Nhiễm trùng sau nâng mông bằng cấy mỡ tự thân
Chào bạn, nhiễm trùng sau cấy mỡ mông mặc dù có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Và đây là một vấn đề khó có thể tránh khỏi hoàn toàn, mặc dù phòng phẫu thuật, trang thiết bị hay quy trình phẫu thuật đều đảm bảo vô trùng. Có một số tình trạng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Chẳng hạn như hút thuốc làm chậm quá trình lành thương và tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khác bao gồm cả nhiễm trùng. Hay bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và bệnh nhân mắc bệnh này cũng thường có nhiều khả năng bị nhiễm trùng sau phẫu thuật hơn. Hay chế độ dinh dưỡng kém trước và sau phẫu thuật làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương, điều này cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi chuẩn bị cấy mỡ vào mông, mỡ cấy luôn phải được rửa sạch bằng nước muối và tưới dung dịch kháng sinh để đảm bảo tuyệt đối vô trùng. Ngoài ra bác sĩ cũng cần áp dụng kỹ thuật tiêm vi giọt để giúp làm tăng cơ hội tiếp cận được nguồn cung cấp máu và khả năng tồn tại cho các tế bào mỡ cấy. Nếu mỡ cấy không có được nguồn máu nuôi, và không thể tồn tại chúng sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng nếu không được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Sau phẫu thuật, chườm lạnh tích cực vùng mông cũng là một cách giúp giảm quá trình trao đổi chất của các tế bào mỡ cấy, qua đó chúng sẽ có thêm thời gian sống cần thiết để phát triển nguồn máu nuôi cho mình và đạt tỉ lệ sống sót cao hơn ở mông. Tất cả các cuộc phẫu thuật đều có rủi ro nhưng nếu bạn được thực hiện bởi một bác sĩ được đào tạo tốt và thực hiện các biện pháp chăm sóc cần thiết thì khả năng bị nhiễm trùng sau BBL là rất thấp.
Tất cả các ca phẫu thuật đều được thực hiện bằng thiết bị và kỹ thuật vô trùng. Về mặt kỹ thuật, không có gì được gọi là vô trùng thực sự khi ca phẫu thuật được thực hiện trên một vật thể còn sống. Lỗ chân lông cũng có vi khuẩn và thậm chí ngay cả đã rửa xà phòng sát khuẩn thì một số vi khuẩn cũng vẫn còn sống trong quá trình phẫu thuật. Nhiễm trùng trong khi phẫu thuật là do vi khuẩn từ chính người bệnh nhân, chứ không phải vi khuẩn từ các thiết bị hoặc phòng phẫu thuật. Hút mỡ có tỉ lệ nhiễm trùng cực thấp, lý do là vì vi khuẩn thường không sống tốt ở môi trường nhiều chất béo. Đây cũng chính là lý do mà dầu ăn thường không cần để trong tủ lạnh và có hạn sử dụng lâu. Ngoài ra trong quá trình hút mỡ chất lỏng và mô liên tục được loại bỏ nên bất kỳ vi khuẩn tiềm ẩn nào đi vào qua da hoặc lỗ chân lông trên da đều có thể bị loại bỏ trở lại. Nhưng cấy mỡ thì lại ngược lại: mỡ được đưa vào và ở lại bên trong mô mông luôn. Cơ thể chúng ta thường ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập rất hiệu quả với hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên để hệ miễn dịch hoặc kháng sinh hoạt động thì cẩn có một nguồn cung cấp máu tích cực đến những vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng. Trong khi đó, mỡ được thu lấy trong quá trình hút mỡ và cấy vào thì lại không có nguồn cung cấp máu, do đó những tế nào mỡ cấy này được coi là một nơi ẩn náu lý tưởng cho vi khuẩn mà hệ miễn dịch hay kháng sinh không thể tiếp cận được. Hơn nữa một lượng mỡ cấy qua thời gian không thể có được nguồn cung cấp máu thì sẽ không thể tồn tại và bị hoại tử. Mô hoại tử cũng lại chính là nơi trú ẩn tuyệt vời của vi khuẩn và là nơi nhiễm trùng có thể bùng phát mà hệ miễn dịch không thể kiểm soát được. Chưa kể mỡ cấy thường được tiêm sâu vào xuống dưới da, thậm chí là dưới cơ, điều này khiến cho việt phát hiện nhiễm trùng sớm càng trở nên khó khăn hơn.
Tình trạng nhiễm trùng khi xảy ra hầu hết đều đòi hỏi phải được rạch da và dẫn lưu, điều này có thể khó khăn về mặt kỹ thuật và gây biến dạng đường viền mông khi được thực hiện ở vị trí sâu (xa bề mặt da). Các vết rạch để đặt dẫn lưu dịch nhiễm trùng cũng không thể được khâu lại mà thường cần để hở. Điều này thường sẽ để lại sẹo và biến dạng đường viền. Nhìn chung nhiễm trùng sau BBL ít liên quan đến các yếu tố vô trùng, mà thường liên quan đến kỹ thuật thu lấy mỡ cấy cũng khi kỹ thuật tiêm mỡ vào. Lượng mỡ cấy tiêm vào và vị trí đặt tốt nhất có thể giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Vì vậy, để tránh nguy cơ này, hãy đảm bảo bạn được thực hiện bởi một bác sĩ có đầy đủ chứng nhận và giàu kinh nghiệm với BBL.
Mọi quy trình phẫu thuật đều có nguy cơ nhiễm trùng. Là bác sĩ, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện càng nhiều biện pháp phòng ngừa càng tốt để ngăn ngừa vấn đề này vì đây có thể là một biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật. Khi mỡ được đưa vào mông nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn do thực tế là lúc này mỡ cấy chưa phải là mô sống vì nó chưa có nguồn cung cấp máu để chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, với vị trí ở mông, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị lây lan vi khuẩn từ dưới rốn, trực tràng hay phân…. Giữ vệ sinh tốt là điều rất quan trọng, ngoài ra cũng cần đảm bảo uống đầy đủ thuốc kháng sinh đã được bác sĩ kê. Theo tôi tất cả các bác sĩ phẫu thuật được đào tạo đầy đủ đều có khả năng đảm bảo để ngăn ngừa tốt nguy cơ nhiễm trùng.
Đặt túi độn mông sau khi nâng mông bằng mỡ tự thân thì có bị nhiễm trùng không?
Tôi đã nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil (BBL) 3 năm trước nhưng giờ tôi cảm thấy mông tôi đang trở về kích thước trước đây. Tôi muốn đặt túi độn mông nhưng bác sĩ nói tôi có thể bị nhiễm trùng nếu làm thế. Có phải như vậy không?
- 7 trả lời
- 1487 lượt xem
Đặt túi độn ở vùng mông liệu có đảm bảo vệ sinh không, có dễ bị nhiễm trùng không?
Tôi thấy có bác sĩ khuyên không nên đặt túi độn mông vì không thoải mái và rất dễ bị nhiễm trùng do mông là vị trí rất bẩn. Liệu có thể bị nhiễm trùng do vùng mông không đảm bảo vệ sinh không?
- 5 trả lời
- 1355 lượt xem
Mông bên phải đỏ, cứng và đau khi chạm vào, liệu có phải túi độn đã bị nhiễm trùng?
Chào bác sĩ, tôi phẫu thuật đặt túi độn mông cách đây hơn 2 tháng, lúc 3 tuần tôi có hơi bị đau dây thần kinh tọa, bây giờ ổn hơn nhiều rồi, nhưng hiện tại mông bên phải lại bị đỏ và sưng to hơn nhiều so với bên trái và đau khi chạm vào. Nhưng tôi không hề bị sốt. Tính đến hôm nay tôi đi làm lại được 1 tuần rồi, nhưng vẫn chưa nằm ngửa hay ngồi trực tiếp lên mông, nghĩa là không hề gây áp lực lên chúng. Tôi đã gọi cho bác sĩ, ông ấy kê kháng sinh cho uống. Liệu tôi có phải tháo bỏ túi độn không?
- 3 trả lời
- 1061 lượt xem
Liệu túi độn mông có bị nhiễm trùng nếu nó tiếp xúc với tế bào mỡ được cấy vào không?
Bác sĩ đề nghị tôi đặt túi độn mông kết hợp cấy mỡ vùng hông, nhưng tôi sợ túi độn tiếp xúc với mỡ cấy sẽ bị nhiễm trùng. Bác sĩ thì bảo điều này là không thể, hoàn toàn an toàn. Như vậy có đúng không. Tôi sợ mỡ cấy không đảm bảo vô trùng.
- 4 trả lời
- 650 lượt xem
Vết mổ bị hở có gây nhiễm trùng sau đặt túi độn mông không?
Liệu vết mổ của tôi có gây nhiễm trùng không? Tôi đã phẫu thuật được 2 tuần rồi, bác sĩ bảo chỉ cần giữ vết mổ sạch sẽ và thay băng thường xuyên. Tôi đặt túi trong cơ, và chỉ muốn biết liệu có nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến phải tháo bỏ không? Hiện tại tôi không thấy đau hay chảy dịch gì cả.
- 2 trả lời
- 732 lượt xem
Nhiễm trùng là một biến chứng có thể xảy ra sau bất kỳ quy trình phẫu thuật nào, trong đó bao gồm cả nâng mông bằng mỡ tự thân (BBL).
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng tiềm ẩn sau bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào.
Tình trạng mông chảy xệ, có nhiều da và mỡ thừa do lão hóa, di truyền hoặc do giảm cân đột ngột ở vùng mông có thể được cải thiện bằng phương pháp nâng mông chảy xệ.
Cấy mỡ mông đã có những hướng dẫn, cập nhật mới nhất để đảm bảo tính an toàn cho phẫu thuật.