Có cần gây tê khi bọc răng sứ bằng hệ thống Cerec không?
Bác sĩ sẽ vẫn cần gây tê khi thực hiện quá trình phục hình răng sứ Cerec để giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái. Điểm khác nhau duy nhất giữa bọc răng sứ Cerec và bọc răng sứ truyền thống là với hệ thống Cerec, răng sứ sẽ được hoàn thành và gắn lên răng trong vòng một ngày.
Tuy nhiên, việc gây tê không phải lúc nào cũng cần thiết. Nhiều khách hàng có thể trải qua quá trình thực hiện các phương pháp nha khoa mà không cần phải gây tê, bao gồm cả phục hình răng sứ Cerec bởi mỗi người có một khả năng chịu đau khác nhau.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên các khách hàng nên dùng thuốc giảm đau sau khi tiến hành bất kì phương pháp can thiệp nào để ngăn ngừa cảm giác khó chịu khi thuốc tê hết tác dụng.
Việc phục hình cho răng bằng răng toàn sứ Cerec không khác gì so với bất kì phương pháp nha khoa nào khác. Vì thế, nếu như bạn cần gây tê khi thực hiện các phương pháp khác thì bạn cũng sẽ cần gây tê khi làm răng toàn sứ Cerec. Điểm khác biệt ở đây là răng toàn sứ Cerec có thể được hoàn thành chỉ trong một ngày, có nghĩa là bạn sẽ không cần phải quay lại phòng khám nha khoa lần thứ hai và gây tê hai lần để gắn răng sứ. Nếu bạn vẫn sợ đau thì bạn có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Motrin, Advil hay Alleve để hạn chế tối đa các phản ứng viêm và cảm giác khó chịu.
Hệ thống CAD/CAM Cerec cho phép toàn bộ quá trình bọc răng sứ có thể hoàn thành trong cùng một ngày, bao gồm cả bước chuẩn bị. Đây là ưu điểm lớn nhất của hệ thống Cerec. Vì thế, khách hàng sẽ được gây tê ngay từ bước chuẩn bị. Tuy nhiên, nếu như quá trình thực hiện được chia làm hai ngày thì bạn sẽ vẫn được gây tê hai lần như phương pháp truyền thống, nếu không bạn sẽ cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Còn nếu như răng đã được rút tủy thì có thể bạn sẽ không cần phải gây tê nữa.
Sau khi kết thúc quy trình bọc răng sứ, khách hàng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn để hạn chế hiện tượng răng nhạy cảm và sưng viêm.
Bạn vẫn sẽ cần được gây tê khi làm răng toàn sứ Cerec do vẫn cần có bước mài răng và gán răng sứ lên răng (răng có thể trở nên nhạy cảm).
Các loại thuốc gây tê thường được sử dụng trong phương pháp này gồm có:
- spetocaine
- lidocaine
- marcaine (gây tê trong thời gian dài hơn)
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho khách hàng một liều thuốc giảm đau (2 viên Advil và 2 viên Tylenol) trước khi tiến hành mài răng và gắn răng sứ để hạn chế các cơn đau có thẻ xảy ra do cơ và lợi bị tác động.
Sau khi răng sứ được gắn cố định, đa số khách hàng đều không cần đến thuốc giảm đau nhưng nếu răng trở nên nhạy cảm thì bạn có thể dùng thuốc mỗi 6 tiếng một lần trong vòng 24 giờ đầu.