1

Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không? Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng mà đường tiêu hóa bị chảy máu mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, cùng với dạ dày, thực quản tạo thành đường tiêu hóa trên.

Viêm loét dạ dày và tá tràng có các triệu chứng thường gặp như ợ nóng và đau bụng nhưng cũng có đôi khi không bộc lộ triệu chứng. Tình trạng viêm loét sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu các ổ loét làm thủng dạ dày, ruột và gây xuất huyết.

Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Viêm loét dạ dày - tá tràng không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Trên thực tế, chỉ có khoảng một phần tư số người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng và các triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi, trướng bụng hoặc cảm giác no dù không ăn nhiều
  • Hay ợ hơi
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn và nôn mửa

Mỗi người sẽ gặp phải các triệu chứng khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các cơn đau dịu đi sau bữa ăn nhưng lại có những người cảm thấy đau đớn dữ dội hơn mỗi khi ăn uống.

Các ổ loét có thể gây chảy máu từ từ và nhiều người còn không phát hiện ra dấu hiệu bất thường. Các dấu hiệu đầu tiên của xuất huyết tiêu hóa là triệu chứng của thiếu máu, gồm có:

  • Da tái nhợt
  • Khó thở khi vận động
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chóng mặt, hoa mắt

Khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa chuyển nặng hơn thì sẽ gây ra ra triệu chứng:

  • Phân nhão và có màu đen
  • Phân có lẫn máu màu đỏ sẫm
  • Nôn ra máu, có nhiều hạt màu nâu đen li ti như bã cà phê

Khi đã xuất huyết nhanh và nặng, vấn đề có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn có những triệu chứng này thì cần đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm loét

Dạ dày và ruột non của chúng ta có một lớp nhầy với vai trò bảo vệ cho lớp niêm mạc không bị tổn thương do axit tiêu hóa. Khi lượng axit tăng quá cao hoặc không đủ dịch nhầy, axit sẽ ăn mòn bề mặt dạ dày hoặc ruột non và kết quả là hình thành vết loét, dần dần gây chảy máu. Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng này là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và lạm dụng thuốc chống viêm không steroid.

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn sống trong lớp dịch nhầy của dạ dày. Mặc dù đa phần thì vi khuẩn này vô hại nhưng đôi khi chúng lại gây viêm niêm mạc dạ dày và dẫn đến loét. Nguy cơ này càng tăng cao hơn ở những người bị nhiễm vi khuẩn HP và hút thuốc lá.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Những loại thuốc này làm cho dạ dày và ruột non mất đi hoặc suy giảm khả năng tự bảo vệ khỏi axit tiêu hóa. Thuốc chống viêm không steroid còn làm giảm khả năng đông máu và khiến cho tình trạng xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm hơn rất nhiều.

Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • aspirin (Bayer Aspirin, Bufferin)
  • ibuprofen (Advil, Motrin)
  • ketorolac (Acular, Acuvail)
  • naproxen (Aleve)
  • oxaprozin (Daypro)

Acetaminophen (Tylenol) cũng là thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt nhưng không thuộc nhóm này.

Thuốc chống viêm không steroid thường được kê trong các đơn thuốc kết hợp để điều trị nhiều loại bệnh như đau dạ dày hoặc cảm lạnh. Nếu bạn đang phải sử dụng nhiều loại thuốc thì rất có khả năng ít nhất một trong số đó là thuốc chống viêm không steroid.

Nguy cơ bị viêm loét dạ dày và tá tràng do các loại thuốc này sẽ cao hơn nếu như bạn:

  • dùng liều cao hơn bình thường
  • dùng quá thường xuyên
  • uống rượu
  • là người cao tuổi
  • sử dụng corticosteroid (corticoid)
  • đã từng bị viêm loét trước đây

Hội chứng Zollinger - Ellison cũng là một nguyên nhân khác gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng. Hội chứng này là tình trạng hình thành một hoặc nhiều khối u gastrin, thường ở tuyến tụy và/hoặc tá tràng. Các khối u tiết ra một lượng lớn gastrin – một loại hormone kích thích dạ dày tăng sản sinh axit và dẫn đến viêm loét.

Bên cạnh đó còn có một dạng viêm loét hiếm gặp được gọi là loét Cameron. Những vết loét này hình thành trên các nếp gấp niêm mạc ở khe hoành thực quản. Dạng loét này xảy ra ở những người bị thoát vị khe hoành nặng và cũng gây xuyết huyết tiêu hóa.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa

Để điều trị tình trạng xuất huyết thì cần phải điều trị loét dạ dày - tá tràng. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng viêm loét thì cần đi khám bác sĩ ngay. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa xuất huyết nặng và các biến chứng khác.

Một phương pháp chẩn đoán viêm loét là nội soi đường tiêu hóa trên (EGD). Đây là phương pháp đưa một ống dài, linh hoạt có gắn đèn và camera vào cổ họng, sau đó đến thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non để quan sát bên trong. Nội soi đường tiêu hóa trên giúp xác định vị trí các vết loét cũng như là các vấn đề khác.

Tình trạng xuất huyết tiêu hóa phải được xử lý nhanh chóng và việc điều trị có thể bắt đầu ngay trong quá trình nội soi. Nếu phát hiện ổ loét bị chảy máu trong khi nội soi thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng các biện pháp sau:

  • Tiêm thuốc trực tiếp
  • Cắt bỏ vết loét để ngăn chảy máu
  • Kẹp mạch máu

Khi có dấu hiệu bị viêm loét thì sẽ cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn HP bằng cách lấy một mẫu mô từ dạ dày trong khi nội soi hoặc cũng có thể bằng các xét nghiệm không xâm lấn như xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

Nếu bị nhiễm khuẩn thì sẽ cần dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để chống lại vi khuẩn và làm giảm các triệu chứng. Bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống đủ liều kể cả khi không còn thấy các triệu chứng nữa.

Tình trạng viêm loét còn có thể được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamine H2. Các loại thuốc này thường được dùng qua đường uống nhưng trong những trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa thì cần tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch. Loét Cameron cũng được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton nhưng đôi khi phải can thiệp bằng phẫu thuật để khắc phục thoát vị khe hoành.

Nếu viêm loét là kết quả của việc lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid thì bác sĩ sẽ chỉ định ngừng thuốc và đổi sang loại thuốc giảm đau khác.

Viêm loét dạ dày - tá tràng có khỏi được không?

Trong phần lớn các trường hợp viêm loét dạ dày hoặc tá tràng thì đều có thể điều trị khỏi bệnh miễn là bạn dùng thuốc đúng theo hướng dẫn và tránh dùng thuốc kháng viêm không steroid trong tương lai. Khi được điều trị bằng kháng sinh và các loại thuốc khác, tỉ lệ bình phục là khoảng 80 đến 90%.

Tuy nhiên, phác đồ điều trị sẽ chỉ có hiệu quả khi dùng thuốc đúng theo chỉ định. Không được hút thuốc và tiếp tục sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong quá trình điều trị vì điều này sẽ gây cản trở quá trình lành lại của các vùng tổn thương. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn HP có khả năng kháng kháng sinh và làm giảm khả năng hồi phục nên cần uống thuốc đủ liều.

Trong số các trường hợp phải nhập viện do xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày là khoảng 10% nhưng còn tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, xuất huyết tái phát và các vấn đề về sức khỏe khác. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong khi bị xuất huyết tiêu hóa:

  • Tuổi già
  • Mắc đồng thời nhiều bệnh khác nhau
  • Thiếu máu nặng
  • Hút thuốc lá
  • Là nam giới

Các biến chứng

Nếu tình trạng viêm loét không được điều trị thì sẽ gây sưng hoặc hình thành sẹo và làm tắc nghẽn đường tiêu hóa. Người bệnh còn có thể bị thủng dạ dày hoặc ruột non, gây nhiễm trùng khoang bụng và dẫn đến viêm phúc mạc.

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Hiểu sai về viêm loét dạ dày tá tràng

Cho đến nay, rất nhiều người vẫn nghĩ rằng nguyên nhân gây viêm loét là do căng thẳng thần kinh, lo âu hay chế độ ăn uống nhiều thức ăn chua, cay. Đúng là những tác nhân này làm tăng nồng độ axit dạ dày, gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm cho những vết loét hiện có thêm nặng hơn nhưng lại không phải là nguyên nhân trực tiếp gây viêm loét dạ dày hay tá tràng. Thay vào đó nhiễm vi khuẩn HP mới là nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh lý này.

Một quan niệm sai lầm nữa là uống sữa tốt cho tình trạng viêm loét. Sở dĩ nhiều người nghĩ như vậy có thể là do sữa bao phủ lên niêm mạc dạ dày, tạm thời bảo vệ các ổ loét không bị tác động bởi dịch vị và làm giảm cơn đau trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự thật là sữa lại kích thích sản sinh axit tiêu hóa, điều này khiến cho các vết loét ngày càng nặng hơn.

Xuất huyết tiêu hóa laxit tiêu hóa, điều này khiến cho các vết loét ngày càng nặng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tiêu hóa, nguy hiểm
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây