Laser YAG chủ yếu được sử dụng là laser tái tạo bề mặt da, nghĩa là chúng có thể xử lý mọi thứ từ các nếp nhăn, giãn tĩnh mạch đến tình trạng da xỉn màu và sẹo lõm. Chúng cũng được sử dụng trong triệt lông và xóa xăm. Các quy trình điều trị bằng laser YAG sẽ truyền năng lượng thâm nhập vào bề mặt da, năng lượng này sẽ tạo ra nhiệt để phá vỡ các tế bào cũ, kích thích sản sinh collagen, thắt chặt và làm mịn mượt da từ trong ra ngoài.
Laser Er:YAG còn được gọi là laser erbium, được sử dụng để tái tạo bề mặt da, giảm thiểu nếp nhăn cũng như khắc phục tình trạng suy giảm collagen. Er:YAG là một loại laser xâm lấn vì thế bạn có thể sẽ được thực hiện một phiên điều trị tác động mạnh, trong đó lớp bề mặt da sẽ bị loại bỏ để kích thích quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể, đồng thời nhiệt phát ra sẽ thúc đẩy sản sinh collagen.
Quy trình điều trị bằng laser xâm lấn Er:YAG thường được thực hiện ở ngay tại phòng khám bác sĩ. Đầu tiên bạn sẽ được gây tê tại chỗ để làm tê da và cũng có thể cần uống thuốc an thần. Bác sĩ sẽ chiếu tia laser xâm lấn này vào vùng điều trị để loại bỏ lớp da ngoài cùng và làm nóng các lớp da bên dưới, kích hoạt phản ứng chữa lành tự nhiên của cơ thể. Quy trình này có thể mất từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ tùy vào vùng điều trị.
Sau đó bác sĩ sẽ bôi một loại thuốc mỡ đặc và thường được băng lại (dùng gạc hoặc băng dán) để tránh nhiễm trùng. Bạn sẽ cần ai đó đưa về nhà nhất là khi đã được dùng thuốc an thần.
Laser Nd:YAG thường được sử dụng để điều trị các tổn thương mạch máu, triệt lông và ở chế độ phát xung cực ngắn dùng để xóa xăm. Chúng cũng có thể được sử dụng để trẻ hóa da không xâm lấn. Nd:YAG là loại laser không xâm lấn, nghĩa là phần bề mặt da bên trên sẽ được để lại nguyên vẹn trong khi tia laser chỉ làm nóng lớp mô bên dưới.
Bác sĩ sẽ bôi kem gây tê lên mặt bạn, một số người cũng thích dùng thêm thuốc giảm đau (loại không cần kê đơn hoặc kê đơn như Valium). Khi khuôn mặt đã tê hẳn, bác sĩ sẽ bôi một loại gel gốc nước lên để bảo vệ da trước khi chiếu tia laser vào khu vực này. Quá trình thực hiện có thể mất từ 15 phút đến 2 tiếng đồng hồ tùy vào mức độ điều trị mà bạn yêu cầu.
Lời khuyên: 1 tuần trước khi điều trị bằng laser YAG bạn nên dừng các sản phẩm như retinols, benzoyl peroxide, glycolic hoặc axit salicylic hoặc các chất làm se da (astringent) vì những sản phẩm này có thể gây kích ứng da khi được kết hợp với laser. Nếu bạn có vết lở miệng, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc kháng vi rút trước khi điều trị đồng thời yêu cầu dùng kháng sinh.
Thời gian hồi phục sẽ tùy thuộc vào loại laser được sử dụng cũng như cường độ điều trị. Với những quy trình điều trị trên bề mặt bằng laser không xâm lấn, da sẽ lành trong 3 ngày, trong khi đó các quy trình can thiệp sâu hơn bằng laser xâm lấn để loại bỏ các vết nhăn nhỏ, sạm nám, các nếp nhăn nông và sẹo lõm nông do mụn trứng cá có thể sẽ mất khoảng 10 ngày hồi phục– trong trường hợp mọi thứ lành lại đúng như mong đợi và không có biến chứng nào xảy ra như nhiễm trùng hoặc lâu lành vết thương.
Ưu điểm
Nhược điểm
Chi phí cho một quy trình điều trị bằng Laser YAG rất khác nhau tùy theo mỗi quy trình, địa điểm thực hiện, bác sĩ và số phiên điều trị bạn cần thực hiện.
Các phòng khám gần tôi cung cấp một số loại máy laser khác nhau. những cái tên như LightSheer, IPL, YAG, Duet, Cool Glide. Điều gì làm các chuyên gia y tế ở đây nghĩ rằng triệt lông vĩnh viễn tốt nhất là bằng laser? Và loại laser nào triệt lông vĩnh viễn hiệu quả nhất?
Một vài bác sĩ điều trị bằng laser mà tôi từng gặp đã cho tôi những lời khuyên trái ngược nhau về khoảng thời gian tôi nên chờ giữa các lần điều trị. Một số bác sĩ nói rằng 4-5 tuần là khoảng thời gian lý tưởng trong khi những người khác lại cho rằng 7-8 tuần sẽ tốt hơn nhiều nếu muốn nhắm đến nhiều hơn số lượng lông đang trong giai đoạn hoạt động phát triển. Vậy thực sự thì mỗi lần triệt lông nên cách nhau bao lâu?
Tôi đã triệt lông vĩnh viễn bằng laser vào ngày hôm qua và tôi rất lo rằng tôi sẽ bị sẹo bỏng vĩnh viễn. Tôi cho rằng laser Alexandrite laser đã được thiết lập quá cao khi điều trị trên da của tôi. Tôi có thể làm gì để trở lại bình thường ?
Tôi đã tiến hành triệt lông vĩnh viễn lần đầu tiên 8 tuần trước bằng laser ND Yag. Da của tôi là loại III-IV với lông sậm màu. Tôi nhận thấy kết quả đáng kể sau một lần điều trị ở vùng chân, tuy nhiên, vùng bikini và dưới cánh tay lại “gần như” không có gì thay đổi. Liệu điều này có đồng nghĩa với việc bác sĩ cần tăng cường độ? Hay nó không phản ứng với laser? Hay như vậy là ổn?
Trước khi triệt lông bằng laser bao lâu thì tôi nên cạo lông? Tôi đang nghĩ về việc cứ để cho bác sĩ giúp tôi cạo ngay trước khi bắn laser – liệu điều này có tác động đến hiệu quả của laser hay không?
Tìm chúng tôi trên:-
-