Là loại laser đầu tiên được thiết kế để tái tạo bề mặt da, Laser CO2 có khả năng xử lý các đường nhăn nhỏ, da không đồng đều, hư tổn do ánh nắng mặt trời, đốm nâu và các sẹo lõm do mụn và các vết rạn da. Nó hoạt động bằng cách phát ra các chùm tia laser với những xung rất ngắn mang năng lượng hội tụ nhắm mục tiêu vào các phân tử nước trong da làm bốc hơi các tế bào da. Cơ chế này sẽ loại bỏ cực chính xác các tế bào da bị tổn thương và tái tạo bề mặt da (lớp biểu bì) trở nên trẻ trung hơn, đồng thời kích thích sản sinh collage trong lớp trung bì sâu hơn bên dưới, giảm thiểu các nếp nhăn sâu, sẹo lõm do mụn và làm săn chắc làn da chảy xệ.
Có 2 loại laser CO2 bao gồm: Laser CO2 xâm lấn hoàn toàn và Laser CO2 phân tách
Đối tượng lý tưởng cho các quy trình điều trị bằng laser CO2 là những người có làn da sạch mụn và có nước da từ trắng đến trung bình (theo thang đo Fitzpatrick: 1 đến 3 là tông màu da trắng). Bất kỳ loại laser CO2 nào cũng có thể gây tình trạng tăng sắc tố ở những người có nước da nâu hoặc nâu vàng nhạt (theo thang đo Fitzpatrick: 4 đến 6 là nước da sậm màu)
Ưu điểm
Nhược điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Để đạt được kết quả tốt nhất, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện theo một chế độ chăm sóc da từ 6 tuần trước khi điều trị. Nếu bạn có tiền sử bị lở quanh miệng bác sĩ sẽ kê một loại thuốc kháng virut để dùng dùng trước khi điều trị.
Dừng tất cả các loại thuốc chứa isotretinoin (trong tối đa 6 tháng) vì chúng có thể làm chậm quá trình lành thương hoặc gây sẹo.
Các loại thuốc không kê đơn phổ biến như aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu sau điều trị. Vì thế hãy trung thực nói cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào bạn đang sử dụng.
Tái tạo bề mặt da bằng laser CO2 là một quy trình điều trị ngoại trú. Với loại laser CO2 xâm lấn hoàn toàn, đôi khi cần phải gây mê toàn thân, do đó bạn sẽ ngủ và không hề cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị. Nhưng nếu bạn trị liệu với laser CO2 phân tách thì bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ, đồng thời cho bạn uống thuốc an thần để giúp thư giãn hoặc là tiêm gây tê vùng (phong bế thần kinh). Cảm giác khi điều trị sẽ giống như có các dải cao su bắn vào da, nhưng mức độ bắn như nào sẽ tùy thuộc vào loại laser sử dụng, cường độ của chùm laser, cũng như diện tích vùng điều trị. Quy trình thực hiện sẽ mất từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ.
Sau khi điều trị, bác sĩ có thể sẽ bôi một ít sáp dầu petroleum jelly lên da bạn, chăm sóc da theo đúng tiêu chuẩn y khoa, dán băng hoặc băng vùng điều trị lại. Bạn cần xắp xếp ai đó đưa về nhà nếu đã được cho dùng thuốc an thần trong quá trình điều trị. Bác sĩ cũng sẽ kê thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do da bị tổn thương sau khi chiếu laser.
Một khách hàng chia sẻ, “tôi biết kết quả đạt được sẽ rất đáng với quá trình lành thương này, nhưng thực sự trước đó tôi không nghĩ tình trạng chung của làn da lại có thể cải thiện ấn tượng đến vậy!”
Vì bản chất xâm lấn của laser CO2 nên sau điều trị da có thể bị thô ráp, sưng và ngứa, điều này có thể gây đau đớn. Cảm giác rất giống khi bạn bị cháy nắng nặng, nhưng chườm đá sẽ giúp giảm cảm giác châm chích này trong 1 đến 2 giờ. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn cũng có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Bạn cần vệ sinh vùng điều trị vài lần một ngày, bôi thuốc mỡ và serum chăm sóc da theo đúng chuẩn y khoa để giữ không hình thành vảy. Thường điều trị với laser CO2 phân tách chỉ bị cháy máu rất ít, nhưng cũng có tình trạng rỉ máu nhỏ nhỏ li ti.
Thời gian nghỉ dưỡng thường là 5 đến 7 ngày, và thời gian bạn không thể ra ngoài tham gia các hoạt động xã hội có thể lên đến 2 tuần, nhưng một số bác sĩ nói rằng tình trạng đỏ da có thể kéo dài lâu hơn. Điều trị bằng Laser CO2 phân tách sẽ cần thời gian nghỉ dưỡng từ 3 đến 10 ngày với nhiều tuần sau đó da bị nhạy cảm và tiếp tục lành thương.
Một khi vùng điều trị đã được bao phủ bởi một lớp da mới, bạn có thể dùng mỹ phẩm để che đi các vùng da đỏ. Ngoài ra cũng có thể kiểm soát sưng tấy bằng thuốc steroid kê đơn, chườm nước đá và kê cao đầu khi ngủ.
Quan trọng là phải giữ ẩm cho da trong suốt quá trình hồi phục – ban đầu là dùng thuốc mỡ và kem bôi đặc, sau đó chuyển sang serum và kem bôi lỏng hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xem họ đề nghị dùng loại kem gì. Sau khoảng 6 tuần cũng có thể dùng lại các sản phẩm retinol và axit glycolic nếu bác sĩ cho phép. Và vì da bị tăng độ nhạy với ánh nắng mặt trời sau khi điều trị nên hàng ngày bôi một loại kem chống nắng phổ rộng là điều hết sức cần thiết. Bác sĩ Tâm chia sẻ, điều tuyệt vời với laser CO2 phân tách đó là công nghệ này hiện đã tiến triển hơn trước và rủi ro qua đó cũng giảm thiểu nhiều hơn.
Với loại laser phân tách, da có thể có màu hồng trong vài tuần sau điều trị, nhưng mỗi ngày trôi qua bạn sẽ thấy được những khác biệt ở chất lượng da và bề mặt da. Bằng việc chống nắng cẩn thận, những hiệu quả đạt được có thể kéo dài trong vài năm nhưng cũng không thể đảm bảo chắc chắn được điều này.
Với laser xâm lấn hoàn toàn, bạn sẽ thấy được kết quả đầy đủ sau 1 tháng trở lên khi da mặt đã hoàn toàn lành.
Bác sĩ Tâm cho biết, các quy trình điều trị bằng laser phân tách sẽ được thực hiện mỗi 3 tháng một lần để duy trì kết quả, trong khi đó các quy trình với laser CO2 xâm lấn hoàn toàn có thể chỉ cần thực hiện mỗi 1 đến 2 năm một lần trừ khi bạn có sẹo lõm nặng hoặc nếp nhăn quá sâu.
Nhìn chung thời gian duy trì kết quả sẽ phụ thuộc vào từng người, tùy theo chất lượng và độ dày da của họ cũng như chế độ cài đặt cường độ laser được sử dụng trong quá trình điều trị.
Chi phí sẽ khác nhau tùy theo kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ, địa điểm thực hiện cũng như loại laser sử dụng. Một số bác sĩ kết hợp điều trị laser CO2 với các quy trình khác – như mài da nông và bôi huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) để đẩy nhanh quá trình lành thương và cải thiện kết quả, điều này sẽ làm tăng thêm chi phí.
Tái tạo bề mặt da bằng laser được xem là một quy trình thẩm mỹ vì vậy hầu hết các hãng bảo hiểm đều không có chính sách chi trả. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ nếu quy trình được thực hiện để giảm bớt sẹo hoặc loại bỏ các tế bào tiền ung thư phát triển trên da.
Có 3 phương pháp có thể thay thế cho laser CO2 bao gồm lột da hóa học, Renuvion và mài da nông.
Các phòng khám gần tôi cung cấp một số loại máy laser khác nhau. những cái tên như LightSheer, IPL, YAG, Duet, Cool Glide. Điều gì làm các chuyên gia y tế ở đây nghĩ rằng triệt lông vĩnh viễn tốt nhất là bằng laser? Và loại laser nào triệt lông vĩnh viễn hiệu quả nhất?
Một vài bác sĩ điều trị bằng laser mà tôi từng gặp đã cho tôi những lời khuyên trái ngược nhau về khoảng thời gian tôi nên chờ giữa các lần điều trị. Một số bác sĩ nói rằng 4-5 tuần là khoảng thời gian lý tưởng trong khi những người khác lại cho rằng 7-8 tuần sẽ tốt hơn nhiều nếu muốn nhắm đến nhiều hơn số lượng lông đang trong giai đoạn hoạt động phát triển. Vậy thực sự thì mỗi lần triệt lông nên cách nhau bao lâu?
Tôi đã triệt lông vĩnh viễn bằng laser vào ngày hôm qua và tôi rất lo rằng tôi sẽ bị sẹo bỏng vĩnh viễn. Tôi cho rằng laser Alexandrite laser đã được thiết lập quá cao khi điều trị trên da của tôi. Tôi có thể làm gì để trở lại bình thường ?
Tôi đã tiến hành triệt lông vĩnh viễn lần đầu tiên 8 tuần trước bằng laser ND Yag. Da của tôi là loại III-IV với lông sậm màu. Tôi nhận thấy kết quả đáng kể sau một lần điều trị ở vùng chân, tuy nhiên, vùng bikini và dưới cánh tay lại “gần như” không có gì thay đổi. Liệu điều này có đồng nghĩa với việc bác sĩ cần tăng cường độ? Hay nó không phản ứng với laser? Hay như vậy là ổn?
Trước khi triệt lông bằng laser bao lâu thì tôi nên cạo lông? Tôi đang nghĩ về việc cứ để cho bác sĩ giúp tôi cạo ngay trước khi bắn laser – liệu điều này có tác động đến hiệu quả của laser hay không?
Tìm chúng tôi trên:-
-