Mông bên phải đỏ, cứng và đau khi chạm vào, liệu có phải túi độn đã bị nhiễm trùng?
Từ thông tin cung cấp rất có thể bạn đang bị tụ dịch. Nhiễm trùng túi độn cũng có thể nhưng vì không sốt nên khả năng thấp hơn. Trên thực tế nhiễm trùng túi độn không phổ biến như mọi người vẫn nghĩ, thường chỉ là nhiễm trùng vết mổ hoặc mô bên ngoài, chứ chưa lây lan sâu vào đến túi độn ở bên trong. Hầu hết các vấn đề trong giai đoạn đầu hậu phẫu thường liên quan đến tụ dịch. Khối dịch tụ nhỏ thì có thể tự tiêu, nhưng nếu to và gây ra các vấn đề phiền phức như sưng đau thì có thể cần đặt dẫn lưu, trường hợp của bạn khả năng cần dẫn lưu là khá cao. Tất nhiên bạn cũng cần được bác sĩ thực hiện các xét nghiệm để loại trừ khả năng nhiễm trùng.
Dựa trên mô tả và hình ảnh rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng, tốt nhất nên đến khám trực tiếp với bác sĩ ngay. Không nhất thiết phải sốt mới là bị nhiễm trùng ở trong khoang chứa túi độn. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị sưng đỏ, và đau rồi mới sốt sau đó. Ngoài ra vì bạn đang uống kháng sinh nên rất có thể chúng làm giảm cơn sốt và che giấu các dấu hiệu nhiễm trùng, nhưng điều này chỉ được tạm thời thôi. Vì thế nên xắp xếp đến gặp bác sĩ luôn để xem liệu bạn có bị nhiễm trùng vào túi độn chưa. Một khi túi đã nhiễm khuẩn thì khả năng phải tháo bỏ rất cao, trường hợp nhẹ hơn có thể chỉ cần uống hoặc tiêm/truyền kháng sinh.
Tấy đỏ, sưng và đau khi chạm vào là những dấu hiệu phổ biến do nhiễm trùng. Tuy nhiên mức độ thế nào thì cần thăm khám trực tiếp và làm các xét nghiệm mới rõ được. Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm. Ngoài ra nếu có thể bạn cũng nên siêu âm để tìm xem có khối dịch tụ nào không. Đây là vấn đề rất thường gặp trong giai đoạn hồi phục ban đầu.
Phải làm gì khi mông bị teo nhỏ sau khi nâng mông BBL bằng mỡ tự thân?
Tôi mới cấy mỡ mông được 3 tuần và mông tôi đang trở nên nhỏ dần đi. Tôi vẫn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngồi, mát-xa mông đều đặn, tập luyện nhẹ nhàng 30 phút để hỗ trợ lưu thông máu và đeo băng thun. Tại sao mông tôi vẫn bị teo và tôi phải làm gì?
- 10 trả lời
- 2365 lượt xem
Đặt túi độn mông có phải là giải pháp lâu dài hơn so với cấy mỡ mông?
Chào bác sĩ, tôi hầu như ngày nào cũng tập luyện (tập tạ) nhưng mông vẫn xẹp lép. Tôi cũng không có hông, lại là người rất gầy. Tôi thực sự không muốn đặt túi độn mà muốn cấy mỡ tự thân, nhưng chỉ sợ mình tốn quá nhiều tiền rồi lại mất hết mỡ trên cơ thể.
- 3 trả lời
- 1581 lượt xem
Đặt túi độn mông có phải là rất đau?
Chào bác sĩ, thông thường khi đặt túi độn mông thì sẽ đau như thế nào?
- 4 trả lời
- 1958 lượt xem
Tại sao các bác sĩ luôn đề nghị bệnh nhân đặt túi độn mông hình Oval chứ không phải túi hình tròn?
Chào bác sĩ, tôi đã đọc và tìm hiểu trên rất nhiều diễn đàn đều thấy các cô gái nói hối hận vì đã đặt túi độn hình oval và sẽ thực hiện lại để đặt túi hình tròn. Tôi cũng muốn đặt túi độn hình tròn vì thực sự muốn có hình dạng mông bong bóng. Tôi biết họ định đặt túi độn mông có kích cỡ lên đến 300ml cho tôi, nhưng đó có thể là kích cỡ quá lớn so với tôi vì dù sao tôi cũng rất nhỏ nhắn. Xin các bác sĩ cho tôi ý kiến, túi độn như nào thì đẹp trên một phụ nữ có khung người nhỏ như tôi. Xin cảm ơn!
- 3 trả lời
- 1558 lượt xem
Nâng mông chảy xệ có nhất thiết phải đặt ống dẫn lưu không?
Chào bác sĩ, mông tôi có nhiều da thừa và tôi muốn làm nâng mông chảy xệ để cắt bỏ da thừa và định hình lại dáng mông. Tuy nhiên tôi không muốn đặt dẫn lưu sau đó, vừa phiền phức vừa lâu hồi phục hơn. Vậy có nhất thiết phải đặt không?
- 3 trả lời
- 1168 lượt xem
Nâng mông bằng túi độn là một quy trình phẫu thuật lớn, do đó nguy cơ biến chứng là điều hoàn toàn có thể.
Nâng mông bằng mỡ tự thân là quy trình gồm hai công đoạn, hút mỡ và cấy mỡ, vì thế bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề đến từ cả hai công đoạn phẫu thuật này.
Tình trạng mông chảy xệ, có nhiều da và mỡ thừa do lão hóa, di truyền hoặc do giảm cân đột ngột ở vùng mông có thể được cải thiện bằng phương pháp nâng mông chảy xệ.
Cấy mỡ mông đã có những hướng dẫn, cập nhật mới nhất để đảm bảo tính an toàn cho phẫu thuật.