Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng mà sự lưu thông máu trong động mạch bị suy giảm, khiến cho tim không được cung cấp đủ máu. Đây là bệnh tim mạch phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cả nam và nữ trên toàn thế giới. Bệnh động mạch vành là một trong các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và ước tính cứ 40 giây lại có một người gặp phải vấn đề này.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch vành là do cholesterol tích tụ thành mảng bám trong động mạch, gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Điều này khiến cho một hoặc nhiều động mạch bị nghẽn một phần hoặc hoàn toàn và dẫn đến giảm lưu thông máu.
Có 4 động mạch vành chính nằm trên bề mặt của tim là:
Những động mạch này mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến tim rồi tim chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể. Một trái tim khỏe mạnh có thể bơm khoảng 2.000 lít máu qua cơ thể mỗi ngày.
Giống như bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể, trái tim cũng phải được cung cấp đầy đủ máu mới có thể hoạt động bình thường. Sự suy giảm lưu lượng máu đến tim có thể gây ra các triệu chứng của bệnh động mạch vành.
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác gây tổn thương hoặc tắc nghẽn động mạch vành cũng làm hạn chế lưu lượng máu đến tim.
Khi tim không nhận được đủ lượng máu, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau mà trong đó, đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến nhất. Cảm giác này được mỗi người mô tả theo một cách khác nhau, ví dụ như: đau ngực, cảm giác có vật đè nặng trên ngực, tức ngực, nóng trong ngực,…
Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng hoặc khó tiêu.
Các triệu chứng khác của bệnh mạch vành còn có:
Sự lưu thông máu càng bị hạn chế thì sẽ càng gặp phải nhiều triệu chứng hơn. Nếu sự lưu thông máu bị chặn hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn thì cơ tim sẽ bắt đầu chết đi và gây nhồi máu cơ tim.
Vì thế, đừng nên coi thường bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là khi tình trạng đó kéo dài quá 5 phút. Lúc này sẽ cần đến các biện pháp điều trị y tế khẩn cấp.
Triệu chứng bệnh mạch vành ở phụ nữ cũng giống như ở nam giới nhưng ngoài ra còn có thêm:
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh nhưng sang đến tuổi 70 thì nguy cơ này ở phụ nữ lại tương đương với nam giới.
Khi lưu lượng máu giảm, tim sẽ:
Việc hiểu được các yếu tố nguy cơ góp phần gây bệnh mạch vành có thể giúp bạn lên kế hoạch ngăn ngừa hoặc giảm khả năng bị mắc bệnh.
Các yếu tố rủi ro gồm có:
Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng cao theo tuổi tác. Nếu xét trên yếu tố tuổi tác thì nguy cơ mắc bệnh ở nam giới sẽ bắt đầu tăng từ tuổi 45 còn ở phụ nữ thì nguy cơ bắt đầu tăng từ tuổi 55. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành sẽ càng cao hơn nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Để chẩn đoán bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử, thăm khám và tiến hành một số xét nghiệm/phương pháp chẩn đoán như:
Điều quan trọng trước tiên là phải giảm hoặc kiểm soát các yếu tố rủi ro và có biện pháp điều trị thích hợp để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành. Phương án điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại và các yếu tố rủi ro. Ví dụ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giảm nồng độ cholesterol, hạ huyết áp hoặc kiểm soát lượng đường trong máu (đối với những trường hợp bị tiểu đường).
Ngoài ra, một số thay đổi về lối sống cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Những thay đổi này có thể là:
Nếu đã thay đổi lối sống và dùng thuốc mà tình trạng vẫn không cải thiện thì sẽ cần can thiệp bằng cách phẫu thuật để tăng lưu lượng máu đến tim. Các phương pháp phẫu thuật có thể là:
Triển vọng của mỗi người khi mắc bệnh mạch vành là khác nhau nhưng càng bắt đầu điều trị sớm thì khả năng ngăn chặn được những tổn hại nghiêm trọng đến tim sẽ càng cao.
Tìm chúng tôi trên:-
-