Căng và khó khăn khi đứng lên sau tạo hình thành bụng
Hầu hết các bệnh nhân đều gặp phải tình trạng căng và khó khăn khi đứng thẳng lên sau phẫu thuật tạo hình bụng. Điều này thường kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài lâu hơn.
Ban đầu, bệnh nhân được khuyến khích bước đi với tư thế hơi cong một chút để không gây áp lực lên chỗ khâu vết thương. Điều này cũng giúp bệnh nhân thấy thoải mái hơn sau mổ. Thời gian qua đi, các bệnh nhân được phép từ từ trở về tư thế thẳng đứng và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Các hoạt động vất vả và nâng đồ nặng nên được tránh trong ít nhất 6 tuần.
Tình trạng căng xuất hiện vì vết khâu trên da và cơ bụng bị khâu thắt lại. Mức độ căng khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Nó phụ thuộc vào độ chặt khi bác sĩ thắt chặt da và cơ bụng bên dưới. Khi thắt chặt cơ bụng quá mức, sẽ có sự khó chịu sau mổ. Trong các trường hợp này, bệnh nhân cần bước đi với tư thế cong người trong một khoảng thời gian lâu hơn. Nếu cắt bỏ nhiều da thừa, việc bước đi trong tư thế cong người là cần thiết trong khoảng thời gian lâu hơn.
Đối với các bệnh nhân có nhiều cơ bắp, sự đau đớn và khó chịu liên quan đến việc thắt chặt cơ bụng có thể là nhiều hơn. Tôi cho rằng vấn đề bạn đang trải qua là bình thường. Chúng có thể có liên quan đến việc thắt chặt quá mức cơ và da của bạn. Vấn đề có thể được nhấn mạnh bởi các cơ khỏe hơn bình thường tạo thêm áp lực ở chỗ được khâu lại. Điều quan trọng là hãy nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật của bạn. Hãy kiên nhẫn vì có thể cuối cùng bạn sẽ rất hài lòng với kết quả của bạn.
Việc cảm thấy căng cứng sau 2 tuần phẫu thuật tạo hình thành bụng không phải điều gì lạ thường. Trải nghiệm cá nhân của bạn về sự đau đớn và căng sẽ phụ thuộc vào mức độ điều trị. Nhận thức của bệnh nhân về đau đớn và khó chịu rất chủ quan. Tôi có những bệnh nhân có thể đứng thẳng lên mà không có vấn đề gì sau 1 tuần, và cũng có những người cảm nhận giống như bạn trong thời gian lâu hơn nhiều. Tôi cảm thấy điều này có thể gây bực bội nhiều hơn đối với những người đã quen với lối sống năng động.
Tôi đề nghị bạn nên chia sẻ những lo lắng của bạn với bác sĩ phẫu thuật, người biết rõ về bạn và ca mổ của bạn nhất. Họ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn về các bước tiếp theo và cho bạn biết bạn có thể mong đợi điều gì khi hồi phục. Đối với sự đau đớn và khó chịu khiến bạn lo lắng, hãy đề nghị gặp bác sĩ trực tiếp để giải quyết bất kỳ vấn đề nào của bạn.
Mỗi ca phẫu thuật tạo hình bụng là khác nhau vì mỗi bệnh nhân có mức độ tách cơ bụng, độ lỏng lẻo da và nhóm máu khác nhau. Bên cạnh đó, có các loại phẫu thuật khác nhau và mỗi bệnh nhân có thể mong muốn một điều gì đó khác biệt.
Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân có thể đứng thẳng ngay sau khi mổ hoặc trong vòng vài ngày (3-4). Việc không thể đứng thẳng sau hơn 2 tuần là không bình thường.
Đôi khi, nó có liên quan đến sự lo lắng của bệnh nhân không dám đứng lên vì sợ ảnh hưởng đến vết thương chứ không hẳn là không đứng thẳng được. Bạn nên thảo luận điều này một cách kỹ lưỡng với bác sĩ để xem liệu có vấn đề gì hay không hoặc xem xét tiến trình bạn cần trải qua để có thể đứng thẳng lên. Bước đi một cách khác thường trong một khoảng thời gian có thể gây áp lực cho khớp hoặc lưng.
20 ngày sau phẫu thuật tạo hình bụng, một bệnh nhân nên có thể đứng thẳng. Tình trạng căng ở bụng, đặc biệt là sau khi điều trị cơ bụng bị tách hoặc thoát vị rốn, là bình thường. Chúng tôi thường đề nghị không quay lại các hoạt động thể chất mạnh mẽ trong 6-8 tuần sau phẫu thuật. Bạn hãy tự cho mình thêm 1 tháng nữa trước khi trở nên lo lắng.
Phạm vi thời gian hồi phục rất rộng. Nói một cách đơn giản, không có khoảng thời gian hồi phục chính xác. Điều quan trọng mà những bệnh nhân cần ghi nhớ mục đích của điều trị là mang lại cho bạn một kết quả tốt, kéo dài cả đời. Đôi khi điều này có nghĩa là cần kéo da và cơ bụng đủ chặt đến mức bị đau trong vài tháng sau khi phẫu thuật. Trong thời gian hồi phục từ cuộc mổ này, đôi khi có những thời điểm họ cảm thấy hối hận hoặc rất lo lắng về việc không hồi phục đủ nhanh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự hồi phục vẫn tiếp tục và lo lắng này sẽ biến mất. Khi chúng biến mất, sẽ dễ dàng hơn để cảm nhận chất lượng kết quả của bạn.
Trong vài năm qua, nhiều bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong việc khiến sự hồi phục trở nên thoải mái. Phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng không dùng ống dẫn lưu (drainless) đã khiến quá trình này trở nên dễ dàng hơn, việc sử dụng Exparel (thuốc gây tê có tác dụng kéo dài) khiến 3 ngày đầu trở nên dễ dàng hơn và việc giảm thời gian sử dụng nịt bụng khiến những tuần sau đó trở nên tốt hơn một chút.
Mục đích của phẫu thuật thu nhỏ bụng là để làm căng da và thành bụng và trong nhiều trường hợp, làm chặt lớp cơ bụng. Trong quá trình mổ, một vết rạch mổ kéo từ bên này đến bên kia hông. Vết rạch này sâu đến lớp cơ bên dưới. Nó không xuyên qua lớp cơ này. Ở chỗ mỡ tiếp xúc với cơ, da và lớp mỡ được nâng, lật lên khỏi lớp cơ, kéo từ dưới lên đến vị trí rốn. Khi chạm đến rốn, một vết rạch được thực hiện xung quanh rốn, nâng da và lớp mỡ lên khỏi rốn và tiếp tục nâng lên đến lồng ngực. Khi điều này được thực hiện, rốn vẫn gắn với lớp cơ và không thay đổi vị trí.
Thông thường, hai dải cơ bụng bị tách sẽ được khâu thắt chặt vào dọc theo đường giữa (midportion). Da và mỡ sau đó được kéo căng xuống phía dưới, phần da và mỡ thừa sẽ được cắt bỏ. Một lỗ mới được tạo cho rốn. Rốn không thay đổi vị trí. Vết rạch mổ được đóng lại bằng các mũi khâu.
Thông thường, lớp da sẽ căng sau tiến trình này và sẽ mất vài ngày hoặc vài tuần để cảm giác căng này giảm đi để cho phép bệnh nhân có thể đứng thẳng lên. Các bệnh nhân thường có thể đứng thẳng hoàn toàn sau một tuần.
Phẫu thuật tạo hình thành bụng là một ca phẫu thuật lớn được thực hiện với gây mê toàn phần. Việc thắt chặt cơ bụng giúp vùng bụng trở về trạng thái như trước khi mang thai, nhưng cũng là điều gây đau nhất cho bệnh nhân sau mổ. Hầu hết các bệnh nhân so sánh việc phục hồi với sinh mổ. Tư thế cong người có thể là do đau đớn hoặc do sợ kéo các chỉ khâu ra. Thông thường, sau 2-3 tuần, hầu hết các bệnh nhân có thể đứng thẳng và chỉ đau nhẹ.
Điều bạn đang mô tả là một trải nghiệm rất bình thường sau phẫu thuật thu gọn bụng. Cơ bụng 2 dọc 2 bên của bạn được khâu chặt lại với nhau để khắc phục tình trạng phân tách cơ và thoát vị rốn. Và tất nhiên cần phải có thời gian để nó có thể giãn ra để để cho phép bạn đứng thẳng một cách dễ dàng. Quá trình hồi phục này thường kéo dài hơn ở những người có cơ bụng khỏe vì cơ bụng co thắt nhiều sẽ gây đau hơn. Việc đi bộ có thể hữu ích và việc di chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn khi cơ được phục hồi và giãn ra.
Vì bạn có công việc liên quan đến thể dục và khiêu vũ, tôi chắc chắn bạn có hình dáng đẹp trước khi phẫu thuật. Rất có thể bạn có da lỏng lẻo chảy xệ nhưng không quá nhiều mỡ. Khi tôi thực hiện phẫu thuật cho những bệnh nhân giống bạn, họ có vẻ cần khâu làm chặt cơ bụng nhiều do thiếu sự đàn hồi của da và có mục tiêu loại bỏ chỗ mở nơi rốn được cắt theo đường tròn. Kết quả, việc thắt chặt là đáng kể và có thể cần 3-4 tuần để có thể đứng thẳng hoàn toàn. Tôi luôn khuyên bệnh nhân của tôi thực hiện những gì mà cơ thể họ chịu được và không ép cơ thể quá mức. Bạn sẽ có thể đứng thẳng hoàn toàn. Tôi chắc chắn bác sĩ của bạn rất giỏi và đang hướng dẫn bạn với tất cả kỳ vọng và quan tâm đến hình dáng bụng mới của bạn.
Căng da bụng mini và hút mỡ có gì khác nhau?
Tôi 52 tuổi, cao 1m65, nặng 62.5kg. Tôi vẫn tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không hiểu sao bụng vẫn bị xổ và eo vẫn to. Tôi định là sẽ căng da bụng mini hoặc hút mỡ nhưng vẫn chưa hiểu hai phương pháp này có gì khác nhau.
- 6 trả lời
- 900 lượt xem
Hút mỡ và căng da bụng mini
Tôi căng da bụng mini đã được 10 ngày. Tuy nhiên, ngàu đầu tiên còn trong vệnh viện, khi y ta tháo gen để thay băng. Tôi thấy rốn của mình bị méo mó và không thấy lỗ rốn đâu. Nhưng điều đó tôi nghĩ do căng da mà ko tái tạo rốn mới nên rốn sẽ bị biến dạng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, điều gây ảnh hưởng tâm lý tôi nhất ko phải là rốn mà là bụng tôi sau khi căng, xuất hiện đường nếp gấp phía dưới rốn. Tôi được giải thích là do bác sỹ dồn 2 ở 2 bên eo vào để căng tạo eo. Thành ra da bị đùn và gấp tạo rãnh ở giữa bụng. Điều này thật ra kỳ dị với bụng tôi bây giờ. Xin hỏi cách xử lý như thế nào để bụng dưới của tôi phẳng lại bình thường. Xin cảm ơn ạ
- 0 trả lời
- 617 lượt xem
Căng da bụng mini và bóp cơ
Tôi căng da bụng mini và bóp cơ được 3 tuần rồi. Nhưng tôi không đi thẳng lưng được vì bóp cơ là bụng tôi bị chằng chằng nên ko thể ưỡn lưng được
- 1 trả lời
- 559 lượt xem
Nên làm tạo hình thành bụng mini hay căng da bằng laser?
Em muốn làm căng da hơn là xử lý mấy vết rạn da. (Chắc như thế cũng đỡ tốn tiền hơn, các bác sĩ cho em gợi ý về giá luôn với ạ.) Đây là ảnh bụng của em. Không biết các bác sĩ có thấy không, nhưng quanh rốn có da thừa. Bên dưới rốn cũng có một cục lồi nhỏ mà em muốn cắt đi, nó không xẹp đi kể cả khi em hóp bụng vào.
- 4 trả lời
- 716 lượt xem
Vẫn sưng và cực kỳ căng cứng sau phẫu thuật 3 tuần rưỡi, liệu có bình thường?
Lớp cơ bên trong rất, rất căng! Tôi bị đau cơ nếu mát-xa quá lâu. Khi không mặc gen nịt bụng thì vùng bụng giữa vết rạch và rốn của tôi bị sưng lên. Khó chịu tới nỗi tôi phải chụp CT để đảm bảo không bị thoát vị. Tôi sắp thử đi châm cứu vào tuần này! Không biết phải làm gì nữa! Tôi chỉ muốn có một cái bụng phẳng, không đau đớn!
- 4 trả lời
- 1001 lượt xem
Đau sau tạo hình thành bụng là cảm giác căng tức lan khắp phạm vi vùng phẫu thuật, có thể hạn chế bằng thuốc giảm đau và một số biện pháp khác.
Phẫu thuật xử lý da thừa chảy xệ vùng bụng dưới