1

Nâng Mông

Nâng mông là gì?

Nâng mông là một phương pháp tạo hình và tăng kích thước cho vùng mông, mang lại vòng 3 căng đầy, tròn trịa và cao hơn, cuốn hút hơn. Trong 10 năm gần đây, phương pháp này trở nên ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, không chỉ có nữ giới mà cả nam giới cũng không ngần ngại thực hiện phương pháp này.

Khi nào cần nâng mông?

  • Mông quá nhỏ đối với cơ thể khiến quần áo hoặc đồ bơi thường bị rộng phần mông.
  • Mông quá xẹp, phẳng hoặc vuông và muốn mông tròn đều hơn.
  • Khi việc giảm cân hoặc sự lão hóa khiến mông bị chảy xệ, lép.
  • Cảm thấy mất tự tin do hình dạng và kích thước mông.
  • Hai bên mông không đều, bên to bên nhỏ, do lão hóa hoặc chấn thương.

Các phương pháp nâng mông

 
cac phuong phap nang mong
Bệnh nhân có rất nhiều lựa chọn để nâng mông cho mình tùy vào từng nhu cầu và mục đích cụ thể

Ngày nay với sự đa dạng và tiến bộ của công nghệ, bệnh nhân có rất nhiều lựa chọn để nâng mông cho mình tùy vào từng nhu cầu và mục đích cụ thể, bao gồm:

Các phương pháp phẫu thuật:

  • Nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil (BBL)
  • Nâng mông bằng túi độn
  • Nâng mông chảy xệ

Các quy trình không phẫu thuật, không xâm lấn:

  • Tiêm filler Sculptra làm đầy mông
  • Nâng mông bằng thiết bị Emsculpt.

Nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil (BBL)

Nâng mông kiểu Brazil còn gọi là cấy mỡ mông - là quy trình trong đó dùng mỡ của chính bạn (mỡ tự thân) để tiêm vào mông làm cho vòng mông trở nên cao hơn, tròn hơn và đầy đặn hơn mà không cần đặt túi độn.

Bác sĩ sẽ tiến hành thu lấy mỡ bằng cách hút mỡ từ các vị trí khác – thường là hai bên đùi, lưng, bụng và hai bên hông eo; Sau đó họ tiêm mỡ đó vào hai bên má mông và hông để tạo vóc dáng mong muốn cho bệnh nhân.

Bác sĩ cần thực hiện chính xác kỹ thuật tiêm mỡ vào mông, phải tiêm vào ngay dưới da (trên cơ) chứ không được tiêm vào dưới lớp cân vơ và trong cơ mông. Vùng mông là một cấu trúc đa dạng mạch máu, điều đó đồng nghĩa với việc có rất nhiều mạch máu ở trong và bên dưới cơ mông. Mỡ xâm nhập vào một mạch máu có thể đi vào tim hoặc phổi và làm tắc những mạch máu quan trọng đó. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong – thậm chí là ngay trên bàn mổ. Bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm nâng mông bằng mỡ tự thân tốt nhất nên thực hiện dưới hướng dẫn của máy siêu âm để đảm bảo tiêm mỡ vào đúng vị trí trên cơ.

Nâng mông bằng túi độn

Nâng mông bằng túi độn là quy trình đặt túi độn mông để định hình, tạo đường nét và làm mông to hơn. Kỹ thuật này cũng tương tự như phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn nhưng túi silicone nâng mông sẽ cứng hơn (vì bạn sẽ ngồi lên chúng).

  • Túi độn: Túi độn mông là loại silicon bán rắn, không phải dạng gel giống như túi độn ngực. Thực tế chúng là những miếng nhựa silicon rắn, nên không thể bị vỡ hay rò rỉ. Kích cỡ túi được sản xuất sẵn và bày bán có thể dao động từ 190ml đến 700ml. Bệnh nhân hoàn toàn có thể đặt hàng để được sản xuất kích cỡ khác phù hợp với mình. Kích cỡ túi của mỗi người sẽ phụ thuộc vào số đo cơ thể, kích cỡ mông hiện tại và kích cỡ mông mong muốn. Hình dạng túi có thể tròn hoặc oval.
  • Đường mổ: Có hai kỹ thuật đường mổ chính trong nâng mông bằng túi độn: 1- 1 đường mổ duy nhất ở trên khe mông và 2 - 2 đường mổ ở phía trong hai bên má mông, song song với khe mông. Đối với những bệnh nhân kết hợp nâng mông với căng da vùng thân dưới (lower body lift) thì bác sĩ có thể tận dụng đặt túi độn mông qua cùng đường mổ trong căng da vùng thân dưới đó là: đường mổ ngang qua đỉnh hai bên mông. Tùy từng nhu cầu và kế hoạch phẫu thuật mà bác sĩ có thể chọn kiểu đường mổ phù hợp cho bạn.
  • Vị trí đặt túi độn mông: Cũng như với túi độn ngực, có nhiều vị trí đặt túi độn mông khác nhau: 1 – đặt trên cơ; 2- đặt dưới cân cơ; 3 – đặt trong cơ (giữa cơ mông lớn); và 4 – đặt dưới cơ. Mỗi vị trí sẽ có những ưu và nhược điểm riêng tuy nhiên kỹ thuật đặt trong cơ được đánh giá là an toàn nhất và cũng phổ biến nhất.
  • Thực hiện: Quy trình này được thực hiện dưới gây mê toàn thân, vì vậy bạn sẽ ngủ say hoàn toàn. Bác sĩ phẫu thuật rạch đường mổ như đã định sẵn sau đó chèn từng túi độn vào vị trí phù hợp.

