1

Cách giảm đau, căng cứng sau tạo hình thành bụng

Đau sau tạo hình thành bụng là cảm giác căng tức lan khắp phạm vi vùng phẫu thuật, có thể hạn chế bằng thuốc giảm đau và một số biện pháp khác.
Đau sau tạo hình thành bụng Cách giảm đau, căng cứng sau tạo hình thành bụng

Đau và căng cứng sau tạo hình thành bụng như thế nào

Tạo hình thành bụng là thủ thuật cắt bỏ da và mỡ thừa, thắt chặt cơ bụng, kéo căng lại da bụng để thu nhỏ và làm phẳng thành bụng. Nó có những thao tác như khâu thắt hai khối cơ thẳng bụng, kéo da từ vùng bụng trên xuống vùng bụng dưới, cắt bỏ và rạch mổ những chỗ cần thiết để tạo ra vùng bụng phẳng mịn. Vì bản chất xâm lấn của ca mổ, nên chắc chắn nó sẽ gây đau và căng cứng trong giai đoạn ngay sau phẫu thuật.

Cơn đau sau tạo hinh thành bụng nhìn chung thường được mô tả là cảm giác căng tức đáng kể khắp vùng bụng, trong trường hợp bạn làm tạo hình thành bụng toàn phần. Với các phiên bản tạo hình bụng khác, cơn đau có thể hạn chế ở vùng bụng dưới (tạo hình thành bụng mini), hoặc lan rộng ra những vùng khác ngoài bụng (tạo hình bụng mở rộng). Nếu bạn không thắt cơ bụng thì bạn sẽ hồi phục nhẹ nhàng hơn so với khi làm tạo hình thành bụng tiêu chuẩn có thắt cơ. Chưa kể mỗi bệnh nhân có một ngưỡng chịu đau khác nhau, có người sẽ thấy đau khủng khiếp, nhưng một số khác lại hồi phục khá nhanh và không thấy cơn đau đáng ngại cho lắm.

Trái với tưởng tượng của nhiều người, cơn đau và cảm giác căng cứng sau tạo hình bụng không tập trung chủ yếu tại vị trí vết mổ. Thực ra, nó thường xuất hiện ở vùng bụng trên nhiều hơn, còn phạm vi quanh vết mổ và vết mổ lại không có cảm giác gì nhiều do các dây thần kinh đã bị cắt đứt và do tác dụng của thuốc tê.

Bác sĩ sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể để giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn hoặc không cảm nhận được cơn đau sau phẫu thuật, nhằm giúp bệnh nhân thích nghi sau ca mổ và hồi phục nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn.

Đau và căng cứng kéo dài trong bao lâu?

Ngay sau phẫu thuật, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu, là thời điểm cơn đau ở mức kinh khủng nhất, theo lời kể của nhiều bệnh nhân và bác sĩ.

Nhiều bệnh nhân không thể di chuyển trong ngày đầu tiên, hoặc thậm chí là 2-3 ngày sau đó. Một phần nguyên nhân là do cơn đau, một phần là do vùng bụng căng cứng không thể giãn mềm được và bệnh nhân chưa kịp quen với các tư thế đứng dậy, đi lại khi không sử dụng cơ bụng. Tình trạng này có thể kéo dài trong một tuần đầu sau phẫu thuật.

Sau giai đoạn đầu, cơn đau giảm dần đến mức chịu được, thường trong vòng khoảng 2-4 tuần, rồi dần dần biến mất sau khi cơ thể đã hồi phục. Bụng cũng sẽ mềm dần ra theo thời gian.

Các tài liệu về không đưa ra thời gian kéo dài cụ thể của cơn đau hậu phẫu nói chung, nhưng chắc chắn cơn đau sẽ giảm theo tiến độ hồi phục của cơ thể. Cả quá trình hồi phục thường không mất quá 6 tháng, tất nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Nếu là đau do dây thần kinh thì thời gian có thể kéo dài lâu hơn, có thể mất từ 6-12 tháng.

