Dán Composite
Dán răng bonding là phương pháp trong đó vật liệu nhựa có màu giống với răng (nhựa dẻo) được gắn lên và làm cứng bằng loại đèn đặc biệt để bám chắc lấy răng và cải thiện hàm răng.
Mục đích của phương pháp bonding?
Phương pháp dán răng bonding được sử dụng để:
- phục hồi răng sâu (chất liệu composite được dùng để lấp lỗ thủng)
- khắc phục răng mẻ hoặc nứt
- khắc phục tình trạng răng xỉn màu
- thu nhỏ khoảng cách giữa các răng
- làm răng trông dài hơn
- thay đổi hình dạng của răng
- thay thế cho phương pháp trám Amalgam
- bảo vệ một phần chân răng bị lộ ra do tụt lợi
Quá trình dán răng bonding
- Chuẩn bị: Phương pháp bonding không cần đến sự chuẩn bị quá phức tạp. Bác sĩ nha khoa sẽ không nhất thiết phải gây tê trừ khi phương pháp này được tiến hành để trám răng sâu, răng cần được khoan để thay đổi hình dạng hoặc khi vết nứt nằm gần dây thần kinh. Bác sĩ sẽ dùng bảng màu để chọn ra màu nhựa phù hợp nhất với màu răng tự nhiên.
- Quá trình thực hiện: Tiếp theo, bề mặt răng sẽ được mài nhám và bôi dung dịch conditioner. Bước này giúp cho vật liệu dán dính chắc lên răng. Sau đó, miếng nhựa trùng màu răng sẽ được gắn lên, điều chỉnh cho khớp với răng và làm mịn cho đến khi có được hình dạng mong muốn. Sau đó, ánh sáng xanh hoặc tia laser sẽ được sử dụng để làm cứng vật liệu dán. Sau khi vật liệu dán cứng lại, bác sĩ sẽ cắt gọt, tạo hình và đánh bóng để khớp với bề mặt răng xung quanh.
Tổng thời gian. Quá trình dán răng bonding thường kéo dài khoảng 30 – 60 phút.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dán răng bonding
- Ưu điểm: Dán răng bonding là một trong số các phương pháp đơn giản và ít tốn kém nhất trong các phương pháp nha khoa thẩm mỹ. Khác với mặt dán sứ veneer hay bọc răng sứ sử dụng vật liệu che phủ răng được sản xuất riêng cho từng khách hàng, phương pháp bonding thường được thực hiện ngay ở phòng khám trừ trường hợp nhiều răng cần được dán cùng một lúc. Một ưu điểm khác khi so với mặt dán sứ veneer và bọc răng sứ là phương pháp dán răng bonding chỉ loại bỏ đi một phần men răng rất nhỏ. Hơn nữa, chỉ trừ trường hợp cần trám răng sâu, còn nếu không thì phương pháp bonding không cần đến việc gây tê.
- Nhược điểm: Mặc dù vật liệu được dùng trong phương pháp dán bonding thường không bị xỉn màu nhưng đặc tính này vẫn không tốt bằng mão răng sứ. Một nhược điểm khác nữa là vật liệu dán răng không bền và cũng không chắc khỏe được như những vật liệu khôi phục răng khác, ví dụ như mão răng sứ, mặt dán sứ hay trám răng. Thêm nữa, miếng nhựa dán răng có thể bị mẻ hoặc bong khỏi răng.
Vì những nhược điểm kể trên nên một số bác sĩ thường chỉ dùng phương pháp dán răng bonding cho những trường hợp cần chỉnh sửa một vùng nhỏ, cho mục đích điều chỉnh tạm thời như khuyết điểm trên răng hoặc cho những răng ở vùng chịu lực cắn yếu hơn (ví dụ như răng cửa). Hãy nói chuyện với bác sĩ nha khoa về phương pháp thẩm mỹ phù hợp nhất với vấn đề của bạn.
Răng đã được dán có cần chăm sóc đặc biệt không?
Phương pháp dán răng bonding không đòi hỏi phải đi kèm với các biện pháp chăm sóc đặc biệt. Bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, đánh răng hai lần/ngày, dùng chỉ nha khoa một lần/ngày, xúc miệng với nước sát khuẩn 1 hoặc 2 lần/ngày và đi khám nha khoa thường xuyên để được vệ sinh chuyên nghiệp và kiểm tra.
Vì mặt dán có thể bị nứt nên bạn cần tránh những thói quen như cắn móng tay, nhai đầu bút hay các đồ vật cứng, mở nắp chai bằng răng. Nếu bạn nhận thấy có rìa sắc ở chiếc răng đã được dán hoặc nếu cảm giác răng hơi khác lạ khi cắn thì hãy gọi cho bác sĩ nha khoa.
Vật liệu dán có độ bền bao lâu?
Độ bền của vật liệu dán còn tùy thuộc vào vùng được dán và thói quen răng miệng của bạn. Tuy nhiên, thông thường thì vật liệu dán có độ bền khoảng 3 – 10 năm trước khi cần phải sửa lại hoặc thay mới.
Bonding giá bao nhiêu?
Chi phí của phương pháp bonding còn tùy thuộc vào nơi bạn làm. Nhưng nhìn chung, chi phí dao động trong khoảng $100 - $400 cho một răng.
- Thông tin về bảng giá Dán Composite
- Hỏi đáp về Dán Composite
- Video Dán Composite của các khách hàng
- Hình ảnh trước sau Dán Composite
- 6 trả lời
- 2140 lượt xem
Tôi đã tìm một phương pháp để khắc phục một số vấn đề nhỏ của răng. Tôi cảm thấy răng của tôi không quá tệ, chỉ là răng nanh và một số răng khác quá nhọn và bị mẻ Tôi đang cân nhắc giữa dán bonding và dán sứ veneer nhưng tôi nghiêng về phía dán bonding hơn vìphương pháp dán sứ Veneer có giá quá cao nhưng bù lại thì chất lượng lại tốt hơn.
- 3 trả lời
- 2372 lượt xem
Men răng của tôi rất mỏng và trong ở bên dưới, với rất nhiều vết nứt và mẻ, đau khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Tôi hỏi bác sĩ nha khoa của tôi về phương pháp dán bonding nhưng bác sĩ từ chối và nói không nên động chạm vào men răng. Tôi cảm thấy rất ngại khi cười. Tôi nên làm gì? Tôi có nên tìm đến một bác sĩ khác không hay cứ để nguyên như thế này? Tôi mới 21 tuổi.
- 5 trả lời
- 1423 lượt xem
Tôi sắp sửa tháo niềng răng. Tôi có một răng cửa bên bị nhọn nhưng trông không quá tệ. Vì niềng răng đẩy các răng "chặt " với nhau, vậy sau khi niềng răng tôi nên chọn dán răng bằng mặt dán composite hay mặt dán sứ Lumineer?
- 12 trả lời
- 2048 lượt xem
Hai răng cửa của tôi có kẽ hở khoảng 3mm và tôi đang tìm một phương pháp cho hiệu quả vĩnh viễn và nhanh chóng. Tôi có nên chọn phương pháp dán bonding không? Ngoài ra, tôi có đọc được về khâu cao su cũng có tác dụng kéo các răng lại gần nhau, tôi có nên sử dụng không?
- 3 trả lời
- 1911 lượt xem
Răng cửa bị nứt thì xử lý như thế nào?
- 11 trả lời
- 1687 lượt xem
Tôi bị ngã khi còn nhỏ và răng cửa của tôi bị vỡ một nửa. Bác sĩ nha khoa khuyên tôi nên tiến hành dán Bonding (dán composite) hoặc dán sứ Veneer. Tôi thích phương pháp dán composite hơn vì tôi không muốn phải mài răng, tuy nhiên bác sĩ nói rằng họ sẽ vẫn cần làm nhám bề mặt răng bằng máy mài và sau đó dùng chất hóa học. Tôi rất sợ phải mài răng và không muốn ảnh hưởng đến răng. Vậy phương pháp dán Bonding có thể được tiến hành mà không cần mài hay làm nhám răng không?
- 3 trả lời
- 997 lượt xem
Tôi mới dán bonding vài tuần trước và kể từ đó đến nay, một trong số các răng được dán vẫn bị nhạy cảm. Tôi nên làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
- 16 trả lời
- 1897 lượt xem
Tôi rất sợ việc gây tê khi điều trị nha khoa. Mặt dán composite của tôi vẫn còn dính khá chắc và tôi chỉ muốn mặt dán sáng màu hơn. Liệu việc này có cần đến bước mài răng và làm lại từ đầu không? Tôi có thể dùng các sản phẩm làm trắng răng cho mặt dán composite không?
- 8 trả lời
- 1452 lượt xem
Gần đây, tôi bị vỡ mất hai răng cửa (khoảng ½ răng cửa giữa và răng cửa bên). Bác sĩ đã tiến hành dán composite (dán bonding) và cho đến bây giờ đã được hai tuần nhưng tôi vẫn có cảm giác không tự nhiên ở hai chiếc răng đó, tôi muốn biết là cảm giác này sẽ kéo dài bao lâu?
- 7 trả lời
- 1381 lượt xem
Hai răng cửa của tôi bị thưa từ khi còn nhỏ và bây giờ tôi đang cân nhắc đến việc chỉnh sửa bằng phương pháp dán Bonding. Liệu sau khi dán bonding, hai răng cửa có bị mất cân đối với các răng khác không?
- 4 trả lời
- 918 lượt xem
Mặt dán composite sau bao lâu thì cần thay mới?
- 4 trả lời
- 1600 lượt xem
Răng của tôi rất ngắn. Phương pháp dán bonding có thể làm cho răng dài hơn không? Tôi không muốn dán sứ veneer. Ngoài ra, phương pháp dán bonding có thể làm cho cạnh răng tròn hơn và bớt sắc không?
- 5 trả lời
- 2070 lượt xem
Tôi muốn biết loại mặt dán nào sẽ giúp cho răng trắng sáng hơn. Ngoài ra, tôi muốn chọn loại có thể bền khoảng 5 – 7 năm.
- 3 trả lời
- 1298 lượt xem
Tôi đã dán mặt dán composite cho 6 răng cửa. Nhìn chung thì tôi rất hài lòng nhưng mặt dán lại ngả màu quá nhanh. Tôi luôn uống các loại đồ uống nhạt màu và bôi sáp dầu lên mặt dán mỗi khi uống rượu hay cà phê nhưng mặt dán vẫn bị chuyển màu. Có cách nao để ngăn chặn tình trạng này và làm sáng mặt dán composite tại nhà không?Tôi có nên thay bằng mặt dán sứ không?
- 3 trả lời
- 2575 lượt xem
Tôi có mặt dán compositetrên hai răng cửa do răng bị mẻ và chuyển màu. Sắp tới tôi sẽ thóa niềng răng và tôi muốn biết liệu mặt dán có bị bong ra khi bác sĩ mài đi lớp keo dính không?
- 3 trả lời
- 1326 lượt xem
Tôi có hai mặt dán composite được gắn lên hai răng cửa hàm dưới. Tôi luôn giữ vệ sinh vùng có mặt dán bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và làm theo hướng dẫn là không dùng kem đánh răng có tác dụng kiểm soát cao răng vì có chứa thành phần có thể làm hỏng mặt dán composite. Nhưng ngay sau khi đánh răng, mảng bám lại bắt đầu hình thành ở mặt sau của răng và mặt dán. Tôi nên làm thế nào để ngăn ngừa/loại bỏ mảng bám?
- 8 trả lời
- 1436 lượt xem
Hàm răng của tôi có hai vấn đề chính: Khoảng trống thưa giữa các răng hàm dưới và răng cửa bên của tôi nằm hơi thụt về phía sau so với hai răng cửa trước (Bình thường, chiếc răng này có cùng màu với các răng khác nhưng lại có màu xám trong ảnh chụp dưới ánh sáng yếu). Vậy phương pháp dán răng Bonding có phù hợp với tôi không? Hiện tại tôi đã hài lòng với hàm răng của mình và không muốn phải niềng răng.
- 8 trả lời
- 1449 lượt xem
Răng cửa hàm dưới của tôi bị mẻ mất một nửa. Phương pháp dán bonding có khắc phục được không?
- 3 trả lời
- 1155 lượt xem
Hiện nay tôi đã dùng niềng răng trong suốt invisalign được 14 tháng trong quá trình dài 16 tháng và răng của tôi đã thẳng trở lại, vấn đề khớp cắn sâu của tôi cũng đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, ba chiếc răng của tôi đã bị mẻ do lệch khớp cắn. Bác sĩ nha khoa đã tiến hành mài để làm tròn hai chiếc răng cửa nên chúng bị ngắn hơn các răng xung quanh. Bác sĩ nha khoa thẩm mỹ nói có thể phục hình lại cho hai chiếc răng này nhưng tôi không muốn phải mài răng thêm nữa để dán sứ Veneer. Vậy tôi có thể tiến hành dán Bonding (dán composite) để làm cho răng cửa trở lại hình dạng ban đầu không?
- 4 trả lời
- 1341 lượt xem
Vấn đề của tôi (cũng là lí do mà tôi niềng răng) là răng của tôi bị thưa. Bây giờ răng của tôi đã thẳng, nhưng khi đi đeo hàm duy trì, răng của tôi bị đau và tôi lo lắng rằng hàm răng của tôi sẽ xô lệch trở lại. Liệu tôi có thể để răng lệch hẳn về vị trí ban đầu rồi tiến hành dán Bonding để không phải đeo niềng trở lại không?