1

Hệ tiêu hóa có những cơ quan nào?

Hệ tiêu hóa có những cơ quan nào? Hệ tiêu hóa có những cơ quan nào?

Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa là hệ thống trong cơ thể mà qua đó các mô và cơ quan nhận chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động. Hệ tiêu hóa có chức năng xử lý thức ăn, lấy chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

Hệ tiêu hóa bắt đầu quá trình này mỗi khi thức ăn được nạp vào cơ thể và khoang miệng là nơi khởi đầu của quá trình tiêu hóa. Ở trong khoang miệng, nước bọt trộn lẫn với thức ăn, làm ẩm và bôi trơn thức ăn để có thể nuốt một cách dễ dàng. Nước bọt còn có chứa enzyme amylase có tác dụng phân giải tinh bột trong thức ăn thành các đường đơn dễ tiêu hóa hơn. Sau đó, thức ăn được đẩy xuống thực quản, dạ dày và tiếp tục sang các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa nhờ sự co thắt cơ được gọi là nhu động.

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa

Các bộ phận chính của hệ tiêu hóa gồm có:

Thực quản: Đây là một cơ quan có dạng ống rỗng ở vùng cổ và ngực, nối miệng với dạ dày. Các cơ ở thực quản có chức năng đẩy thức ăn vào dạ dày.

Dạ dày: Đây là một cơ quan có dạng túi lớn thực hiện nhiệm vụ giữ và tiêu hóa thức ăn bằng hỗn hợp enzyme và axit. Thức ăn ở lại trong dạ dày trong khoảng từ 3 đến 5 tiếng sau ăn, tùy vào loại thực phẩm, đồ uống và lượng nạp vào.

Ruột non: Ruột non nhận thức ăn từ dạ dày và bắt đầu phân hủy thức ăn đồng thời hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng.

Ruột già: Ruột già chứa hàng tỷ vi khuẩn vô hại có vai trò biến thức ăn thành phân trong khi hấp thụ nước và chất điện giải để cơ thể sử dụng.

Trực tràng: Nằm ở cuối ruột già, trực tràng là nơi tích trữ phân tạm thời.

Hậu môn: Đây là lỗ thông ra bên ngoài của trực tràng mà qua đó phân bị đào thải khỏi cơ thể.

Ngoài ra còn có:

Gan: Cơ quan này giúp lọc độc tố từ máu và tạo ra dịch mật phân hủy protein, carbohydrate và chất béo.

Túi mật: Cơ quan này là một túi nhỏ tích trữ dịch mật do gan tạo ra và sau đó giải phóng khi cần thiết.

Tuyến tụy: Cơ quan này sản sinh insulin hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường.

Các vấn đề ở hệ tiêu hóa

Tất cả các cơ quan này cũng như các chất dịch bên trong đều hoạt động một cách nhịp nhàng, cân bằng nhưng lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chế độ ăn uống, căng thẳng, bệnh tật,... và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như:

  • Khó tiêu
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón
  • Trào ngược axit dạ dày
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Đầy hơi
  • Hội chứng ruột kích thích (irritable bowl syndrome - IBS)

Ngoài ra còn có những vấn đề khác cũng ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa như:

Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 11 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: hệ tiêu hóa
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Trào ngược axit có những triệu chứng nào?
Trào ngược axit có những triệu chứng nào?

Trào ngược axit có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường gặp các triệu chứng vào ban đêm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây