiện không hay là dây thần kinh da-đùi ngoài của tôi đã bị tổn thương vĩnh viễn? Tôi đã được kê Co-codamol (30/500) nhưng không có tác dụng, morphine lỏng cũng thế. Có gợi ý nào để giảm đau không? Khả năng hồi phục hoàn toàn là bao nhiêu?
- 4 trả lời
- 333 lượt xem
Tôi đã đi siêu âm mỗi tuần trong 7 tuần. Mặc gen nịt bụng. Giờ thì bác sĩ bảo tôi mua một cái lăn sơn nhỏ để lăn bụng 4 lần một ngày, mỗi lần 20 phút.
- 3 trả lời
- 338 lượt xem
Tôi đã làm tạo hình thành bụng và hút mỡ hai bên sườn vào 29/9. Khi nào tôi có thể ăn uống bình thường trở lại?

- 5 trả lời
- 1469 lượt xem
Tôi từng sinh con một lần và trong thai kì da xuất hiện nhiều vết rạn nên quyết định sẽ căng da bụng. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi liệu tạo hình bụng mini có loại bỏ được hết các vết rạn hay không?
- 3 trả lời
- 460 lượt xem
Tôi đã làm tạo hình thành bụng kèm hút mỡ và bị sưng to gần 5 tuần rồi. Bác sĩ cố rút dịch ở bụng dưới cho tôi, nhưng không rút được gì. Giờ tôi đang dùng thuốc lợi tiểu vì bác sĩ bảo đây có lẽ là do phù nề. Nếu khỏi phù nề rồi thì nó sẽ không quay lại lần nữa đúng không?

- 7 trả lời
- 807 lượt xem
Tôi mới mang thai một lần, chỉ lên có 13 cân và bây giờ cũng giảm được gần về cân nặng trước đây rồi. Bụng tôi không bị rạn (chỉ có vài vết ở hông mà cũng rất nhỏ) mà chỉ hơi nhô với có ít mỡ ở dưới rốn nên tôi định chỉ tạo hình thành bụng mini. Rốn tôi hơi nhăn nên trông không được đẹp, nhất là lúc ngồi nên tôi muốn hỏi là trong lúc phẫu thuật có thể sửa rốn luôn được không?

- 4 trả lời
- 579 lượt xem
Bụng tôi trông vẫn rất béo, đặc biệt ở nửa dưới. Khi ngồi trông còn kinh hơn. Tôi không biết là bị sưng nề, tụ dịch hay do bác sĩ để sót lại chút mỡ? Tôi đeo gen nịt bụng 24/7 và mát-xa mạch bạch huyết hàng tuần. Kể từ khi phẫu thuật tôi đã mát-xa 14 lần.
- 4 trả lời
- 438 lượt xem
Tôi 28 tuổi, nam, nặng 79 kg. Vừa làm tạo hình thành bụng toàn phần không thắt cơ bụng được 1 tuần. Tôi đứng dậy và đi lại bình thường sau 4 ngày. Nhưng vào ngày thứ 6 lúc đang dắt tay con trai, con tôi đột ngột ngồi xổm xuống và toàn bộ trọng lực của cháu treo ở cánh tay tôi. Tôi cảm thấy một cơn đau điếng người chạy dọc chân, đến giờ vẫn còn khá đau. Tôi vẫn đi lại nhưng đau ở đùi phải, có cảm giác như một dây thần kinh nào đó bị chèn ép hoặc bị xé rách. Khả năng cao là dây thần kinh chứ không phải huyết khối tĩnh mạch sâu đúng không? Phải điều trị thế nào?
- 5 trả lời
- 335 lượt xem
Tôi nên quấn băng ép chặt đến mức nào sau tạo hình thành bụng? Bác sĩ bảo là “miễn cô vẫn thở được” nhưng tôi có cảm giác là quấn như thế hơi lỏng quá, có lẽ không đủ chặt ở mức an toàn? Ý tôi là về căn bản thì quấn kiểu gì mà chẳng “vẫn thở được”.

- 6 trả lời
- 1620 lượt xem
Em 20 tuổi và mới sinh em bé 6 tháng trước. Trước đây thì bụng em rất gọn nhưng bây giờ thì bị như thế này đây. Bụng em có nhiều vết rạn xấu xí và còn có vết sẹo vừa lồi vừa sẫm do mổ đẻ nữa. Ngoài ra rốn cũng không được đẹp và có sẹo do trước đây em bấm khuyên. Em rất tự ti nên chẳng dám mặc bikini nữa. Em đang định sẽ tạo hình thành bụng mini để loại bỏ đi các vết rạn nhưng không biết phương pháp này có xử lý được hai vết sẹo không? Nếu không thì nên làm thế nào?
- 4 trả lời
- 372 lượt xem
Tôi sắp làm tạo hình thành bụng và tôi biết là mình không được uống vitamin E. Nhưng ăn xa-lát rau xanh và quả bơ thì có được không, dù cả hai đều chứa vitamin E?
- 2 trả lời
- 414 lượt xem
Tôi đã làm tạo hình thành bụng kèm hút mỡ hai tháng trước và giờ tôi có cảm giác bị châm chích chỉ ở bên trái. Cảm giác như bị kim đâm vào da thịt và xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là khi tôi ra ngoài. Bác sĩ bảo có thể là do mạch đang tự liền lại, nhưng tôi thấy lo vì nó chỉ xảy ra ở bên trái. Điều này có bình thường không? Nguyên nhân là gì?
- 4 trả lời
- 484 lượt xem
Tôi nên mát-xa sẹo tạo hình thành bụng mini như thế nào?

- 17 trả lời
- 422 lượt xem
Tôi bị thoát vị rốn nhẹ và thắc mắc liệu có rủi ro gì nếu không chữa không? Nếu không chữa, thì tôi có thể tập luyện cho lỗ rốn tự chui vào trong không?
- 5 trả lời
- 1571 lượt xem
Tôi đã làm tạo hình thành bụng được 12 ngày.

- 3 trả lời
- 344 lượt xem
Sau các biến chứng với ca phẫu thuật tạo hình thành bụng – vết mổ của tôi cuối cùng cũng bắt đầu khép lại. Tôi đã làm phẫu thuật được gần 3 tháng và vẫn bị phù nề nghiêm trọng. Bác sĩ cho tôi cân hôm nay, 7 kg đã giảm được sau phẫu thuật dường như đã quay trở lại và rốn của tôi bị lồi ra. Liệu phù nề có khiến tôi bị tăng giảm cân thế này không và rốn của tôi có trở lại như cũ được không? Phù nề khá khó chịu, tôi vẫn đeo gen nịt bụng 24/7. Uống thuốc lợi tiểu có tác dụng gì không?
- 4 trả lời
- 3680 lượt xem
Tôi xăm hình lên sẹo mổ tạo hình thành bụng được không?
- 4 trả lời
- 1105 lượt xem
Tôi đã làm phẫu thuật thu gọn bụng được 2 tuần rưỡi và quá ngượng nên không dám hỏi bác sĩ, nhưng mà tôi và chồng đã quan hệ theo tư thế từ đằng sau vì đây là tư thế duy nhất mà tôi thấy đủ thoải mái để làm. Tôi chèn hai gối dày dưới bụng và chúng tôi chỉ làm khoảng 10 phút. Giờ bụng trên bên phải của tôi bị đau. Cảm giác như cơ bị căng hay sao đó. Các bác sĩ có thể cho tôi biết có thể là bị gì không?
- 3 trả lời
- 496 lượt xem
Cuối tuần trước tôi đã uống gần như suốt 3 ngày. Liệu tôi có thể bị sưng do uống rượu không? Vùng quanh rốn của tôi đang cực kỳ căng cứng. Tôi phải làm gì để chữa vấn đề này?

- 4 trả lời
- 621 lượt xem
Tôi định sẽ hỏi bác sĩ của mình vào buổi thăm khám tuần 2 (hiện tôi đã làm tạo hình thành bụng fleur de lis và đang hồi phục rất ổn), nhưng tôi tò mò về ý kiến của các bác sĩ khác. Băng ép được phát cũng ổn nhưng hơi cộm lên bên dưới lớp quần áo. Có khác biệt gì giữa băng ép được phát và đai nịt bụng (kín đáo hơn) không? Liệu các bác sĩ có cho phép bệnh nhân của mình quấn đai nịt bụng thay vì băng ép không? Lúc mua tôi đã đặt size vừa với bụng lúc đang sưng và đai nịt bụng không bị chật quá. Cảm giác lực ép của cả hai cái tương đương nhau.