Nguyên nhân đau và căng cứng sau tạo hình thành bụng

Đau do thắt cơ

Thắt cơ tức là trực tiếp luồn chỉ phẫu thuật qua lớp mạc cơ và cơ, rồi kéo hai khối cơ thẳng ở bụng lại gần với nhau. Thao tác này gây đau và căng cứng sau phẫu thuật, đặc biệt bạn không thể di chuyển và co giãn cơ bụng mà không gây đau. Những hành động khiến cơ bụng phải di chuyển mạnh trong những ngày đầu như hắt xì hơi, ho, hít thở sâu, duỗi người, mang vác vật nặng... là những điều cần tránh. Nếu hắt hơi, ho... thì bạn nên ôm chặt bụng.

Do hít thở sâu cũng gây đau nên nhiều bệnh nhân thường chuyển qua hít thở ngắn, bệnh nhân nên tập hít thở sâu vài lần mỗi 2-3 tiếng. Các này sẽ giúp giãn nở phổi và đảm bảo bạn không gặp vấn đề về hô hấp sau phẫu thuật.

Đau do bóc tách và cắt bỏ da

Trong quy trình phẫu thuật, da sẽ được bóc tách khỏi cơ, cắt bỏ phần thừa và kéo căng xuống. Quá trình này cắt đứt dây thần kinh cảm giác mọc nối từ cơ tới da. Hành động kéo vạt da cũng sẽ làm thay đổi vị trí của các dây thần kinh. Chính vì thế, khi dây thần kinh bắt đầu mọc trở lại, nó sẽ khiến bệnh nhân có những cảm giác kỳ lạ, ví dụ như râm ran, châm chích, đau bỏng rát, đau khi chạm vào... Dây thần kinh càng mọc trở lại thì bạn sẽ càng cảm nhận được những dấu hiệu trên.

Có những trường hợp bị đau dai dẳng hoặc mất cảm giác ở da sau phẫu thuật, có thể là do có dây thần kinh bị chèn ép hoặc u dây thần kinh, cần làm phẫu thuật để xử lý.

Dấu hiệu đau bất thường sau phẫu thuật

Như đã mô tả ở trên, cơn đau sau phẫu thuật bình thường sẽ là cơn đau căng tức, lan khắp vùng đã làm phẫu thuật và xuất hiện ngay sau phẫu thuật. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn gặp những trường hợp đau như:

  • Xuất hiện vùng đau mới chưa có trước đó.
  • Đau kèm hiện tượng ban đỏ, nóng, viêm, sưng.
  • Đau trầm trọng, đau đột ngột trong ổ bụng: có thể là biến chứng thủng ruột nguy hiểm.
  • Đau nhức và sưng chân: đây có thể là biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Đau ở các vùng ngoài vùng làm phẫu thuật.

Căn cứ vào mức độ và kiểu đau mà chính bạn trải nghiệm sau phẫu thuật, nếu thấy có gì khác biệt, bạn cần đặt nghi vấn và liên lạc với bác sĩ, phòng khám để được tư vấn kịp thời.

Các biện pháp giảm đau

Thuốc giảm đau và các biện pháp vô cảm

  • Thuốc giảm đau: Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường được kê thuốc giảm đau (và một số loại thuốc khác) trong 3-4 ngày đầu, có bệnh nhân không cần uống đủ cữ thuốc, nhưng cũng có những người cần được kê thêm. Đừng ngại liên lạc với bác sĩ nếu bạn vẫn đau nhiều mà đã uống hết đơn thuốc được kê. Thêm vào đó, để hạn chế tối đa cơn đau do thắt cơ, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ trực tiếp vào cơ trong lúc phẫu thuật, loại thuốc tê thường được sử dụng là loại có tác dụng lâu, giúp bệnh nhân tê dại trong vài ngày liên tiếp sau phẫu thuật. Phương pháp này cho phép loại bỏ việc phải dùng bơm giảm đau hậu phẫu.
  • Băng ép, gen nịt: Ôm ép vừa phải không chỉ giúp cố định vùng đã làm phẫu thuật, hạn chế đau mà nó còn hỗ trợ tinh thần bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi được ôm chặt bởi gen nịt bụng.
  • Chườm lạnh: Một số bác sĩ có cho phép bệnh nhân chườm lạnh để giảm bớt cảm giác khó chịu, nhưng mức độ hiệu quả chưa được chứng minh và đây thường là biện pháp tinh thần thay vì có tác dụng thực sự. Rất nhiều bác sĩ cấm bệnh nhân sử dụng các biện pháp chườm lạnh, chườm nóng lên vùng làm phẫu thuật vì sợ bệnh nhân tự gây tổn thương (bỏng nhiệt, bỏng lạnh) do không cảm nhận được nhiệt độ để điều chỉnh thích hợp. Tốt nhất nên hỏi qua bác sĩ của bạn trước khi thực hiện.

Tư thế và thói quen sau phẫu thuật

  • Nằm & đi lại: Bạn nên áp dụng tư thế co người như em bé khi nằm, nghỉ ngơi. Đi lại thì đi lom khom, ngồi thì nên nửa nằm nửa ngồi có tựa lưng. Tư thế khom người như thế sẽ hạn chế tối đa việc làm giãn cơ bụng. Bạn sẽ không bị đau do vận động cơ, mà cơ cũng sẽ có thời gian thích nghi và phục hồi. Khi cơ bụng dần hồi phục và thả lỏng, bạn sẽ dần quay lại tư thế duỗi thẳng người tự nhiên. Không cần phải ép bản thân tập đứng, nằm thẳng, mà nên để quá trình này diễn ra tự nhiên. Lưu ý là mặc dù tư thế không thoải mái, nhưng bạn nhất định phải đứng lên đi lại thường xuyên và nhẹ nhàng sau phẫu thuật, càng sớm càng tốt và duy trì thường xuyên sau đó. Trong 24 giờ đầu, bạn có thể nhờ y tá hoặc người thân dìu để di chuyển.
  • Mang vác đồ: Tránh mang vác, xách đồ nặng hơn 5 kg. Đây cũng là hoạt động gây áp lực lên cơ bụng đang trong giai đoạn nhạy cảm của bạn.
  • Cử động đột ngột: Cúi xuống nhặt đồ theo thói quen, xoay vặn mình bất ngờ khi được gọi tên... là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra trong vô thức. Vì điều này, bạn nên hạn chế ra ngoài, thậm chí có những người ở hẳn trong phòng ngủ để hạn chế tối đa các tình huống khiến họ vô ý cử động mạnh. Đặc biệt là khi cơn đau có thể giảm đến mức mà họ không ý thức được, mặc dù cơ bụng chưa lành hoàn toàn.
  • Ăn uống: Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chú trọng protein. Ăn ít muối, uống nhiều nước, tránh đồ ăn nhanh, ăn đồ dễ tiêu.

Tóm tắt

Sưng nề, đau căng cứng sau phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể là trải nghiệm không thoải mái, bạn nên tiên lượng trước điều đó và sẵn sàng tâm thế để trải qua nó. Dẫu vậy, đây là phẫu thuật đáng giá, sau khoảng 6 tháng bạn sẽ thấy được kết quả vòng 2 thon gọn và phẳng mịn của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Quá trình hồi phục sau tạo hình thành bụng diễn ra như thế nào?
  •  8 năm trước
  •  61 trả lời
  •  22388 lượt xem

Quá trình hồi phục sau phẫu thuật tạo hình thành bụng diễn ra như thế nào? Nếu thẩm mỹ thu gọn bụng như thế, thì tôi sẽ cần chăm sóc sau mổ như nào. Tình trạng đau sau mổ và lịch theo dõi, kiểm tra, tái khám ra sao? Thời gian bao lâu sau tôi có thể phục hồi hoàn toàn?

Đau và nhức kéo dài bao lâu sau tạo hình thành bụng?
  •  4 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1530 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng 2 tuần trước. Lúc chạm vào thì vùng bụng trên, ngay bên dưới ngực đau kinh khủng. Chuyện này có bình thường không?

Sáng nào cũng tỉnh dậy vì đau sau tạo hình thành bụng dù đã 6 tháng?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  864 lượt xem

Đã làm tạo hình thành bụng 6 tháng, sáng nào cũng thức dậy do quá đau? Nhưng lúc bước lên máy chạy bộ lại hết? Tại sao?

Tại sao tôi vẫn bị đau nhiều thế này, đến mức không đứng thẳng đi lại thẳng lưng được, không thể nằm thẳng trên giường?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  788 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng và nâng mông cấy mỡ tự thân được 2 tuần. Hiện tại tôi cảm thấy rất tuyệt vọng. Ngoài ra tôi cũng cấy mỡ vào bên dưới mắt để xóa quầng thâm, đến giờ nó vẫn sưng phồng lên. Tôi cảm thấy rất xấu xí.

Đầu gối đau do kê gối bên dưới lúc ngủ, làm cách nào để hết đau?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  653 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng được 14 ngày và kê vài cái gối dưới đầu gối để ngủ ngay từ ngày đầu tiên. Đầu gối của tôi làm tôi thức dậy giữa đêm do quá đau và đôi khi nó còn đau nhức suốt cả ngày. Tôi đã thức dậy 2-3 lần một đêm để đi lại và co duỗi đầu gối. Chuyện này có thường xảy ra không? Có cách nào khác ngoài Tylenol để giải quyết không?

Tôi đã làm tạo hình thành bụng toàn phần và hút mỡ được 2 tháng rưỡi và giờ tôi bị đau/căng tức lỗ rốn
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  956 lượt xem

Tôi bị đau/căng tức mỗi lúc tôi hơi nâng cao giọng hơn bình thường, cảm giác như có một quả bóng cứng đang đẩy ra ngoài. Tôi cũng thấy bụng thô và cứng. Còn vấn đề nữa đó là vết mổ dưới bụng bị sưng ở một bên nhiều hơn bên còn lại. Một bên vết mổ thì phẳng đẹp, còn bên trái thì hơi xệ do phù nề!

Rốn có cảm giác như bị kéo căng khi bị sưng, lý do là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1082 lượt xem

Khi tôi sưng to, tôi có cảm giác như có gì đó đang kéo lỗ rốn của mình từ bên trong. Cảm giác rất khó chịu. Tôi có thể làm gì để cảm giác này không xuất hiện nữa?

Mới làm tạo hình thành bụng 3 ngày trước thì đã đi lại thẳng lưng được chưa?
  •  4 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1036 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng toàn phần kèm thắt cơ bụng và hút mỡ ở đùi trên. Tôi không bị đau quá mức chịu đựng ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật, đến ngày thứ 3 thì tôi chẳng còn cần phải dùng thuốc giảm đau. Ống dẫn lưu dường như dẫn lưu ra ít dịch hơn? Liệu tôi có đang hồi phục đúng hướng hay có vẻ quá sớm? Ngoài ra thì gần đây tôi cũng cười to nhiều, mặc dù đã rất cố kiềm chế, làm sao để biết mình đã làm bục chỉ khâu bên trong hay chưa?

Đau do chỉ khâu cơ bụng sau tạo hình thành bụng 6 tuần
  •  4 năm trước
  •  5 trả lời
  •  799 lượt xem

Bên trái rốn của tôi có một điểm bị đau nhức đã vài ngày rồi. Tôi làm tạo hình thành bụng được 6 tuần. Đôi khi nó đau nhói, còn lại thì nhức liên miên. Y tá bảo là do chỉ khâu thắt cơ bụng và theo thời gian sẽ hết đau. Phải mất bao lâu thì cơn đau mới hết? Đây là lần duy nhất tôi thấy đau thực sự sau phẫu thuật, ngoại trừ sưng nề nhẹ. Tôi chỉ không biết mình sẽ phải chịu cảm giác này trong bao lâu.

