Vận động và tập luyện đúng cách sau tạo hình thành bụng
Tại sao bạn cần luyện tập?
Một số bệnh nhân cho rằng điều họ cần làm sau phẫu thuật là nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cố gắng nằm im trên giường và hạn chế cử động. Trên thực tế, điều này không chỉ không giúp gì cho quá trình hồi phục, mà thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm. Vận động phù hợp ngay sau ca mổ giúp giảm thiểu biến chứng, giúp bạn hồi phục tốt hơn.
Phẫu thuật tạo hình thành bụng rất hiệu quả trong việc mang lại vùng bụng phẳng mượt cho những đối tượng sở hữu những đặc điểm bất lợi không thể cải thiện được bằng ăn kiêng và luyện tập (VD: da chảy xệ, tách cơ bụng...). Nhưng tạo hình thành bụng không thể thay thế một chế độ luyện tập hợp lý. Kết quả thẩm mỹ mà bạn có được nhờ phẫu thuật sẽ càng đẹp hơn và duy trì lâu hơn khi bạn chủ động gìn giữ thông qua các bài tập bổ trợ đều đặn.
Lợi ích của các bài tập:
- Trước phẫu thuật, tập luyện điều độ giúp nâng cao sức khỏe nói chung. Những bệnh nhân khỏe mạnh trước khi làm phẫu thuật có xu hướng hồi phục nhanh hơn và ít khó khăn hơn.
- Sau phẫu thuật, vận động nhẹ nhàng giúp giảm rủi ro gặp biến chứng.
- Tập luyện cường độ mạnh hoặc vừa phải sau khi đã hồi phục hoàn toàn sẽ giúp bệnh nhân giữ và duy trì đường nét có được nhờ phẫu thuật.
Các mức độ vận động, tập luyện sau tạo hình thành bụng
Vận động sau phẫu thuật nên đi từ nhẹ tới nâng cao, dần dần nâng cấp độ. Nếu quá vội vã quay lại tập luyện cường độ mạnh, bệnh nhân có thể gây tổn thương không đáng có cho các tổ chức đang từ từ hồi phục. Chính vì vậy, bệnh nhân nên biết khi nào tập những bài tập nào.
Các thao tác vận động nhẹ
Đi lại nhẹ nhàng và thường xuyên
Ban đầu bạn có thể sẽ không đứng thẳng được do cảm giác căng da và do cơ bụng vừa bị thắt lại. Tư thế khom người về phía trước sẽ giúp bạn giảm sức căng lên vết mổ và tránh việc sử dụng các khối cơ khi vẫn đang ở trong giai đoạn nhạy cảm.
Bạn nên cố gắng di chuyển càng sớm càng tốt sau phẫu thuật, trong giai đoạn phục hồi thì cứ cách vài tiếng lại đi bộ 10-15 phút. Điều này có tác dụng quan trọng đó là giảm thiểu nguy cơ hình thành máu đông trong tĩnh mạch chân, vốn là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong sau phẫu thuật.
Ngoài ra, theo khảo sát, những bệnh nhân đi lại sớm nhìn chung có thể chống đỡ cơn đau hậu phẫu tốt hơn trong giai đoạn vài tuần đầu. Mặc dù vậy, về lâu dài (vài tháng sau phẫu thuật) mức độ đau của nhóm chăm đi lại và nhóm ít đi lại không khác nhau là bao.
Ngồi đúng cách
Bạn có thể chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi nếu điều đó làm bạn thấy thoải mái, ngồi trên ghế thoải sẽ tốt hơn ngồi trên giường.
Tập thở
Việc thắt cơ bụng có thể dẫn đến hội chứng khoang bụng, hạn chế mức độ giãn nở của phổi; cơ bụng mới thắt cũng có thể bị đau khi bệnh nhân hít thở mạnh, vì vậy nhiều bệnh nhân chọn phương án thở quãng ngắn ngay sau phẫu thuật. Cách vài tiếng thì lấy hơi sâu 2-3 lần để đảm bảo phổi hoạt động bình thường và bạn không gặp các biến chứng ở ngực.
Các bài tập “nặng đô” hơn
Ví dụ, các bài tập như chạy, nhảy, các bài cardio, tập cơ bụng..., cần được trì hoãn cho đến khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn hoặc khi bác sĩ đồng ý cho phép tập luyện trở lại. Ngay cả khi đã được phép, bạn nên bắt đầu với các bài tập cơ bản trước, ở mức độ nhẹ, sau đó nâng dần độ khó nếu cảm thấy bản thân chịu đựng được. Nếu có bất kỳ cảm giác bất thường nào (đau, bầm tím, cảm giác đứt phựt...) thì bạn nên tạm ngừng luyện tập và báo cho bác sĩ để được tư vấn.
Nguyên tắc chung khi tập luyện sau tạo hình thành bụng là:
- Từ từ nâng dần độ khó.
- Không gây đau đớn hay quá nhiều bất tiện cho người bệnh. Nếu bị đau và-hoặc thấy vô cùng không thoải mái thì đó là dấu hiệu để bạn dừng lại.
Các bài tập rèn cơ thân giữa (bridge, nâng chân...) là những bài tập tốt nhất để áp dụng sau tạo hình thành bụng. Lưu ý, làm quen với bài tập từ trước sẽ là phương án tốt nhất, nếu áp dụng bài tập trong giai đoạn phục hồi thì bạn cần chọn đúng thời điểm đã hồi phục gần đủ và nhớ bắt đầu ở mức độ thấp nhất. Tránh những bài tập làm tăng áp lực ổ bụng (gập bụng, chống đẩy, nâng tạ nặng...) vì những bài tập đó gây áp lực lên hai khối cơ mới được khâu thắt lại với nhau.
Thời điểm bắt đầu tập luyện
Trước phẫu thuật
Cần lưu ý là đối với bệnh nhân làm tạo hình thành bụng, thời điểm tốt nhất để bắt đầu tập luyện lại là trước khi phẫu thuật một thời gian khá lâu.Tức là bạn đã phải thiết lập được cho bản thân một chế độ rèn luyện điều độ và phù hợp. Khi đã có một chế độ tập luyện đều đặn và hiệu quả trước khi làm tạo hình bụng, thì quá trình hồi phục sau đó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Có thói quen tập luyện từ trước cũng sẽ giúp bạn quay lại với các bài tập dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập luyện còn giúp giải phóng endorphins, giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần cho bạn trước khi lên bàn mổ.
Sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, các loại vận động nhẹ đều được khuyến khích.
Trong vòng 24 giờ đầu, bệnh nhân nên cố gắng di chuyển. Tất nhiên bạn sẽ có cảm giác nặng nề, uể oải, nhưng bạn vẫn nên cố gắng hết sức để đi lại càng sớm càng tốt, cho dù phải nhờ đến sự hỗ trợ của y tá hoặc người thân. Ban đầu, chắc chắn bạn khó có thể đứng thẳng, nên việc gập người, khum người lúc đi lại là chuyện bình thường. Mặc dù 24 giờ đầu là giai đoạn kinh khủng nhất, nhưng bạn sẽ được cho sử dụng thuốc giảm đau.
Trong vòng 14 ngày sau đó, bệnh nhân nên duy trì việc di chuyển những quãng ngắn mỗi vài tiếng đồng hồ. Dĩ nhiên, vì cơ thể còn đang phục hồi nên có thể bạn sẽ gặp tình trạng phải “lê” từng bước một, nhưng bạn sẽ thấy mình khỏe hơn từng chút mỗi ngày và có thể đứng thẳng dần lên. Khi có thể đứng thẳng, bạn có thể gia tăng độ dài quãng đường đi bộ. Nhìn chung, bệnh nhân sẽ tương đối linh hoạt hơn sau 14 ngày, không còn phải cong lưng, cử động khá thoải mái và tình trạng này sẽ tiếp tục cải thiện dần lên trong các tuần tiếp theo.
Tuần thứ 4-8 là thời điểm mà đa số bệnh nhân đã có thể quay lại với các bài tập thể chất mất sức hơn. Thời điểm phù hợp để quay lại rèn luyện đối với mỗi người một khác, bệnh nhân làm tạo hình thành bụng mini sẽ hồi phục nhanh hơn (~4 tuần), trong khi những người làm gọn vùng bụng bằng kỹ thuật toàn phần hoặc mở rộng có thể phải chờ từ 6 đến 8 tuần mới có thể tập trở lại, có khi còn đến 10 tuần hoặc hơn. Việc có thắt cơ hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục của từng ca cụ thể. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ là người giúp bạn quyết định thời điểm thích hợp để tập luyện lần nữa.
Nên tránh điều gì khi tập luyện sau tạo hình thành bụng
- Quá vội vã tập luyện các bài tập khó. Hãy lắng nghe các tín hiệu của cơ thể, đau mạnh, cảm giác không thoải mái khi tập luyện là dấu hiệu cho bạn biết bạn cần chậm lại. Hãy cho cơ thể thời gian hồi phục và tăng dần độ khó của bài tập.
- Mang vác đồ nặng, bao gồm cả bế trẻ con. Nếu nhà bạn nuôi thú cưng cỡ lớn và chúng có xu hướng nhảy lên người bạn, thì bạn cũng nên lưu ý tránh xa chúng trong lúc cơ thể bạn đang hồi phục.
- Chuyển động quá đột ngột. Khá nhiều bệnh nhân không cảm nhận được cơn đau rõ rệt, họ có thể tập trung vào các công việc khác mà không bị các cảm giác khó chịu gây ảnh hưởng. Điều này vô tình khiến họ quên mất rằng mình chưa hồi phục hoàn toàn và có thể vô tình vặn mình, vươn vai hoặc xoay người quá mạnh.
- Mặc nguyên gen nịt để luyện tập. Mặc dù có một số bác sĩ cho phép bệnh nhân dùng gen nịt khi bắt đầu tập trở lại để vùng bụng được củng cố thêm phần chắc chắn, nhưng gen nịt không được thiết kế để dùng trong việc tập luyện. Nó quá cứng, nó có các gờ, cạnh, nó còn dễ trượt lên trượt xuống... Bạn nên thay gen nịt bằng một loại đồ bó ôm sát cơ thể để tiến hành các bài tập của mình.
Đau sau tạo hình thành bụng là cảm giác căng tức lan khắp phạm vi vùng phẫu thuật, có thể hạn chế bằng thuốc giảm đau và một số biện pháp khác.
Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.
Thời gian hồi phục sau một số quy trình phẫu thuật hoặc các quy trình điều trị thẩm mỹ sẽ đủ ngắn để bạn có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật của mình. Tuy nhiên thật không may điều này là không thể với một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng.
Tạo hình thành bụng mini dời rốn là phương pháp cắt bỏ da thừa, chữa tách cơ vùng bụng dưới có thay đổi vị trí rốn để tạo ra vùng bụng phẳng đẹp.
Các biến chứng tại chỗ như tụ dịch, tụ máu, hoại tử... dễ xảy ra hơn các biến chứng toàn thân nguy hiểm, ngoài ra còn có biến chứng về mặt thẩm mỹ mà bệnh nhân nên biết.
- 20 trả lời
- 3535 lượt xem
Tôi đã thực hiện phẫu thuật tạo hình bụng kết hợp hút mỡ cách đây 30 ngày. Tôi có quấn gen nịt bụng cả ngày. Liệu có thể làm gì khác để giúp giảm sưng tấy và đẩy nhanh quá trình hồi phục không, chẳng hạn như áp dụng liệu pháp matxa?
- 25 trả lời
- 12413 lượt xem
Cần phải đợi bao lâu sau khi phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng để có thể bắt đầu tập luyện mạnh như gập bụng, nâng tạ?
- 9 trả lời
- 1799 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật tạo hình bụng và dời rốn hơn 2 tuần (để khắc phục tình trạng tách, sổ cơ bụng và thoát vị rốn sau khi mang thai vài năm trước). Tôi thực sự lo lắng về việc sau hơn hai tuần mà vẫn không thể đứng thẳng lên. Độ căng vẫn còn rất nhiều và tôi vẫn phải hơi khom khom phần hông. Công việc của tôi là thể dục và khiêu vũ và tôi dự kiến sẽ hồi phục nhanh hơn với mức thể lực của mình, tuy nhiên, điều này khó khăn hơn tôi nghĩ. Việc đến thời điểm này vẫn chưa thể đứng thẳng và cảm thấy căng như vậy ở vết mổ có bình thường hay không?
- 4 trả lời
- 988 lượt xem
Theo đơn hay không theo đơn, tôi muốn chắc chắn mình làm đúng cách để đảm bảo sẹo của tôi lành đúng cách và không bị lộ rõ. Theo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ thì cách nào là tốt nhất? Tôi cảm ơn.
- 5 trả lời
- 7019 lượt xem
Có một vùng rộng khoảng 4-5 cm (chính giữa nửa bên phải của vết sẹo) mà khi tôi chạm vào hay cố mát-xa nó, thì nó lại rát/nhói kinh khủng. Nó có lẽ hơi đỏ hơn vị trí tương tự ở phía bên kia. Hình như có sưng một chút nhưng có thể chỉ là do hút mỡ nên bụng hơi nhấp nhô. Chỉ mới đau 3-5 ngày trước. Có thể nào là do một nút chỉ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng không? Còn trường hợp nào khác? Cảm ơn