Cách ngăn ngừa sâu răng bên dưới răng sứ
Khi sâu răng đã hình thành bên dưới răng sứ thì phương pháp giải quyết về lâu dài sẽ là thay thế răng sứ mới. Nếu như vùng răng sâu có phạm vi nhỏ và nằm ở phần rìa thì sẽ được loại bỏ và sau đó, dùng vật liệu composite để hàn lại vùng răng này. Tuy nhiên, đa phần thì đây chỉ là một phương pháp khắc phục tạm thời. Tốt nhất bạn nên thay thế răng sứ hiện tại bằng loại răng sứ toàn sứ được gắn trực tiếp lên răng. Loại răng sứ này sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ răng bị sâu trở lại.
Răng có thể bị sâu trở lại bên dưới miếng trám răng hoặc bên dưới răng sứ nếu như phần rìa không được dán kín và khách hàng không có thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà. Nếu như răng bị sâu bên dưới răng sứ thì cách tốt nhất là gỡ bỏ răng sứ, loại bỏ vùng răng sâu và làm răng sứ mới để gắn khít với răng hơn và ngăn răng không tiếp tục bị sâu sau này.
Nếu dấu răng (khuôn răng) được lấy chính xác và rìa của răng sứ được gắn khít vào răng thật sau khi được kiểm tra dưới kính hiển vi thì sẽ bạn sẽ không phải lo về các vấn đề phát sinh và độ bền của răng sứ.
Khi điều trị răng bị sâu lại sau khi bọc răng sứ thì có một số yếu tố cần được cân nhắc như sau:
- Vùng sâu có ăn vào trong nhiều trong?
- Có dễ tiếp cận vùng răng sâu bằng dụng cụ nha khoa không?
- Có thể loại bỏ hết vùng răng sâu mà không cần phải gỡ bỏ răng sứ không?
Phương án giải quyết đơn giản nhất là gắn một mảng trám nhỏ vào vùng rìa răng sứ nơi răng thật và răng sứ tiếp xúc với nhau để loại bỏ đi vùng răng sâu và hàn lại răng sứ để ngăn không cho vùng răng sâu lan rộng ra. Nếu như sâu ăn vào bên trong hoặc khó tiếp cận thì cách tốt nhất là gỡ bỏ răng sứ và thay răng sứ mới sau khi đa xử lí xong vùng răng sâu.
Thông thường thì nguyên nhân răng cần bọc răng sứ là vì răng đã từng được trám. Mục đích của việc bọc răng sứ là bảo vệ và củng cố cho cấu trúc răng vốn đa bị suy yếu. Nếu như không được điều trị hợp lý thì vùng răng sâu bên dưới răng sứ sẽ lan rộng ra và lúc này, cấu trúc răng sẽ không còn đủ để can thiệp bằng bất kì biện pháp nào nữa.
Ngăn ngừa là biện pháp tốt nhất. Hãy đánh răng (bao gồm cả răng sứ) thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và đi khám nha khoa định kì để nếu có vấn đề nào xảy ra, nó sẽ được phát hiện và xử lý sớm.
Một khi vùng răng sâu đã hình thành bên dưới răng sứ thì sẽ chỉ có hai lựa chọn:
- Gỡ bỏ răng sứ, làm sạch và loại bỏ vùng răng sâu sau đó chuẩn bị răng cho răng sứ mới.
- Nếu răng bị sâu ở vị trí dễ tiếp cận thì cần làm sạch vùng răng sâu và khôi phục răng bằng trám composite. Phương pháp này rất ít khi được sử dụng vì sâu răng thường hình thành bên dưới kẽ hở giữa răng và răng sứ nên rất khó tiếp cận.
Các biện pháp ngăn ngừa sâu răng khi bọc răng sứ:
- Răng sứ cần vừa vặn với răng thật và phần rìa được gắn khít vào răng thật
- Chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
- Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp và khám nha khoa định kì
- Dùng kem đánh răng và nước xúc miệng có chứa fluoride để làm chắc men răng và ngăn ngừa sâu răng
Một chiếc răng sứ được gắn lên răng cần có phần rìa khít với răng thật để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào trong. Mộ ki vi khuẩn lọt vào bên trọng thì chúng sẽ chuyển hóa đường sucrose từ thức ăn và tiết ra một loại axit phá hủy răng và gây sâu răng. Vì thế, có hai cách để ngăn ngừa sâu răng hình thành bên dưới răng sứ là:
- Dán khít viền răng sứ
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận: đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng nước xúc miệng có chứa chất kháng khuẩn,…
Trong nhiều trường hợp, rìa răng sứ được gắn khít nhưng do không chăm sóc răng cẩn thận, sâu răng vẫn hình thành. Để điều trị, răng sứ cần được gỡ bỏ, loại bỏ vùng răng sâu và làm răng sứ mới.
Ngoài ra, bạn cần đến các phòng khám nha khoa để răng được vệ sinh tổng thể, bảo vệ cấu trúc răng bên dưới răng sứ và toàn bộ các răng còn lại. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng hình thanh bên dưới răng sứ.
Để ngăn ngừa sâu răng hình thành bên dưới răng sứ, bạn cần vệ sinh răng chuyên nghiệp tại các phòng khám nha khoa 3 tháng một lần, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và đánh răng, xúc miệng bằng sản phẩm có chứa fluoride.
Làm cách nào để tránh những đường viền đen khi bọc răng sứ?
Tôi thấy nhiều người sau khi bọc răng sứ, xuất hiện các đường tối màu ở viền lợi. Có cách nào để tránh vấn đề này không?
- 10 trả lời
- 1892 lượt xem
Màu sắc của răng sứ hiện nay trắng hơn so với cách đây 20 năm?
Tôi được biết là răng sứ không bị ngả màu nhưng ở đa số các bức ảnh mà tôi xem thì các răng sứ cũ đều được thay thế bằng răng sứ mới có màu trắng hơn hẳn. Đó là do răng sứ được sản xuất bây giờ có màu trắng hơn răng sứ trước kia hay là do răng sứ cũ bị ngả màu?
- 8 trả lời
- 1528 lượt xem
Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
Mức giá trung bình của thẩm mỹ bọc răng sứ là bao nhiêu? Tôi đang có nhu cầu chỉnh sửa lại hàm răng cho trắng và đều hơn.
- 17 trả lời
- 2312 lượt xem
Răng lắp tạm bị long ra, có cần gắn lại cho đến khi gặp được bác sĩ không?
Phải hai ngày nữa tôi mới gặp được bác sĩ để gắn mão răng vĩnh viễn (răng giả cố định). Vậy tôi có cần dùng keo để gắn lại mão răng lắp tạm (răng giả tạm thời), chờ đến khi có mão vĩnh viễn, hay cứ để như vậy?
- 21 trả lời
- 11454 lượt xem
Các sản phẩm tẩy trắng răng có tác dụng với răng sứ và miếng trám không?
Liệu có thể tẩy trắng răng khi đã bọc răng sứ hoặc trám răng không?
- 7 trả lời
- 1691 lượt xem
Răng không có khả năng tự chữa lành. May mắn thay, các bác sĩ nha khoa có rất nhiều cách để tái tạo răng bị hư hỏng do chấn thương, bệnh tật hoặc thói quen vệ sinh răng miệng kém.
Bọc răng sứ Zirconia dần phổ biến hơn với nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn một số hạn chế mà bạn cần cân nhắc.