6 tháng sau tạo hình thành bụng – vẫn rất tê dại và sưng to – chuyện này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  921 lượt xem

Sáu tháng trước tôi đã làm tạo hình thành bụng và nâng ngực cùng một lúc. Ngực vẫn ổn, nhưng bụng thì đôi lúc đau khi chạm vào và có cảm giác châm chích. Vết sẹo cao hơn ban đầu tôi được bảo và bị lồi ngay bên trên vết sẹo. Nếu tôi tập thể dục hoặc tập thể hình quá mức thì nó sưng to hơn và căng cứng, đôi khi đau. Ngay cả hoạt động tình dục còn khiến tôi bị đau và không thỏa mãn do cơ bụng. Tôi cần phải làm gì? Đến giờ tôi vẫn không thể mặc được những bọ quần áo mà ngày trước tôi vẫn mặc.

Ho và hắt hơi sau tạo hình thành bụng
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  719 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng được 6 tuần. Tôi đã hắt hơi nhiều hơn bình thường do dị ứng. Nhói kinh khủng và đau rần rần. Bao lâu thì tôi mới không bị đau khi hắt hơi và ho nữa?

Tin liên quan
Vận động và tập luyện đúng cách sau tạo hình thành bụng
Vận động và tập luyện đúng cách sau tạo hình thành bụng

Vận động đúng, vừa đủ và kịp thời sau tạo hình thành bụng có thể giúp bạn hồi phục nhanh chóng, an toàn và nhẹ nhàng hơn.

Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng
Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng

Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.

Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng
Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng

Thời gian hồi phục sau một số quy trình phẫu thuật hoặc các quy trình điều trị thẩm mỹ sẽ đủ ngắn để bạn có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật của mình. Tuy nhiên thật không may điều này là không thể với một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Biến thể tạo hình thành bụng mini có dời rốn, hạ thấp rốn

Tạo hình thành bụng mini dời rốn là phương pháp cắt bỏ da thừa, chữa tách cơ vùng bụng dưới có thay đổi vị trí rốn để tạo ra vùng bụng phẳng đẹp.

Các biến chứng có thể gặp phải sau tạo hình thành bụng
Các biến chứng có thể gặp phải sau tạo hình thành bụng

Các biến chứng tại chỗ như tụ dịch, tụ máu, hoại tử... dễ xảy ra hơn các biến chứng toàn thân nguy hiểm, ngoài ra còn có biến chứng về mặt thẩm mỹ mà bệnh nhân nên biết.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có cách nào giảm nhanh sưng nề sau tạo hình thành bụng?
  •  6 năm trước
  •  20 trả lời
  •  3519 lượt xem

Tôi đã thực hiện phẫu thuật tạo hình bụng kết hợp hút mỡ cách đây 30 ngày. Tôi có quấn gen nịt bụng cả ngày. Liệu có thể làm gì khác để giúp giảm sưng tấy và đẩy nhanh quá trình hồi phục không, chẳng hạn như áp dụng liệu pháp matxa?

Buồn nôn, bụng căng cứng và đau nhói sau tạo hình thành bụng?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  860 lượt xem

Tôi nhận ra sau khi rút ống dẫn lưu bụng tôi bị to ra một chút và cứng như đá. Tôi càng di chuyển thì bụng càng cứng. Tôi đã tới gặp bác sĩ, bác sĩ bảo là không sờ thấy dịch, nhưng bảo là đáng ra bụng tôi phải không cứng. Do đó bác sĩ bảo có thể là bị nhiễm trùng nhưng không chắc, bác sĩ cho tôi dùng bacterim trong 5 ngày. Ngoài sưng tôi còn bị đau ở bên bụng phải nhưng tình trạng này xảy ra 1 tuần sau khi bụng bị cứng. Giờ tôi thấy hối hận khi làm tạo hình bụng.

Giảm bao nhiêu kg mỡ bụng trong tạo hình thành bụng thì tốt nhất?
  •  8 năm trước
  •  24 trả lời
  •  4298 lượt xem

Phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng nên làm giảm khoảng bao nhiêu kg cân nặng thì tốt nhất? Tôi nghe các bác sĩ nói nếu cắt quá nhiều mỡ bụng cũng không phải là tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nổi cục cứng nhỏ nằm bên dưới vết sẹo mổ tạo hình thành bụng
  •  7 năm trước
  •  13 trả lời
  •  48567 lượt xem

Gần đây tôi đã phẫu thuật tạo hình bụng và quá trình hồi phục diễn ra rất tốt nhưng đầu tuần này tôi thấy xuất hiện 2 cục nhỏ cứng cứng ở dưới vết sẹo của mình, một cục phía bên trái, cục còn lại phía bên phải. Tôi đang matxa chúng thường xuyên (không biết nó có tác dụng không) và hình như chúng dịch chuyển ra xa, bình thường cục đó không đau nhưng khi ấn vào thấy hơi đau một chút (cảm giác này xảy ra trong 6 tuần đầu khi lành thương).

Căng và khó khăn khi đứng lên sau tạo hình thành bụng
  •  6 năm trước
  •  9 trả lời
  •  1791 lượt xem

Tôi đã phẫu thuật tạo hình bụng và dời rốn hơn 2 tuần (để khắc phục tình trạng tách, sổ cơ bụng và thoát vị rốn sau khi mang thai vài năm trước). Tôi thực sự lo lắng về việc sau hơn hai tuần mà vẫn không thể đứng thẳng lên. Độ căng vẫn còn rất nhiều và tôi vẫn phải hơi khom khom phần hông. Công việc của tôi là thể dục và khiêu vũ và tôi dự kiến sẽ hồi phục nhanh hơn với mức thể lực của mình, tuy nhiên, điều này khó khăn hơn tôi nghĩ. Việc đến thời điểm này vẫn chưa thể đứng thẳng và cảm thấy căng như vậy ở vết mổ có bình thường hay không?

Video có thể bạn quan tâm
Tạo hình thành bụng chuyển rốn Dr Quang Đức - ca 2 tái khám cắt chỉ sau 10 ngày Tạo hình thành bụng chuyển rốn Dr Quang Đức - ca 2 tái khám cắt chỉ sau 10 ngày 02:30
Tạo hình thành bụng chuyển rốn Dr Quang Đức - ca 2 tái khám cắt chỉ sau 10 ngày
Nguồn: Tiến sĩ bác sĩ Quang Đức 108
 5 năm trước
 4116 Lượt xem
Cắt da mỡ thừa, tạo hình thành bụng Cắt da mỡ thừa, tạo hình thành bụng 05:33
Cắt da mỡ thừa, tạo hình thành bụng
Trước PT: KH có bụng và hông đều thừa da, thừa mỡ nhiều. Bs tư vấn tạo hình thành bụng toàn bộ có chuyển rốn.
 6 năm trước
 4050 Lượt xem
Tạo hình thành bụng chuyển rốn và hút mỡ Dr Quang Đức ca 4 - tái khám cắt chỉ sau 12 ngày Tạo hình thành bụng chuyển rốn và hút mỡ Dr Quang Đức ca 4 - tái khám cắt chỉ sau 12 ngày 02:08
Tạo hình thành bụng chuyển rốn và hút mỡ Dr Quang Đức ca 4 - tái khám cắt chỉ sau 12 ngày
Nguồn: Tiến sĩ bác sĩ Quang Đức
 5 năm trước
 2627 Lượt xem
Ét.o.ét Giải cứu Vòng 2 siêu khủng Ét.o.ét Giải cứu Vòng 2 siêu khủng 00:21
Ét.o.ét Giải cứu Vòng 2 siêu khủng
Vòng 2 nhiều ngấn phì đại, m.ỡ cứng dày do bị mắc bệnh béo phì, có thể chuyển hóa chậm. Cơ thể nặng nề khiến khách hàng di chuyển chậm chạp dẫn đến...
 2 năm trước
 2586 Lượt xem
Tạo hình thành bụng sau 2 tháng như thế nào??? Tạo hình thành bụng sau 2 tháng như thế nào??? 08:34
Tạo hình thành bụng sau 2 tháng như thế nào???
Mời cả nhà cùng so sánh với bác sĩ nhé!!Phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế
 5 năm trước
 2368 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây