1

Tê bì da do tổn thương thần kinh sau tạo hình thành bụng

Bác sĩ phải cắt đứt dây thần kinh để kéo căng da, làm phẳng mịn vùng bụng, hậu quả gây tê bì, loạn cảm... ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý người bệnh.
Tê do dây thần kinh sau tạo hình thành bụng Tê bì da do tổn thương thần kinh sau tạo hình thành bụng

Tê bì là hiện tượng không quá xa lạ sau tạo hình thành bụng. Bệnh nhân có thể bị tê, mất cảm giác, giảm cảm giác tạm thời từ vài tuần đến tận một năm sau phẫu thuật. Đôi khi những thay đổi này là tạm thời, nhưng chúng cũng có thể là vĩnh viễn và gây ra những ảnh hưởng đáng kể lên chất lượng cuộc sống và tinh thần của bệnh nhân.

Mất cảm giác, giảm cảm giác do dây thần kinh bị tổn thương

Sau tạo hình thành bụng, bệnh nhân thường xuyên nói rằng họ không có cảm giác ở vùng đã làm phẫu thuật. Tất nhiên, trong vài ngày đầu thuốc gây tê vẫn còn tác dụng nên bệnh nhân đa phần sẽ không cảm nhận được gì nhiều. Sau thời gian thuốc hết tác dụng, tình trạng vô cảm ở da vẫn có thể tồn tại do sự cắt đứt và dịch chuyển các dây thần kinh ở vùng bụng, dẫn đến hiện tượng liệt nhẹ thần kinh không thoái hóa ngoại vi (neurapraxia), mất dẫn truyền thần kinh tạm thời.

Hiện tượng này thường tự biến mất trong vòng 6-12 tuần kể từ ca phẫu thuật, nhưng tùy vào mức độ xâm lấn của ca mổ mà thời gian có thể kéo dài lâu hơn. Thông thường, bệnh nhân sẽ lấy lại được cảm giác sau 1 năm, cá biệt có những trường hợp cần đến 2 năm.

Ngoài cảm giác tê bì, tổn thương dây thần kinh sau tạo hình thành bụng có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau mạn tính (đau dai dẳng kéo dài)
  • Giảm cảm giác
  • Tê liệt

Khi dây thần kinh hồi phục và quay lại, bệnh nhân có thể có những cảm giác kỳ lạ, không giải thích được ở da (ngứa, bỏng rát, châm chích, đau nhói...). Dù chúng có thể không thoải mái, nhưng dẫu sao đó vẫn là những dấu hiệu đáng mừng vì nó có nghĩa là dây thần kinh chỉ bị tổn thương tạm thời và đang dần hồi phục.

Trong trường hợp tình trạng tê bì, mất cảm giác không cải thiện sau khoảng 1 - 2 năm, thì rất có thể là các dây thần kinh đã bị tổn thương vĩnh viễn và không thể vãn hồi.

Một số dây thần kinh có thể bị tổn thương sau tạo hình thành bụng

Có một loại dây thần kinh chắc chắn bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật tạo hình thành bụng, đó là dây thần kinh bì trước (của nhánh thần kinh liên sườn). Nó mọc xuyên qua lớp cơ thẳng, tiếp nhận kích thích và đem lại cảm giác cho vạt da trước bụng. Do thao tác cắt và di dời thần kinh bì trước là một trong các bước bắt buộc, nên một số tài liệu không xếp nó vào nhóm “các tổn thương dây thần kinh”. Dẫu vậy nó thường là nguyên nhân gây ra cảm giác tê hay gặp ở vạt da sau bóc tách. Khi các nhánh thần kinh này mọc lại, cảm giác ở vạt da trước bụng sẽ trở lại bình thường hoặc gần với mức độ trước phẫu thuật nhất.

Bên cạnh đó, khi làm tạo hình bụng bác sĩ cần rạch một đường ngang mép dưới bụng. Những hoạt động này trực tiếp tác động lên các dây thần kinh trong khu vực. Các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng là: dây thần kinh đùi, dây thần kinh đùi-bì ngoài, dây thần kinh chậu-hạ vị, dây thần kinh chậu-bẹn. Trong đó có hai dây thần kinh dễ bị ảnh hưởng nhất, đó là:

  • Dây thần kinh đùi-bì ngoài. Các ca loạn cảm do tổn thương dây thần kinh đùi-bì ngoài sau phẫu thuật tạo hình bụng chiếm số lượng cao nhất, với tỉ lệ từ 0,36 – 10% tùy vào tài liệu ghi chép.
  • Dây thần kinh chậu-hạ vị. Số lượng các ca tổn thương dây thần kinh chậu-hạ vị thấp hơn đùi-bì ngoài. Theo tính toán rủi ro bị tổn thương dây thần kinh này là khoảng 0,10%.
Screenshot 2021 01 26 093408
Một số dây thần kinh nằm trong phạm vi phẫu thuật

Các dây thần kinh khác có thể bị tổn thương vì một số lý do trong lúc thực hiện phẫu thuật. Điều đó dẫn đến sự mất – giảm độ nhạy cảm ở vùng bụng dưới, vùng mu; không chỉ gây bất tiện mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới đời sống tình dục lành mạnh của bệnh nhân, càng thêm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hậu phẫu.

Mức độ giảm cảm giác của da sau tạo hình thành bụng

Không một ai có thể tính toán trước mức độ thay đổi trong cảm giác của bệnh nhân sau tạo hình thành bụng. Để nghiên cứu về sự thay đổi nói trên, người ta chia bụng thành 12 vùng. Qua đó, các nhà nghiên cứu phát hiện tình trạng giảm cảm giác xảy ra với mức độ cao nhất ở vùng chính giữa đường rạch nằm ngang, giữa rốn và mép trên vùng mu (tức vùng số 8). Xúc giác, cảm giác đau, cảm nhận nhiệt độ và cảm nhận độ rung đều giảm đáng kể ở khu vực này sau phẫu thuật.

gox 3 e561 g002
Phân chia các vùng ở bụng - Nét gạch đứt là đường rạch ngang của tạo hình thành bụng

Sau tạo hình thành bụng, các vùng trên và quanh bụng sẽ trải qua những mức độ mất cảm giác, giảm cảm giác khác nhau. Trong đó:

  • Vùng số 8 thường mất cảm giác ở mức độ cao nhất.
  • Vùng số 8 và vùng số 11 kém nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Vùng số 5 có thể gặp tình trạng giảm cảm giác cao hơn so với các vùng còn lại (trừ vùng số 8) và qua thời gian, độ nhạy cảm với nhiệt độ sẽ quay về mức ban đầu.
  • Các vùng khác thường kém nhạy cảm đối với các tác động bằng lực, đặc biệt vùng số 8, với những cấp độ khác nhau.
  • Độ nhạy cảm với nhiệt ở vùng số 5 có thể quay trở lại sau 30 tháng kể từ khi làm phẫu thuật.

Nguyên nhân khả dĩ được đưa ra cho vấn đề này là:

  • Bóc tách vạt da nên cần cắt đứt và thay đổi vị trí của các dây thần kinh bì trước.
  • Vết rạch ngang cắt đứt liên kết dây thần kinh với vùng bên dưới (mu – đùi).

Trong khi vùng thượng vị và trung vị (bụng trên và vùng giữa bụng) có các nhánh thần kinh từ các mô xung quanh, thì vùng hạ vị (bụng dưới) lại trở thành khu vực bị cô lập. Điều đó là bởi ngoài việc bóc tách vạt da, thì vết rạch dài còn ngăn liên kết dây thần kinh từ vùng mu và đùi trên. Do đó, vùng số 8 trở thành điểm xa các dây thần kinh cảm giác nhất ở bụng sau tạo hình thành bụng.

Thay đổi cảm giác, hay giảm cảm giác, cũng không có nghĩa là mất đi toàn bộ cảm giác. Tùy vào từng ca mà mức độ và loại cảm giác bị thuyên giảm cũng khác nhau.

Ở vùng số 8, da vẫn giữ được ~75% xúc giác (cảm giác khi chạm vào), nhưng độ nhạy cảm với nhiệt độ chỉ còn khoảng 40%. Điều này có nghĩa số lượng các thụ thể đối với từng cảm giác là khác nhau, và mỗi cảm giác có những dây thần kinh và thụ thể.

Vùng số 8 và vùng số 11 cho thấy độ giảm nhạy đối với nhiệt độ nóng và lạnh. Sự mất cảm giác ở vùng trên khớp mu khả năng cao là do vùng da ở đây bị kéo lên trên, chèn ép lên dây thần kinh; còn vạt da vùng này không bị bóc tách nên dây thần kinh không bị cắt đứt.

Qua theo dõi dài hạn (12-30 tháng), người ta nhận thấy các bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn cảm giác nóng, lạnh ở vùng thứ 5. Dữ kiện đó cho thấy, theo thời gian, cảm giác nóng lạnh có thể dần quay trở lại ở vùng này.

Nhiều nghiên cứu về vạt da sau tạo hình thành bụng cho thấy, sau một khoảng thời gian “vô cảm” với mọi kích thích tại vùng đã làm phẫu thuật, thì cảm giác sẽ dần quay trở lại. Ban đầu, cảm giác đau xuất hiện trở lại trước, sau đó đến xúc giác và cuối cùng là cảm giác đối với nhiệt độ.

Nguyên nhân dây thần kinh bị tổn thương

Cơ chế gây tổn thương dây thần kinh trong tạo hình thành bụng thường bao gồm:

  • Tổn thương trực tiếp: Tổn thương do cắt bỏ, vướng chỉ khâu, đốt... Những dây thần kinh dễ bị tổn thương theo cách này nhất chính là dây thần kinh bì trước, dây thần kinh đùi bì ngoài và dây thần kinh chậu – hạ vị. Dây thần kinh bì trước thường tự mọc lại sau một khoảng thời gian ngắn; hai dây thần kinh còn lại khi bị tổn thương đa phần cần can thiệp phẫu thuật, mặc dù đối với dây thần kinh chậu – hạ vị thì vẫn còn một số biện pháp khác để điều trị.
  • Tổn thương gián tiếp: Tổn thương do dây thần kinh bị mắc kẹt trong mô sẹo hình thành trong quá trình phẫu thuật.
  • Tổn thương gián tiếp do chèn ép: Ca phẫu thuật gây phù nề trong và xung quanh vùng có dây thần kinh, nằm trong một không gian nhỏ chật hẹp. Dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến các biểu hiện đau, giảm cảm giác, tê bì...
  • Tổn thương do tư thế sai trong quá trình làm phẫu thuật: Có những tài liệu ghi nhận tổn thương dây thần kinh sau tạo hình bụng do bị đặt sai tư thế trong quá trình mổ. Các dây thần kinh có thể bị thương là: đám rối dây thần kinh cánh tay; dây thần kinh cơ-bì; dây thần kinh quay; dây thần kinh hông-kheo ngoài.

Lưu ý, đa số tổn thương dây thần kinh diễn ra đối với các ca phẫu thuật có kết hợp các thủ thuật khác. Việc kết hợp thủ thuật khiến thời gian nằm sai vị trí kéo dài và dễ dẫn đến tổn thương.

Biện pháp điều trị

Phần quan trọng nhất trong quá trình điều trị tổn thương dây thần kinh chính là bước chẩn đoán. Do những hiện tượng tê bì, đau, giảm cảm giác... là những cảm giác được dự trù trước là sẽ xảy ra sau ca mổ, nên điều này có thể khiến bác sĩ và bệnh nhân khó nhận ra nguyên nhân là do dây thần kinh.

Để chẩn đoán khi người bệnh gặp tình trạng loạn cảm kéo dài, thì bác sĩ cần loại bỏ các nguyên nhân khả dĩ khác. Bệnh nhân nên chủ động trao đổi và cập nhập tình hình hiện tại cho bác sĩ, hỏi và trao đổi cởi mở với bác sĩ về những nghi ngại của bạn. Đừng ngại nêu ra lý do về dây thần kinh trong những buổi tái khám để bác sĩ có thể kiểm tra cho bạn nếu cần thiết.

Đối với những tổn thương của các đây thần kinh, một khi đã được chẩn đoán, thì bác sĩ thường cho bắt đầu điều trị bằng các biện pháp bảo tồn. Bệnh nhân hoặc bác sĩ vật lý trị liệu sẽ:

  • Mát-xa giảm sẹo
  • Mát-xa giảm tình trạng giảm cảm giác
  • Tác động nhẹ giúp vùng bụng bớt nhạy cảm như chạm nhẹ, xả nước nhẹ nhàng qua vùng gặp vấn đề... trong trường hợp bị tăng cảm giác.
  • Trong giai đoạn ngắn hạn, điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc phong bế thần kinh hoặc tiêm steroid cũng có thể giúp cải thiện tình hình.

Những biện pháp này có tác dụng lúc đầu vì tê bì hoặc cơn đau thường sẽ biến mất một cách ngẫu nhiên trong vòng 6 – 12 tháng. Bệnh nhân nên nắm rõ chi tiết này để tránh hoặc giảm bớt phần nào tâm lý lo lắng và hoang mang thường thấy khi gặp những cơn đau mạn tính.

Nếu cảm giác dị cảm không cải thiện sau 3 tháng (tối đa là 6 tháng), thì bệnh nhân sẽ cần được can thiệp phẫu thuật. Tốt nhất là bạn nên nhờ bác sĩ giới thiệu tới một bác sĩ phẫu thuật thần kinh để đánh giá và đưa ra hướng xử lý vấn đề. Tuy nhiên, bệnh nhân không nhất thiết phải đợi đủ 3 tháng kể từ ngày bắt đầu có triệu chứng, đôi khi phẫu thuật sớm sẽ có lợi hơn cho bệnh nhân. Tất nhiên, phẫu thuật chữa tổn thương dây thần kinh cũng có những rủi ro nhất định và có thể gây thêm thương tổn, chỉ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm mới nên thực hiện ca mổ dạng này.

Biện pháp ngăn ngừa biến chứng này

Biện pháp phòng tránh tổn thương da tốt nhất chính là lựa chọn một bác sĩ giỏi, có tay nghề và có đủ uy tín để bạn tin tưởng. Chỉ khi bác sĩ hiểu rõ rủi ro này, nắm rõ giải phẫu dây thần kinh ở vùng rạch mổ và cẩn thận trong các bước phẫu thuật... thì bạn hoàn toàn có thể trải qua giai đoạn hồi phục không gặp khó khăn gì.

Để chính mình có thể hồi phục suôn sẻ, bạn nên tuân thủ mọi chỉ dẫn hậu phẫu của bác sĩ, về những việc như ăn uống, đi lại, vận động... Theo dõi cẩn thận những thay đổi của chính bản thân để có thể giúp bác sĩ nắm được tình hình cụ thể nhất trong các buổi tái khám.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng cân sau tạo hình thành bụng có bất thường và đáng lo không?
Tăng cân sau tạo hình thành bụng có bất thường và đáng lo không?

Cân nặng tăng lên ngay sau khi làm tạo hình thành bụng là chuyện có thể xảy ra và là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Đây là thay đổi tạm thời, số cân sẽ giảm khi hết sưng nề.

Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng
Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng

Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.

Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng
Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng

Thời gian hồi phục sau một số quy trình phẫu thuật hoặc các quy trình điều trị thẩm mỹ sẽ đủ ngắn để bạn có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật của mình. Tuy nhiên thật không may điều này là không thể với một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Biến thể tạo hình thành bụng mini có dời rốn, hạ thấp rốn

Tạo hình thành bụng mini dời rốn là phương pháp cắt bỏ da thừa, chữa tách cơ vùng bụng dưới có thay đổi vị trí rốn để tạo ra vùng bụng phẳng đẹp.

Các biến chứng có thể gặp phải sau tạo hình thành bụng
Các biến chứng có thể gặp phải sau tạo hình thành bụng

Các biến chứng tại chỗ như tụ dịch, tụ máu, hoại tử... dễ xảy ra hơn các biến chứng toàn thân nguy hiểm, ngoài ra còn có biến chứng về mặt thẩm mỹ mà bệnh nhân nên biết.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sau tạo hình thành bụng mà bị đau nhói mạnh ở chân như thể dây thần kinh bị ép thì có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  728 lượt xem

Tôi vừa làm tạo hình thành bụng toàn phần 1 tuần trước và chân tôi bị đau nhói mạnh mỗi khi tôi đứng dậy khi đang ngồi hoặc mỗi khi đi bộ một quãng xa.

Đau dây thần kinh sau tạo hình thành bụng có khỏi được không hay là vĩnh viễn?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  797 lượt xem

Sau tạo hình thành bụng, phía trước đùi của tôi bị tê dại, sau đó tôi có cảm giác nóng rát và giờ thì tôi bị đau nhói mỗi khi đi lại, còn cảm giác nóng rát vào ban đêm thì gây đau đớn nhiều và cản trở giấc ngủ của tôi. Giờ tôi đã làm tạo hình thành bụng được 6 tuần, có vẻ như nó không giảm đi chút nào. Liệu nó có cải thiện không hay là dây thần kinh da-đùi ngoài của tôi đã bị tổn thương vĩnh viễn? Tôi đã được kê Co-codamol (30/500) nhưng không có tác dụng, morphine lỏng cũng thế. Có gợi ý nào để giảm đau không? Khả năng hồi phục hoàn toàn là bao nhiêu?

Làm thế nào để biết chân bị đau là do dây thần kinh hay là do huyết khối tĩnh mạch sâu sau tạo hình thành bụng?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  699 lượt xem

Tôi 28 tuổi, nam, nặng 79 kg. Vừa làm tạo hình thành bụng toàn phần không thắt cơ bụng được 1 tuần. Tôi đứng dậy và đi lại bình thường sau 4 ngày. Nhưng vào ngày thứ 6 lúc đang dắt tay con trai, con tôi đột ngột ngồi xổm xuống và toàn bộ trọng lực của cháu treo ở cánh tay tôi. Tôi cảm thấy một cơn đau điếng người chạy dọc chân, đến giờ vẫn còn khá đau. Tôi vẫn đi lại nhưng đau ở đùi phải, có cảm giác như một dây thần kinh nào đó bị chèn ép hoặc bị xé rách. Khả năng cao là dây thần kinh chứ không phải huyết khối tĩnh mạch sâu đúng không? Phải điều trị thế nào?

Đau vào tháng thứ 10 sau tạo hình thành bụng. Có phải do dây thần kinh không?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  752 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng mở rộng 10 tháng trước. Không có vấn đề gì, hồi phục rất bình thường. Con gái tôi kết hôn 2 tháng trước. Tôi đã nhảy rất nhiều (47 tuổi và vẫn khỏe mạnh) và đã phạm một sai lầm ngu ngốc là nâng cậu con rể của mình lên (với sự giúp đỡ của một cô bạn khác). Hôm ngay sau đám cưới, tôi bắt đầu gặp các triệu chứng này. Đau/bỏng rát ở chỗ vết mổ và rất căng cứng. Đau dọc xuống chân, từ đùi tới đầu gối (và nóng rát). Nằm xuống thì đỡ hơn, nhưng đi lại và tập nhiều thì đau tệ. Các bác sĩ nghĩ sao?

Tập luyện sau tạo hình thành bụng: bao lâu sau phẫu thuật có thể tập luyện bình thường?
  •  6 năm trước
  •  25 trả lời
  •  12314 lượt xem

Cần phải đợi bao lâu sau khi phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng để có thể bắt đầu tập luyện mạnh như gập bụng, nâng tạ?

Video có thể bạn quan tâm
Tạo hình thành bụng chuyển rốn Dr Quang Đức - ca 2 tái khám cắt chỉ sau 10 ngày Tạo hình thành bụng chuyển rốn Dr Quang Đức - ca 2 tái khám cắt chỉ sau 10 ngày 02:30
Tạo hình thành bụng chuyển rốn Dr Quang Đức - ca 2 tái khám cắt chỉ sau 10 ngày
Nguồn: Tiến sĩ bác sĩ Quang Đức 108
 5 năm trước
 4116 Lượt xem
Cắt da mỡ thừa, tạo hình thành bụng Cắt da mỡ thừa, tạo hình thành bụng 05:33
Cắt da mỡ thừa, tạo hình thành bụng
Trước PT: KH có bụng và hông đều thừa da, thừa mỡ nhiều. Bs tư vấn tạo hình thành bụng toàn bộ có chuyển rốn.
 6 năm trước
 4026 Lượt xem
Tạo hình thành bụng chuyển rốn và hút mỡ Dr Quang Đức ca 4 - tái khám cắt chỉ sau 12 ngày Tạo hình thành bụng chuyển rốn và hút mỡ Dr Quang Đức ca 4 - tái khám cắt chỉ sau 12 ngày 02:08
Tạo hình thành bụng chuyển rốn và hút mỡ Dr Quang Đức ca 4 - tái khám cắt chỉ sau 12 ngày
Nguồn: Tiến sĩ bác sĩ Quang Đức
 5 năm trước
 2627 Lượt xem
Ét.o.ét Giải cứu Vòng 2 siêu khủng Ét.o.ét Giải cứu Vòng 2 siêu khủng 00:21
Ét.o.ét Giải cứu Vòng 2 siêu khủng
Vòng 2 nhiều ngấn phì đại, m.ỡ cứng dày do bị mắc bệnh béo phì, có thể chuyển hóa chậm. Cơ thể nặng nề khiến khách hàng di chuyển chậm chạp dẫn đến...
 2 năm trước
 2576 Lượt xem
Tạo hình thành bụng sau 2 tháng như thế nào??? Tạo hình thành bụng sau 2 tháng như thế nào??? 08:34
Tạo hình thành bụng sau 2 tháng như thế nào???
Mời cả nhà cùng so sánh với bác sĩ nhé!!Phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế
 5 năm trước
 2351 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây