Ung thư là căn bệnh xảy ra khi có đột biến trong các gen có nhiệm vụ điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Sự đột biến này khiến cho các tế bào phân chia và nhân lên một cách không kiểm soát.
Ung thư vú là dạng ung thư phát triển trong các tế bào vú. Thông thường, ung thư hình thành ở các tiểu thùy hoặc ống dẫn sữa. Tiểu thùy là nơi sản xuất sữa, còn ống dẫn là con đường đưa sữa từ các thùy ra ngoài núm vú. Bên cạnh đó, ung thư cũng có thể xảy ra trong các mô mỡ hoặc mô liên kết bên trong vú.
Các tế bào ung thư không được kiểm soát thường xâm lấn sang các mô vú khỏe mạnh và có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết bên dưới cánh tay. Các hạch bạch huyết này là con đường chính đưa tế bào ung thư di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Bấm để hiểu thêm về cấu tạo của vú.
Ở giai đoạn đầu, ung thư vú thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Trong nhiều trường hợp, khối u còn quá nhỏ đến mức không thể cảm nhận được, nhưng vẫn có thể nhìn thấy sự bất thường trên ảnh chụp quang tuyến vú. Nếu khối u đủ to thì dấu hiệu đầu tiên thường là sờ thấy cục lạ ở bên trong vú mà trước đây không có. Tuy nhiên, không phải tất cả các u cục bên trong vú đều là ung thư.
Mỗi loại ung thư vú sẽ đi kèm với nhiều triệu chứng, có thể giống hoặc khác nhau. Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú gồm có:
Tuy nhiên, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số nêu trên thì chưa chắc đã bị ung thư vú. Ví dụ, cảm giác đau ở vú hoặc sờ thấy cục ở vú có thể là do u nang lành tính gây ra. Nhưng nếu sờ thấy một khối u ở vú hoặc có thêm các triệu chứng khác thì vẫn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và làm xét nghiệm. Tìm hiểu thêm về các triệu chứng của ung thư vú.
Có một số loại ung thư vú khác nhau và được chia thành hai thể chính: ung thư vú xâm lấn và ung thư vú không xâm lấn. Ung thư vú xâm lấn là thể ung thư lan từ ống tuyến vú hoặc các thùy đến các bộ phận khác của vú, trong khi đó thì ung thư vú không xâm lấn không lan rộng mà chỉ ở tại mô ban đầu.
Các loại ung thư vú phổ biến đều được xếp vào một trong hai nhóm này, gồm có:
Ngoài ra còn có các loại ung thư vú khác ít phổ biến hơn gồm có:
Loại ung thư sẽ quyết định lựa chọn điều trị, cũng như là kết quả điều trị lâu dài. Tìm hiểu thêm về các loại ung thư vú.
Ung thư vú dạng viêm (Inflammatory breast cancer- IBC) là một loại ung thư vú hiếm gặp nhưng tiến triển rất nhanh. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, ung thư vú dạng viêm chỉ chiếm từ 1 đến 5% tổng số ca mắc ung thư vú.
Ở dạng ung thư vú này, các tế bào chặn các hạch bạch huyết gần vú, khiến cho các mạch bạch huyết trong vú không thể lưu thông bình thường được. Thay vì tạo ra khối u thì ung thư vú dạng viêm làm cho ngực bị sưng, đỏ và có cảm giác nóng ấm. Khi bị bệnh này, vú sẽ bị dày lên và có các vết lõm nhỏ giống như vỏ cam.
Ung thư vú dạng viêm tiến triển rất nhanh. Vì thế nên nếu phát hiện ra bất kỳ triệu chứng không bình thường nào thì cần đi khám ngay lập tức. Tìm hiểu thêm về ung thư vú dạng viêm và các triệu chứng.
Ung thư vú bộ ba âm tính là một loại ung thư hiếm gặp khác, chỉ chiếm khoảng 10 đến 20% tổng số trường hợp bị ung thư vú (theo số liệu của Viện Đại học Johns Hopkins). Một khối u sẽ được kết luận là ung thư vú bộ ba âm tính nếu có cả ba đặc điểm sau:
Nếu một khối u đáp ứng đủ ba điều kiện này, nó sẽ được xếp vào loại ung thư vú bộ ba âm tính. Loại ung thư vú này thường phát triển và lan nhanh hơn các loại ung thư vú khác.
Ung thư vú bộ ba âm tính rất khó điều trị vì liệu pháp hormone thường dùng cho ung thư vú sẽ không hiệu quả với loại bệnh này. Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị và tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư vú bộ ba âm tính.
Ung thư vú di căn (metastatic breast cancer) là tên gọi khác của ung thư vú giai đoạn 4. Đây là tình trạng mà ung thư đã lan từ vú sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, phổi hay gan.
Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư vú. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị với mục tiêu là ngăn chặn sự phát triển và lan rộng thêm của (các) khối u. Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị ung thư di căn và các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót.
Giống như phụ nữ, nam giới cũng có mô vú, mặc dù số lượng ít hơn. Vì thế nên nam giới cũng có thể bị ung thư vú nhưng với tỉ lệ hiếm hơn phụ nữ rất nhiều. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ở nam giới da trắng thì tỉ lệ mắc ung thư vú thấp hơn 100 lần so với phụ nữ da trắng và ở người da màu thì tỉ lệ này ở nam giới thấp hơn 70 lần so với phụ nữ.
Ung thư vú có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau và những triệu chứng mà mỗi người gặp phải là không giống nhau.
Nếu bạn phát hiện thấy có thay đổi đột ngột ở vú và lo lắng không biết có phải là ung thư hay không thì có thể bấm vào đây để tìm hiểu thêm về các triệu chứng và hình ảnh của ung thư vú.
Ung thư vú được chia thành các giai đoạn dựa trên kích thước hoặc phạm vi lan rộng của khối u. Ở giai đoạn muộn thì khối u sẽ có kích thước lớn hoặc xâm lấn rộng hơn sang các mô, cơ quan lân cận. Mặc khác, ở giai đoạn sớm thì khối u nhỏ hơn và chỉ nằm bên trong vú. Để có thể xác định giai đoạn ung thư vú, bác sĩ cần biết:
Ung thư vú có 5 giai đoạn chính, từ giai đoạn 0 đến 4.
Giai đoạn 0 là ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS). Các tế bào ung thư ở giai đoạn này vẫn chỉ giới hạn trong các ống dẫn sữa chứ chưa lan sang các mô xung quanh.
Giai đoạn 3A:
Khối u có thể có bất kì kích thước nào và tế bào ung thư đã lan đến 4 – 9 hạch bạch huyết nách hoặc khiến cho các hạch bạch huyết gần xương ức to ra.
Khối u lớn hơn 5cm và tế bào ung thư đã lan đến 1 – 3 hạch bạch huyết ở nách hoặc bất kỳ hạch bạch huyết nào gần xương ức.
Giai đoạn 3B: Khối u đã di căn đến thành ngực hoặc da và có thể lan sang từ 0 - 9 hạch bạch huyết.
Giai đoạn 3C: Phát hiện tế bào ung thư ở 10 hạch bạch huyết nách trở lên hoặc hạch bạch huyết gần xương đòn hoặc hạch bạch huyết gần xương ức
Ở giai đoạn 4, khối u có thể ở bất kỳ kích thước nào, các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết xung quanh cũng như là ở xa và di căn cả sang các cơ quan khác.
Các xét nghiệm sẽ xác định giai đoạn ung thư cụ thể, từ đó quyết định phương án điều trị. Tìm hiểu thêm về các giai đoạn ung thư vú và cách điều trị.
Để xác định các triệu chứng mà một người gặp phải có đúng là ung thư vú không hay chỉ là một vấn đề lành tính thì bác sĩ sẽ cần tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm khác nhau.
Những xét nghiệm nhằm chẩn đoán ung thư vú gồm có:
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm khác như chụp cộng hưởng từ MRI hoặc sinh thiết vú. Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm khác cũng được sử dụng để phát hiện ung thư vú.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư vú, bác sĩ có thể yêu cầu cả chụp nhũ ảnh và siêu âm. Nếu sau cả hai xét nghiệm này mà vẫn không thể kết luận có bị ung thư hay không thì bác sĩ sẽ tiếp tục làm một xét nghiệm khác gọi là sinh thiết vú.
Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô ra khỏi vùng khả nghi để tiến hành xét nghiệm. Có nhiều phương pháp sinh thiết vú khác nhau, trong đó có một số phương pháp chỉ cần dùng kim để lấy mẫu mô và cũng có những phương pháp phải rạch một đường trên vú để có thể lấy mẫu.
Sau đó, bác sĩ sẽ gửi mẫu mô đến phòng thí nghiệm. Nếu mẫu xét nghiệm dương tính với ung thư thì phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra thêm để xác định loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải. Tìm hiểu thêm về sinh thiết vú, cách chuẩn bị cho sinh thiết vú và quá trình thực hiện.
Giai đoạn ung thư, phạm vi xâm nhập hay di căn (nếu có) và kích thước khối u đều là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương án điều trị.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định kích thước, giai đoạn và cấp độ ung thư (khả năng phát triển và lan rộng). Sau đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn về các lựa chọn điều trị. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến nhất. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân sẽ cần thêm các phương pháp điều trị bổ sung như hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích (targeted therapy), xạ trị hoặc liệu pháp hormone.
Có một số phương pháp phẫu thuật khác nhau được sử dụng để loại bỏ ung thư vú, bao gồm:
Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm phóng xạ năng lượng cao để nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Hầu hết các phương pháp xạ trị đều sử dụng chùm tia bên ngoài với một thiết bị cỡ lớn ở bên ngoài cơ thể.
Những tiến bộ mới trong kỹ thuật điều trị ung thư hiện nay còn cho phép chiếu xạ từ bên trong cơ thể. Đây là phương pháp được gọi là xạ trị áp sát (brachytherapy). Để tiến hành cận xạ trị, bác sĩ sẽ đặt các hạt hoặc ống phóng xạ vào gần vị trí khối u ở bên trong cơ thể. Các nguồn phóng xạ này sẽ ở đó trong một thời gian ngắn và phát huy tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để phá hủy các tế bào ung thư. Một số người chỉ cần hóa trị nhưng đa phần thường phải kết hợp hóa trị cùng với các phương pháp điều trị khác, đặc biệt là phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, bác sĩ thường cho bệnh nhân hóa trị trước khi phẫu thuật với mục đích hóa trị sẽ thu nhỏ khối u và quy trình phẫu thuật sau đó sẽ không quá xâm lấn. Hóa trị có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy bệnh nhân cần thảo luận kĩ với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị.
Nếu bệnh nhân mắc phải loại ung thư vú nhạy cảm với hormone thì bác sĩ có thể chọn liệu pháp điều trị bằng hormone. Estrogen và progesterone - hai nội tiết tố nữ - có thể kích thích sự phát triển của khối u vú. Liệu pháp hormone phát huy tác dụng bằng cách ngăn chặn sự sản sinh các hormone này của cơ thể hoặc bằng cách ngăn chặn các thụ thể hormone trên các tế bào ung thư. Điều này giúp làm chậm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.
Ngoài ra còn có phương pháp dùng các loại thuốc để tấn công các điểm bất thường hoặc đột biến trong tế bào ung thư. Ví dụ, Herceptin (trastuzumab) có thể ngăn chặn sự sản sinh HER2 của cơ thể. HER2 là loại protein giúp các tế bào ung thư vú phát triển, vì vậy dùng thuốc để làm chậm quá trình sản sinh protein này có thể giúp làm chậm sự phát triển ung thư.
Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị ung thư vú và cách mà hormone ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư.
Nếu phát hiện có u cục, điểm bất thường ở vú hoặc bất kỳ triệu chứng ung thư vú nào khác thì cần đi khám ngay. Chưa chắc đó đã là ung thư vú bởi có nhiều nguyên nhân khác gây ra u cục bên trong vú.
Còn nếu đúng là ung thư thì việc phát hiện từ sớm sẽ có lợi rất lớn. Ung thư vú giai đoạn đầu thường có thể được điều trị và chữa khỏi nếu phát hiện đủ sớm. Càng để lâu thì ung thư càng tiến triển nặng và việc điều trị càng trở nên khó khăn.
Nếu bị chẩn đoán ung thư vú thì cũng đừng lo lắng vì các phương pháp điều trị ung thư ngày nay rất tiên tiến, hiệu quả và vẫn đang tiếp tục được cải thiện. Vì vậy, cứ tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ và suy nghĩ tích cực. Tìm hiểu thêm về triển vọng sống ở các giai đoạn khác nhau của ung thư vú.
Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), vào năm 2019 sẽ có khoảng trên 260.000 trường hợp ung thư vú được chẩn đoán mới và hơn 41.000 phụ nữ chết vì căn bệnh này.
ACS cũng ước tính rằng sẽ có hơn 2.600 nam giới được chẩn đoán mới và khoảng 500 người sẽ chết vì ung thư vú. Tìm hiểu thêm về số ung thư vú trên toàn thế giới.
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, một số trong đó là các yếu tố không thể tránh được, chẳng hạn như tiền sử gia đình nhưng cũng có nhiều yếu tố hoàn toàn có thể tránh được, ví dụ như hút thuốc. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú gồm có:
Tỷ lệ sống sót khi mắc ung thư vú tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất là loại ung thư mắc phải và giai đoạn ung thư tại thời điểm chẩn đoán. Các yếu tố khác gồm có tuổi tác, giới tính và chủng tộc.
Tin vui cho những người bị ung thư vú là tỉ lệ sống sót khi mắc căn bệnh này hiện nay đã tăng lên rất nhiều so với trước đây. Theo ACS, vào năm 1975, tỷ lệ sống 5 năm sau chẩn đoán ung thư vú ở phụ nữ là 75,2% nhưng ở những người được chẩn đoán trong khoảng từ năm 2008 đến 2014 thì tỉ lệ này tăng lên đến 90,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh ở thời điểm chẩn đoán, có thể lên đến 99% đối với ung thư được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, chưa di căn hoặc xuống đến 27% đối với những trường hợp chẩn đoán ở giai đoạn cuối, đã di căn. Tìm hiểu thêm về tỷ lệ sống sót khi mắc ung thư và các yếu tố ảnh hưởng.
Mặc dù có những yếu tố rủi ro mà chúng ta không thể kiểm soát được nhưng việc có lối sống lành mạnh, khám tầm soát thường xuyên và thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà bác sĩ khuyến nghị sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú.
Lối sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú. Chẳng hạn, những phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Do đó, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Uống quá nhiều rượu cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
Việc chụp quang tuyến vú thường xuyên không giúp ngăn ngừa ung thư vú nhưng có thể làm giảm nguy cơ đến giai đoạn muộn mới phát hiện ra bệnh. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị về việc chụp nhũ ảnh như sau:
Với phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi: Có thể bắt đầu chụp quang tuyến vú hàng năm nhưng không bắt buộc.
Với phụ nữ từ 45 đến 54 tuổi: Nên chụp quang tuyến vú hàng năm.
Với phụ nữ từ 55 tuổi trở lên: Nên chụp quang tuyến vú 1 hoặc 2 năm một lần và tiếp tục duy trì chừng nào sức khỏe còn tốt và dự đoán sống thêm được 10 năm trở lên.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là hướng dẫn chung. Khuyến nghị cụ thể về chụp quang tuyến vú dành cho mỗi người là khác nhau, vì vậy nên nói chuyện với bác sĩ để xem mình đã cần chụp quang tuyến vú hay chưa và với tần suất ra sao.
Một số phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao do yếu tố di truyền. Chẳng hạn, nếu bố hoặc mẹ có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 thì nguy cơ con có một trong hai đột biến gen này và mắc bệnh ung thư vú sẽ tăng cao.
Nếu bạn thuộc nhóm này thì nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn chẩn đoán và điều trị dự phòng. Nên làm xét nghiệm từ sớm để xem mình có mang gen đột biến hay không. Nếu có thì bác sĩ sẽ tư vấn về các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Những biện pháp này gồm có phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng.
Ngoài chụp nhũ ảnh, khám tuyến vú cũng là một cách để theo dõi các dấu hiệu ung thư vú.
Phụ nữ có thể tự khám vú tại nhà. Tốt nhất là nên thực hiện mỗi tháng một lần và vào cùng một thời điểm. Việc kiểm tra như vậy sẽ giúp bạn theo dõi được bộ ngực của mình và phát hiện những thay đổi bất thường.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì việc khám vú là không bắt buộc vì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả thực sự của các phương pháp này, cho dù là được thực hiện tại nhà hay bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nếu có các triệu chứng khả nghi thì tốt nhất là nên nhờ bác sĩ thăm khám. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cả hai bên vú xem có những điểm bất thường hoặc dấu hiệu ung thư vú hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra cả các bộ phận khác trên cơ thể để xem các triệu chứng đó có phải là do một vấn đề khác về sức khỏe hay không. Tìm hiểu thêm về những gì mà bác sĩ sẽ kiểm tra trong khi thăm khám tuyến vú.
Ngày nay, mọi người đang dần có nhận thức rõ hơn về bệnh ung thư vú. Thậm chí, tháng 10 hàng năm còn được chọn là tháng Nhận thức về Ung thư Vú. Những nỗ lực nâng cao nhận thức về ung thư vú đã giúp nhiều người hiểu được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cách giảm thiểu rủi ro, những triệu chứng cần lưu ý và những phương pháp khám sàng lọc để phát hiện bệnh.
Mặc dù đối tượng chủ yếu là phụ nữ nhưng ung thư vú ở nam giới cũng nguy hiểm không kém, thường đi kèm với những triệu chứng giống nhau và cũng cần được quan tâm. Đọc thêm về ung thư vú ở nam giới và các triệu chứng cần theo dõi.
Tìm chúng tôi trên:-
-