Hầu hết các bác sĩ đều rất ủng hộ kỹ thuật đặt túi độn trong cơ mông. Ở vị trí này, túi độn sẽ ít có nguy cơ sờ thấy, nhìn thấy và không chảy xệ hoặc thay đổi vị trí/dịch chuyển theo thời gian. Việc giữ cho túi độn không bị dịch chuyển cũng giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và cho cảm giác tự nhiên. Sau khi đặt chắc chắn túi độn vào vị trí, bác sĩ sẽ khâu tất cả các lớp mô và khâu đường rạch lại. Bác sĩ có thể đặt ống dẫn lưu để giảm thiểu nguy cơ tụ dịch sau mổ và có thể yêu cầu mặc quần gen nịt để giảm thiểu sưng tấy cũng như giữ mọi thứ ở đúng vị trí trong quá trình hồi phục.

Nâng mông chảy xệ

Nâng mông chảy xệ là quy trình phẫu thuật nhằm nâng và định hình lại mông bằng cách loại bỏ lớp mô lỏng lẻo, chảy xệ. Nó có thể được thực hiện như một phần của quy trình căng da vùng thân dưới để tạo đường nét cho mông, đùi và bụng. Bác sĩ sẽ loại bỏ da và mỡ thừa, sau đó kéo căng và khâu các mô còn lại với nhau. Quy trình này giúp thắt chặt da, nhưng không thể thay đổi được chất lượng và độ đàn hồi của làn da bị lão hóa, đồng thời cũng không làm tăng thêm độ nhô của mông.

Thực hiện: Nâng mông chảy xệ được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân và được yêu cầu uống kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ đặt sonde tiểu vào bang quang để dẫn nước tiểu trong khi đó chân bạn sẽ được đi một thiết bị bốt nén để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong và sau khi phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ rạch một đường mổ ở ngay dưới thắt lưng kéo dài từ hông bên này sang hông bên kia. Lớp mô dưới vết mổ được kéo lên, nâng mông lên và phần mô thừa được cắt tỉa đi. Quy trình này thường mất từ 2 đến 5 giờ đồng hồ. Sau đó có thể đặt dẫn luuw để ngăn ngừa dịch tụ xung quanh vết mổ và băng bó vết rạch lại. Bạn cần mặc một bộ đồ gen nịt giúp kiểm soát tình trạng sưng tấy, giữ cho da luôn được căng chặt và mịn trong suốt 4 tuần hồi phục hoặc lâu hơn.

Nâng mông bằng tiêm Sculptra

Trong kỹ thuật nâng mông bằng tiêm Sculptra, thì Scuptra là một chất làm đầy được làm từ axit poly-L-lactic, giúp làm tăng thể tích mô bằng cách kích thích cơ chế sản sinh collagen tự nhiên. Thay vì tăng thể tích mô ngay lập tức như tiêm chất làm đầy HA (axit hyaluronic), kết quả với tiêm Sculptra sẽ dần dần xuất hiện theo thời gian. Collagen sinh ra cải thiện cấu trúc bề mặt và độ đàn hồi của da, và tăng thêm thể tích, thay thế cho các mô mỡ bị teo ngót ở vùng mông. Sculptra sẽ mang lại kết quả nhẹ nhàng, tinh tế và khá đẹp mắt mặc dù có thể tốn kém nếu bạn muốn có được một sự thay đổi ngoại mục.

Thực hiện: Đầu tiên bác sĩ sẽ gây tê vùng điều trị sau đó tiêm filler này vào. Bạn có thể thấy hơi đau hoặc bị sưng nề, bầm tím nhẹ sau đó, nhưng không cần thời gian nghỉ dưỡng và bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường của mình ngay lập tức. Sculptra sẽ được tiêm vào một phần ba bên dưới của mông, dọc theo nếp gấp tự nhiên và ở vùng trên của đùi sau để làm săn chắc, tăng độ nhô và đẩy mông lên cao hơn. Kết quả tốt nhất sẽ đạt được sau một liệu trình gồm 2 đến 3 lần tiêm. Kết quả có thể kéo dài vài năm mặc dù vậy chúng không duy trì vĩnh viền và sẽ mờ dần theo thời gian.

Nâng mông bằng kích thích cơ mông Emsculpt

Emsculpt là một phương pháp điều trị không phẫu thuật giúp làm săn chắc, tạo đường nét và độ chắc mạnh cho các khối cơ mông.

Cơ chế hoạt động: Bằng cách sử dụng năng lượng điện từ trường hội tụ cường độ cao (HIFEM), thiết bị Emsculpt truyền các xung điện từ trường nhắm vào các khối cơ và tạo ra các cơn co thắt cơ dữ dội, kích hoạt nhiều sợi cơ tham gia co thắt hơn so với ở những cơn co thắt mà bạn nhận được thông qua tập luyện bình thường.

Chỉ một phiên điều trị 30 phút có thể gây ra gần 20.000 cơn co thắt cơ. Việc co thắt lặp đi lặp lại không nghỉ sẽ tạo sức ép lên các khối cơ, kích hoạt thay đổi tế bào nhanh chóng khiến chúng trở nên dày lên, mạnh hơn và to hơn. Tuy nhiên cơ chế này cũng làm đốt cháy mỡ vì vậy sẽ không mang lại hình dạng mông tròn như đặt túi độn, hay cấy mỡ tự thân, và thực tế cũng không tăng kích cỡ mông, mà chỉ làm cơ chắc mạnh, to hơn, giúp mông trở nên cao hơn.

Tiêm silicone

Ngoài hai phương pháp không phẫu thuật kể trên thì còn có một phương pháp nâng mông nữa là tiêm silicone. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn không hề an toàn. Phương pháp này thường chỉ được thực hiện ở những cơ sở không có giấy phép nên bạn đừng bao giờ nên lựa chọn.

Ưu và nhược điểm của nâng mông

Ưu điểm

  • Với các phương pháp nâng mông, mông sẽ săn chắc hơn, tròn hơn và được nâng cao hơn, giúp cơ thể trở nên quyến rũ, cân đối hơn, nhờ đó có thể mặc đồ bó hay đồ bơi được đẹp hơn.
  • Đa dạng lựa chọn, với người không có đủ mỡ tự thân để nâng mông thì có thể chọn đặt túi độn, hoặc những người không muốn đặt vật liệu bên ngoài vào người thì có thể chọn dùng mỡ tự thân
  • Với túi độn, thể tích tăng lên sẽ vĩnh viễn và không lo về nguy cơ vỡ túi vì túi độn mông được làm từ silicon bán rắn, không phải dạng gel như túi ngực.
  • Với nâng mông bằng mỡ tự thân, không cần lo lắng vể nguy cơ dị ứng, đào thải vật liệu.
  • Với nâng mông chảy xệ, giảm thiểu cảm giác khó chịu hoặc phát ban da gây ra do da thừa trước đó
  • Với các phương pháp không phẫu thuật, quy trình thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả, không cần mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng

Nhược điểm

  • Nếu bạn có thân hình mảnh mai và muốn tăng kích thước mông lên đáng kể thì có thể không đủ mỡ tự thân để cấy, và bạn sẽ cần đặt túi độn để đạt được kích thước mong muốn
  • Túi độn có thể bị lệch sau phẫu thuật hoặc một phần mỡ cấy bị tái hấp thu, gây mất cân đối.
  • Vì hiện tượng sưng nên có thể phải mất từ ​​3 đến 6 tháng mới thấy được kết quả hoàn thiện sau phẫu thuật.
  • Những thay đổi về cân nặng trong tương lai có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả
  • Nâng mông chảy xệ có thể sẽ khiến cho phía sau của bạn trông phẳng hơn và nhỏ hơn so với trước khi phẫu thuật
  • Các nguy cơ rủi ro bao gồm: tách vết mổ, nhiễm trùng, tụ dịch, co thắt bao xơ hoặc đau kéo dài lâu
  • Với Sculptra, không thể tiêm tan và luôn có nguy cơ để lại cục vón lổn nhổn. Phải đợi vài tháng mới thấy được kết quả
  • Với Emsculpt, những người thừa vài cân cần giảm có thể không thấy nhiều thay đổi vì mỡ có thể trở thành rào cản giữa thiết bị này với các khối cơ, làm giảm độ mạnh của các nhịp co thắt cơ trong quá trình điều trị.

Đường rạch và vết sẹo của phương pháp nâng mông

đường rạch và vết seo của phương pháp nâng mông

Tùy thuộc vào từng phương pháp mà bác sĩ sẽ tạo các đường rạch khác nhau.

  • Nâng mông bằng túi độn: Thông thường, tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể rạch 1 đường ở trên khe mông (giữa hai bên mông) để đưa túi độn vào, vì vậy có thể giấu sẹo vào trong khe mông; hoặc rạch 2 đường ở phía trong hai bên má mông, song song với khe mông. Kỹ thuật 2 đường mổ thường được áp dụng nhiều hơn do có ít nguy cơ nhiễm trùng, toác vết mổ cũng như ít biến chứng hậu phẫu hơn.
  • Nâng mông chảy xệ: một đường mổ được rạch ở ngay dưới thắt lưng của bạn kéo dài từ hông bên này sang hông bên kia. Nếu có kết hợp hút mỡ bạn cũng sẽ có những vết sẹo nhỏ để lại từ các vết rạch để đưa ống thông vào và chúng sẽ mờ đi theo thời gian
  • Cấy mỡ mông kiểu Brazil: Các đường rạch để hút mỡ thường rất nhỏ, chỉ vừa đủ để đưa ống thông vào dưới da và hút mỡ. Các đường rạch để tiêm mỡ vào vùng mông cũng nhỏ và thường sẹo để lại không đáng kể, theo thời gian sẽ mờ đi.

Chuẩn bị trước khi thực hiện

Với bất kỳ loại phẫu thuật thẩm mỹ nào bạn cũng đều nên đến những cơ sở uy tín có các bác sĩ đã qua đào tạo, có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Sau đó, bạn sẽ được sắp xếp một buổi tư vấn trực tiếp với bác sĩ. Trong buổi tư vấn, bạn sẽ có cơ hội để thảo luận với bác sĩ về yêu cầu của bạn. Bác sĩ sẽ đánh giá xem bạn phù hợp với phương pháp nâng mông nào dựa trên:

  • Kích thước và hình dạng mông tự nhiên và mong muốn
  • Mức độ chảy xệ
  • Mục tiêu của bạn

Sau đó, bác sĩ sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về cuộc phẫu thuật, bao gồm:

  • Phương pháp được lựa chọn, quá trình phẫu thuật cụ thể, vị trí lấy mỡ (nếu cấy mỡ tự thân); loại túi độn (kích cỡ/hình dạng/kích thước và vị trí đặt, kiểu đường mổ)
  • Kết quả có thể đạt được
  • Chi phí
  • Các nguy cơ và biến chứng
  • Biện pháp gây mê
  • Những gì bạn cần làm để chuẩn bị cho ca mổ
  • Những hiện tượng có thể gặp trong giai đoạn sau mổ
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đặt câu hỏi cho bác sĩ để được giải đáp thêm về các vấn đề mà bạn quan tâm như:
  • Liệu quá trình phẫu thuật có đạt được kết quả mong muốn không?
  • Đường rạch sẽ nằm ở đâu? Sẹo có bị nhìn rõ không?
  • Cần làm những gì trong thời gian phục hồi và khi thì thể tiếp tục các hoạt động bình thường?
  • Cách xử lý một số vấn đề phát sinh sau phẫu thuật?
  • Nếu kết quả không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ có lựa chọn nào khác?
  • Nếu sau này tăng cân hoặc giảm cân thì có ảnh hưởng đến kết quả nâng mông không?

Trước khi thực hiện nâng mông, bệnh nhân sẽ cần:

  • Ngừng hút thuốc ít nhất 6 tuần trước khi mổ để da lành lại tốt hơn trong quá trình hồi phục
  • Tránh dùng aspirin, một số loại thuốc chống viêm và thuốc thảo dược có thể gây chảy máu trong quá trình mổ
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Đối với các phương pháp không phẫu thuật thì không cần chuẩn bị gì nhiều

Tiến hành nâng mông

Hầu hết các ca phẫu thuật nâng mông đều kéo dài ít nhất 2 - 3 tiếng hoặc có thể lâu hơn.

Bệnh nhân thường được gây mê toàn thân để không cảm thấy đau trong khi tiến hành phẫu thuật nhưng cũng có trường hợp chỉ cần tiền mê hay gây tê tại chỗ. Với các quy trình không phẫu thuật bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ, tuy nhiên với Emsculpt thường bệnh nhân có thể chịu đựng được mà không cần gây tê.

Nhịp tim, huyết áp, mạch máu và lượng oxy lưu thông trong máu sẽ được kiểm tra trong suốt quá trình mổ để đảm bảo an toàn.

Bác sĩ sẽ thực hiện theo như kế hoạch đã được thảo luận ban đầu.

Sau khi hoàn tất, với phương pháp phẫu thuật bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng phục hồi và tiếp tục được theo dõi chặt chẽ. Vùng mổ sẽ được đặt ống dẫn lưu. Trong khi đó với các phương pháp không phẫu thuật bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi một chút rồi có thể ra về.

Sau khi cấy mỡ mông, bệnh nhân sẽ cần mặc đồ gen nịt ở cả vùng được hút mỡ và vùng mông. Sau khi phẫu thuật đặt túi độn và nâng mông chảy xệ bệnh nhân chỉ cần mặc đồ gen nịt ở vùng mông.

Bệnh nhân có thể về nhà sau một thời gian theo dõi ngắn.

Chăm sóc và quá trình phục hồi

 
cham soc va phuc hoi
Bác sĩ sẽ cho bạn biết về thời gian phục hồi chính xác và khi nào bạn có thể hoạt động và làm việc trở lại. 

Bác sĩ sẽ cho bạn biết về thời gian phục hồi chính xác và khi nào bạn có thể hoạt động và làm việc trở lại. Sau khi phẫu thuật, bạn và người chăm sóc cho bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc sau mổ, bao gồm thông tin về:

  • Chăm sóc vị trí vết mổ và ống dẫn lưu.
  • Các triệu chứng mà bạn sẽ gặp phải
  • Các dấu hiệu sớm của biến chứng

Ngay sau khi phẫu thuật

  • Các đường rạch mổ để đặt túi độn, nâng mông chảy xệ và các đường rạch mà bác sĩ tạo ra để đưa vào ống thông hút mỡ hoặc túi độn sẽ chảy dịch trong vài ngày. Do đó, ống dẫn lưu thường được sử dụng để đưa lượng dịch này ra khỏi vết thương.
  • Bệnh nhân sẽ cần mặc đồ gen nịt chuyên dụng để giữ chặt vùng mông. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cụ thể phải mặc bao lâu nhưng thường là trong nhiều tuần.
  • Khi hết thuốc mê, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau. Ngoài ra, còn có hiện tượng sưng sau khi mổ. Thông thường, hiện tượng sưng này sẽ kéo dài trong nhiều tuần nhưng cũng có trường hợp kéo dài vài tháng. Bạn có thể gọi cho bác sĩ để hỏi xem hiện tượng đau và sưng của mình có bình thường không hay là dấu hiệu của một vấn đề không mong muốn nào khác.

Hai tuần đầu tiên

  • Thời gian hồi phục sau các ca phẫu thuật ở vùng mông thường sẽ dài hơn và đau đớn hơn, vì đây là vùng tham gia vào các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy và thậm chí là đứng. Trong khi đó với các phương pháp không phẫu thuật, bệnh nhân mặc dù cũng có bị đau hoặc bầm tím nhưng chỉ cần rất ít thời gian nghỉ dưỡng và có thể trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường ngay lập tức.
  • Vào ngày đầu tiên sau khi mổ, bệnh nhân chỉ nên nằm trên giường và thi thoảng di chuyển bàn tay và bàn chân để duy trì sự lưu thông máu. Có thể đứng dậy và đi bộ sau ngày thứ hai.
  • Khi nằm, nên nằm sấp để tránh tạo áp lực lên mông.
  • Sẽ bị bầm tím và sưng ở vùng mông trong quá trình phục hồi. Tình trạng này có thể lan đến vùng bụng hoặc đùi. Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ bắt đầu giảm dần sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Mông sẽ bị đau, nhưng các cơn đau này thường đỡ dần sau vài ngày. Bạn có thể uống thuốc giảm đau để dễ chịu hơn.
  • Ống dẫn lưu sẽ được giữ nguyên trong khoảng 7 ngày đầu tiên để loại bỏ dịch
  • Trong thời gian đặt ống dẫn lưu, bệnh nhân sẽ cần uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
  • Không được ngồi trong 10 ngày đầu (ngoại trừ khi đi vệ sinh). Sau thời gian này bệnh nhân có thể ngồi với một chiếc gối mềm đặt bên dưới cơ đùi sau nhưng vẫn không được chạm vào mông để tránh tạo áp lực lên vùng mông mới được phẫu thuật.

Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8

  • Tránh tác động lực trực tiếp lên mông trong ít nhất 8 tuần, vì vậy không được ngồi mà không có gối kê trong thời gian này.
  • Mang băng thun trong 6 - 8 tuần.
  • Thời gian này, bệnh nhân sẽ vẫn chưa thể thấy được kết quả cuối cùng do sưng. Khi hết sưng, (đôi khi phải mất 3 - 6 tháng), kết quả sẽ rõ ràng hơn.
  • Không nên đi mua quần áo trong ít nhất ba tháng
  • Nếu nâng mông bằng phương pháp tiêm mỡ tự thân, bệnh nhân có thể đi làm trở lại, lái xe hoặc đi chơi sau 10 - 14 ngày, nhưng vẫn phải sử dụng gối kê khi ngồi. Có thể tiếp tục các hoạt động bình thường và tập thể dục sau 8 tuần.
  • Sau khi phẫu thuật đặt túi độn, có thể đi làm lại sau 2 đến 3 tuần, nhưng vẫn phải dùng gối kê khi ngồi để không tạo áp lực lên mông. Vào tuần thứ 3 sau phẫu thuật, bạn có thể bắt đầu các bài tập giãn cơ và có thể tập thể dục lại từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 tuần sau khi mổ. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu biến chứng ở đường mổ, bạn có thể sẽ phải đợi từ 3 đến 4 tháng mới có thể tập luyện trở lại.

Khi nào thấy kết quả và kết quả giữ được trong bao lâu?

  • Với nâng mông bằng túi độn, mông của bạn trông sẽ tròn hơn ngay lập tức, nhưng hình dạng mông mới của bạn sẽ từ từ căng nở và lộ ra trong 6 đến 7 tháng sau đó khi sưng tấy tiêu giảm và mô phủ trên túi độn trở nên mềm mại. Vì túi độn mông không thể bị vỡ hay rò rỉ nên chúng được coi là vĩnh viễn, trừ khi có biến chứng
  • Với nâng mông chảy xệ, kết quả cũng duy trì lâu nhưng bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn để có được kết quả lâu dài.
  • Với nâng mông bằng BBL, lượng mỡ sống sót sẽ tồn tại suốt đời, cũng tăng lên và giảm đi khi bạn tăng và giảm cân, đồng thời cũng lão hóa như bình thường.
  • Với các phương pháp không phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần điều trị nhiều lần để thấy được kết quả tối ưu, sau đó điều trị duy trì để giữ kết quả lâu dài.
  • Mặc dù các phương pháp này có thể cải thiện hình dạng và đường nét cho mông nhưng bạn vẫn nên thay đổi một số thói quen sống, ví dụ như ăn uống lành mạnh, tập thể dục để duy trì kết quả sau phẫu thuật.
  • Vì sự an toàn cũng như kết quả dài lâu, bạn cũng nên đi kiểm tra định kỳ hoặc khi nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi nào ở mông. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu có vấn đề bất thường hoặc thắc mắc nào.

Biến chứng và một số nguy cơ

Các rủi ro có thể xảy ra với phương pháp nâng mông gồm có:

  • Đối với phương pháp nâng mông bằng túi độn: Rủi ro thường gặp nhất là túi độn bị trượt, gây mất cân đối, hoặc có thể bị tụ dịch, nhiễm trùng hay co thắt bao xơ. Bất kỳ biến chứng hoặc thay đổi về hình dạng nào đều đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa.
  • Với nâng mông chảy xệ có thể sẽ khiến cho phía sau của bạn trông phẳng hơn và nhỏ hơn so với trước khi phẫu thuật
  • Đối với phương pháp cấy mỡ mông BBL: Mỡ bị tái hấp thu (có thể lên tới 40% lượng mỡ được cấy), gây ra sự mất cân đối, đây là nguyên nhân vì sao rất khó để dự đoán được kết quả của phương pháp cấy mỡ tự thân và bệnh nhân thường phải tiến hành cấy mỡ bổ sung sau một thời gian để duy trì kết quả mong muốn.
  • Với filler Sculptra, có thể để lại cục vón lổn nhổn ở mông
  • Với Emsculpt, kỹ thuật này vẫn mới và cho đến nay vẫn được chứng minh là an toàn, tuy nhiên cần lưu ý không nên thực hiện phương pháp điều trị này nếu đang mang thai, có đeo máy tạo nhịp tim hoặc cấy thiết bị điện tử khác ở gần nơi điều trị hoặc có các vấn đề về tim, tiền sử bị co giật hoặc bất kỳ tình trạng y tế nào khác, vì như vậy có thể khiến thiết bị từ trường trở nên nguy hiểm cho bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 109 trong 22 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Hút mỡ để loại bỏ vùng hoại tử mỡ/cục cứng ở mông sau BBL có được không?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  612 lượt xem

Khối mỡ cấy vào mông (to và cứng như một khối u nang) có thể được hút ra mà không để lại sẹo và làm biến dạng mông không? Tôi không muốn phải phẫu thuật rạch da để loại bỏ nó. Có sản phẩm nào có thể giúp làm nhỏ khối mỡ cứng đó trước khi hút bỏ không? Tôi đã matxa nhưng không thấy cải thiện được gì vì đã cấy mỡ mông được một năm rồi.

Cần bao nhiêu mỡ để nâng mông kiểu Brazil và có thể dùng mỡ lấy từ người khác không?
  •  5 năm trước
  •  11 trả lời
  •  1730 lượt xem

Tôi đang muốn tìm một phương pháp để chuyển mỡ từ cơ thể vào vùng mông, nhưng tôi rất gầy và chỉ có mỡ thừa ở bụng. Liệu phương pháp nâng mông Brazil có thể được thực hiện bằng cách tiêm mỡ của người khác vào mông mình không? Và cần bao nhiêu mỡ cho một bên mông?

Giải pháp cho những trường hợp muốn cấy mỡ mông nhưng quá gầy?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  788 lượt xem

Muốn cấy mỡ mông nhưng quá gầy thì phải làm sao?

Làm cách nào để có được vòng mông to?
  •  5 năm trước
  •  11 trả lời
  •  1214 lượt xem

Tôi muốn có được cặp mông như Kim Kardashian và tôi được khuyên nên chọn phương pháp nâng mông kiểu Brazil nên tôi muốn biết phương pháp này là gì?

Mức độ đau, rủi ro biến chứng và thời gian hồi phục sau khi nâng mông bằng túi độn có liên quan đến size túi hay không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  711 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi nghe nói quá trình hồi phục sau phẫu thuật đặt túi độn mông đặc biệt khó khăn và cũng có nhiều rủi ro liên quan. Tôi đang cân nhắc thực hiện, nhưng tôi gầy và cao nên không muốn mông quá to, chủ yếu chỉ muốn tạo dáng mông và lấp đầy vùng da mông chảy xệ. Liệu mức độ đau đớn, rủi ro biến chứng có liên quan đến size túi độn mình sử dụng trong quy trình này không?

Mông bên to bên nhỏ sau khi đặt túi độn
  •  3 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1138 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi đã đặt túi độn nâng mông cách đây 3 tháng, hai bên mông khá ổn định rồi nhưng tôi thấy chúng hơi bị lệch nhau. Một bên trông to hơn và tròn hơn so với bên kia. Bác sĩ muốn tôi đợi thêm 3 tháng nữa trước khi lên kế hoạch chỉnh sửa. Nhưng tôi thực sự không muốn đụng chạm dao kéo một lần nữa, liệu có cách nào khác để chỉnh sửa không. Bác sĩ của tôi có nói về cấy mỡ mông, nhưng tôi vẫn hơi ngần ngại. Liệu có thể tiêm filler được không? Tôi chỉ muốn hai bên mông cân nhau.

Tháo bỏ túi độn mông: có cần phải cắt bỏ luôn cả bao xơ?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  960 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi muốn tháo bỏ túi độn vì cảm thấy không thoải mái, chúng đang khiến tôi rất khốn khổ. Tôi mới đặt khoảng 1 năm. Tôi muốn hỏi xem quy trình như nào thì phù hợp, có phải cắt bỏ luôn cả mô sẹo hình thành bao quanh túi độn hay không hay cứ để nó lại. Sau khi tìm hiểu tôi muốn cắt bỏ nó luôn nhưng bác sĩ phẫu thuật lại khuyên tốt hơn nên để nó lại. Tôi nên chọn giải pháp nào?

Sau khi cấy mỡ mông thất bại: cần chờ bao lâu để đặt túi độn?
Sau khi cấy mỡ mông thất bại: cần chờ bao lâu để đặt túi độn?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  545 lượt xem

Sớm nhất là khi nào có thể đặt túi độn được, rủi ro khi đặt túi độn quá sớm sau cấy mỡ mông là gì?

Đặt túi độn mông ở dưới cơ liệu có nguy cơ lộ túi không?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  942 lượt xem

Tôi đang tìm hiểu để chuẩn bị đặt túi độn mông và thắc mắc không biết liệu đặt túi ở dưới cơ thì có nguy cơ túi bị lộ hoặc lật không? Tôi cao 1m7 và nặng 58kg. Ngoài ra sau phẫu thuật có bắt buộc phải đặt dẫn lưu không, tôi thấy người thì có đặt người thì không. Có phải là do sở thích của từng bác sĩ không?

Tại sao túi độn mông đặt trong cơ nhưng khi cúi xuống vẫn bị lộ túi?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  580 lượt xem

Tôi vẫn nghĩ đặt túi độn ở trong cơ sẽ tránh được nguy cơ túi bị chảy xệ và lộ khi cúi người nhưng tôi đọc thấy một vài trường hợp vẫn bị. Liệu có vị trí đặt nào an toàn hơn không?

Nên đặt túi độn mông hình oval hay hình tròn?
Nên đặt túi độn mông hình oval hay hình tròn?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1370 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi cao 1m67, nặng 54kg. Số đo mông: chiều rộng – 14cm, chiều cao 16cm. Tôi muốn đặt túi độn nhưng không biết nên chọn túi hình gì: hình tròn hay oval. Tôi không thể cùng lúc kết hợp với cấy mỡ tự thân được, vì thế tôi muốn hỏi bác sĩ hình dạng túi nào tốt hơn để tôi có thể có được cặp mông giống như trong ảnh mong muốn. Ngoài ra tôi cũng muốn biết liệu túi độn tròn có làm tăng thêm thể tích ở hai bên hông như túi hình oval không? Xin cám ơn!

Vết mổ đặt túi độn mông bị hở và rỉ dịch sau hơn 3 tháng, phải làm gì?
Vết mổ đặt túi độn mông bị hở và rỉ dịch sau hơn 3 tháng, phải làm gì?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  828 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi là phụ nữ 28 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, mới được đặt túi độn trong cơ mông và cấy mỡ tự thân cách đây hơn 3 tháng. Bây giờ ở vị trí vết mổ vẫn còn 1 lỗ hở đau đang rỉ dịch màu vàng nhạt. Bác sĩ đã khâu nó 2 lần rồi nhưng vẫn bị hở, ông ấy nói là sẽ thử khâu lại và tin là mỡ đã hoại tử đang rỉ ra. Chỗ hở này không hề bị nhiễm trùng. Liệu tình trạng này có bình thường ở thời điểm gần 4 tháng không, tôi nên làm gì với nó, có nên đến gặp một bác sĩ khác không?

Quá trình hồi phục sau nâng mông bằng túi độn như nào?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  2053 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi muốn biết thời gian hồi phục sau nâng mông bằng túi độn kéo dài bao lâu. Những gì có thể và không thể làm trong quá trình chữa lành? Bao lâu thì các vết sẹo lành và chúng có rõ không?

Bao lâu sau tháo bỏ túi độn thì có thể nâng mông bằng chất làm đầy?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  808 lượt xem

Tôi đã đặt túi độn mông được 3 năm, nhưng không thích vì chúng cứng quá. Bao lâu sau khi tháo bỏ túi độn thì tôi có thể nâng mông bằng filler?

Xử lý hoại tử mỡ sau BBL nhưng để lại lỗ hở trên mông
Xử lý hoại tử mỡ sau BBL nhưng để lại lỗ hở trên mông
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  658 lượt xem

Chào bác sĩ, vài tháng trước tôi đã thực hiện cấy mỡ mông, một bên bác sĩ tiêm 1060 cc, bên còn lại tiêm 1100cc. Thời gian đầu tôi rất hài lòng với kết quả của mình, nhưng khoảng 6 tháng sau đó tôi bắt đầu thấy xuất hiện biến chứng, tôi nghĩ đó là hoại tử mỡ nên đã gọi cho bác sĩ. Sau đó ông ấy đã chọc hút vùng này 3 lần, sau đó da mông vùng đó trở nên mỏng hơn và để lại lỗ hở to ở chỗ chọc hút (như hình). Liệu đây có phải là tình trạng bình thường sau cấy mỡ tự thân không? Có phải tôi sẽ bị 2 vết sẹo và 1 vết lõm ở mông?

Sau BBL: nếu mỡ bị hoại tử không được loại bỏ sau nhiều năm thì có nguy hiểm không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  665 lượt xem

Tôi đã cấy mỡ mông được 1 năm rồi nhưng hình như mỡ cấy bị hoại tử (vì thấy mỡ bên trong mông rất cứng). Một bác sĩ đã cố gắng làm tan để hút bỏ chúng nhưng không được, ông ấy chỉ hút được phần mỡ xung quanh bị nhiễm trùng (đây là một khối áp xe do vùng này bị viêm). Việc chọc hút như này đã khiến tôi bị viêm mô tế bào. Sau đó tôi bắt đầu bị sốt nặng, rồi vùng hông bị viêm và rất đau khi chạm vào. Bác sĩ nói rằng ông ấy đã làm lây lan vi khuẩn do dùng ống thông hút mỡ.

Áp xe sau 3 tuần nâng mông bằng mỡ tự thân
Áp xe sau 3 tuần nâng mông bằng mỡ tự thân
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  763 lượt xem

Tôi mới phẫu thuật cấy mỡ mông cách đây 3 tuần, sau đó xuất hiện vùng bầm đỏ này dưới da, nó đau kinh khủng. Tôi đã đến khám bác sĩ, ông ấy nói là chỉ bị viêm thôi và cho uống Doxycycline, ông ấy nói uống sẽ giúp loại bỏ áp xe sau 48 giờ. Bác sĩ cũng kê oxycodone để giảm đau. Liệu có khỏi được không?

Chỉ đặt túi độn ở phần mông dưới để có được hình dạng mông đẹp hơn có được không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  553 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi thắc mắc không biết liệu có thể chỉ đặt túi độn ở phần dưới cùng của mông có được không?

Hai bên mông đặt túi độn có hình dạng khác nhau
Hai bên mông đặt túi độn có hình dạng khác nhau
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  783 lượt xem

Tôi đặt túi độn mông cách đây 1 tháng, bây giờ cảm giác rất tốt, các vết mổ trông cũng đẹp, sưng tấy đã tiêu giảm. Mông bên phải hiện trông tròn và đẹp nhưng bên trái ở dưới vẫn còn xẹp và có hình dạng kỳ lạ. Tình trạng này sẽ thay đổi phải không?

Loại bỏ túi độn mông nhưng mông bị chảy xệ và không đều, liệu tập luyện có giúp cải thiện không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  762 lượt xem

Tôi đã đặt túi độn mông được 5 năm nhưng bị biến chứng, túi liên tục dịch chuyển trong khoang chứa. Do đó tôi đã loại bỏ và có cấy mỡ mông để chỉnh sửa nhưng mông bây giờ vẫn không đều và chảy xệ. Một bên có mô sẹo nên phần mông phía trên to hơn, mông bên kia thì bị chảy xệ. Có cách nào để sửa lại không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây