Răng lắp tạm bị long ra, có cần gắn lại cho đến khi gặp được bác sĩ không?
Khi răng lắp tạm bị long ra, cách tốt nhất là gắn lại răng đó vào răng thật. Đôi khi, răng giả lắp tạm vẫn sẽ bám chắc cho đến khi bạn gặp được bác sĩ, nhưng bạn cần tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu răng giả bị bung ra do mất độ kết dính thì bạn có thể đi mua keo dính nha khoa ở các hiệu thuốc và bôi một ít vào bên trong răng giả, rồi đặt răng giả trở lại vị trí theo đúng hướng dẫn. Bạn luôn phải giữ răng giả ở vị trí để các răng không bị lệch và trở nên nhạy cảm.
Nếu như bạn có thể đưa răng giả tạm thời về đúng vị trí và cắn một cách thoải mái thì bạn có thể dùng keo dính nha khoa để tự gắn. Điều quan trọng là răng giả tạm thời cần phải vừa khít với răng thật và bạn không còn nhìn thấy keo thừa bởi nếu không, điều này sẽ gây ra các bệnh về lợi, răng giả quá cao và gây ảnh hưởng đến khớp cắn. Ngoài ra, bạn có thể gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn. Nếu như không bị đau thì bạn có thể để như vậy trong vài ngày. Răng có thể bị lệch rất nhanh nếu như không có răng giả tạm thời trong vài ngày, khiến cho việc lắp răng sứ cố định trở nên khó khăn.
Có nhiều lí do mà bác sĩ cần sử dụng mão lắp tạm, đó là bảo vệ cho răng, ngăn ngừa răng nhạy cảm, và giữ cho các răng bên cạnh không bị lệch bởi điều này sẽ khiến cho răng sứ vĩnh viễn không vừa.
Nếu như không muốn phải dùng mão lắp tạm thì bạn có thể tìm đến các cơ sở nha khoa thẩm mỹ có dịch vụ bọc răng sứ chỉ trong một lần hẹn với công nghệ Cerec.
Khi răng giả tạm thời bị bung ra, đa số khách hàng đều không nhận thấy hiện tượng răng trở nên hơi nhạy cảm hay sự khác biệt của răng nhưng vấn đề lớn nhất là răng sẽ bị dịch chuyển, gây khó khăn cho việc đưa răng sứ vào giữa các răng xung quanh.
Trong hai ngày thì sẽ không phát sinh ra vấn đề nào lớn nhưng nếu có thể thì bạn nên đặt răng giả tạm thời vào vị trí cũ và cần tránh nhai vào vị trí đó cho đến khi bạn gặp được bác sĩ. Ngoài ra, bạn không nên dùng các loại keo dán nha khoa mua ở hiệu thuốc vì những loại keo này sẽ tạo một lớp quá dày, gây ảnh hưởng đến khớp cắn và một số vấn đề khác nhưng bạn có thể dùng một lượng nhỏ kem đánh răng để giữ răng giả tạm thời cố định trong một vài ngày.
Trong khi chờ gặp bác sĩ thì bạn có thể dùng một chút kem đánh răng hoặc Vaseline bôi vào trong răng giả tạm thời và gắn lại vị trí cũ. Nếu không, bạn có thể mua keo dán nha khoa ở hiệu thuốc để gắn. Nếu bạn trì hoãn việc gắn lại mão tạm thời càng lâu thì răng sẽ càng cần điều chỉnh nhiều khi quay lại phòng khám để gắn răng sứ cố định.
Trong thời gian dùng răng giả tạm thời, bạn nên tránh ăn đồ dẻo, dính và không dùng chỉ nha khoa ở vị trí có răng giả. Nếu có thức ăn mắc ở kẽ răng thì bạn chỉ nên kéo nhẹ chỉ nha khoa giữa hai răng, không nên giật mạnh để tránh làm mão răng bị bung ra. Ngoài ra, không nên nhai đồ cứng để tránh làm nứt răng giả tạm thời.
Mục đích của răng giả tạm thời là bảo vệ cho cấu trúc răng thật đã bị mài không bị vỡ và duy trì khoảng cách giữa các răng cho đến khi lắp răng sứ cố định. Nếu như răng giả tạm thời bung ra, hãy làm sạch nó và đặt lại vị trí cũ. Nếu răng giả tạm thời có thể đứng vững thì hãy đến gặp bác sĩ khi có thể. Nếu như không chắc thì bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ ngay để gắn lại hoặc tự gắn lại tại nhà bằng keo dán nha khoa mua ở hiệu thuốc.
Tại phòng khám của chúng tôi, vấn đề này không bao giờ xảy ra vì chúng tôi sử dụng hệ thống Cerec CAD/CM. Với hệ thống này, chúng tôi có thể chuẩn bị răng, thiết kế răng sứ trên máy tính và gắn răng sứ vào răng chỉ trong một buổi hẹn duy nhất, không cần dùng răng giả tạm thời và kết quả sẽ có tính chính xác cao hơn so với răng sứ truyền thống được làm tại xưởng chế tác răng.
Răng có thể bị lệch, vỡ và gây đau nếu như mão lắp tạm bị bung ra. Việc đợi một vài ngày sẽ không gây hại nhưng nếu để quá lâu thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng và có thể không thể sửa chữa được.
Nếu răng giả tạm thời bị long ra thì việc chờ hai ngày để gặp bác sĩ sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đôi khi răng sẽ bị nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh hay đồ ngọt,… Nếu răng bị hiện tượng này thì hãy dùng keo dính nha khoa để gắn lại răng giả tạm thời. Trước khi gắn, bạn cần thử tháo ra lắp vào nhiều lần rồi mới gắn bằng keo. Việc này sẽ giúp đảm bảo rằng răng giả khít hoàn toàn với răng thật. Sau đó, hãy cố gắng lau hết phần keo thừa và đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Khi dùng chỉ nha khoa, bạn nên đưa chỉ ra theo chiều ngang chứ đừng giật lên để tránh làm long răng giả.
Bạn nên đặt răng lắp tạm vào vị trí cũ và chờ cho đến khi gặp được bác sĩ để gắn lại. Hoặc bạn cũng có thể dùng một lượng nhỏ keo dính nha khoa gắn vào bên trong răng giả và tự lắp vào vị trí cũ.
Bạn nên gọi hỏi ý kiến bác sĩ trước khi gắn bất cứ thứ gì lên răng bởi nếu làm không đúng thì bác sĩ sẽ không thể gắn răng giả cố định lên răng và phải chờ lớp keo tạm thời bong ra.
Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
Mức giá trung bình của thẩm mỹ bọc răng sứ là bao nhiêu? Tôi đang có nhu cầu chỉnh sửa lại hàm răng cho trắng và đều hơn.
- 17 trả lời
- 2361 lượt xem
Các sản phẩm tẩy trắng răng có tác dụng với răng sứ và miếng trám không?
Liệu có thể tẩy trắng răng khi đã bọc răng sứ hoặc trám răng không?
- 7 trả lời
- 1733 lượt xem
Quá trình bọc răng sứ mất bao nhiêu thời gian?
Theo tôi biết thì bọc răng sứ cần 2 buổi hẹn. Buổi đầu tiên là chuẩn bị răng, và buổi thứ 2 là lắp răng. Vậy cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị răng, lấy khuôn răng, lắp răng giả tạm thời và lắp răng sứ vĩnh viễn trong quy trình thẩm mỹ này?
- 11 trả lời
- 4046 lượt xem
Bọc răng sứ có làm cho lợi bị đen không?
Tôi đã rút tủy cho răng cửa 10 năm trước và bây giờ răng đã bị đổi màu. Tôi sắp bọc răng sứ nhưng còn đang phân vân không biết đó có phải là giải pháp tốt nhất hay không. Tôi có nên để răng như vậy không? Tôi đã thấy nhiều người bị đen viền lợi (cổ chân răng) sau khi bọc. Hiện tượng đen viền lợi này có phải là do răng sứ hay mặt dán sứ veneer gây ra không?
- 17 trả lời
- 1476 lượt xem
Bọc răng sứ có độ bền bao lâu?
Tôi đã tiến hành bọc răng sứ cho 4 răng ở hàm dưới khoảng 2 năm trước và trong đó đã có một chiếc bị mẻ. Tôi rất cẩn thận trong việc ăn uống (không ăn đồ cứng, không nhai đá,…) và không biết là răng sứ có độ bền bao lâu nếu sử dụng bình thường.
- 16 trả lời
- 1310 lượt xem
Răng không có khả năng tự chữa lành. May mắn thay, các bác sĩ nha khoa có rất nhiều cách để tái tạo răng bị hư hỏng do chấn thương, bệnh tật hoặc thói quen vệ sinh răng miệng kém.
Bọc răng sứ Zirconia dần phổ biến hơn với nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn một số hạn chế mà bạn cần cân nhắc.