Tổng hợp những biến chứng có thể gặp phải sau nâng mông bằng túi độn
Tùy từng tình trạng bệnh nhân, cách chăm sóc hậu phẫu cũng như size túi, vị trí đặt túi hay kỹ thuật thực hiện mà bệnh nhân có thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng khác nhau. Ngoài các vấn đề tạm thời như sưng nề, bầm tím và đau nhức ban đầu, bệnh nhân có thể gặp phải một trong số các biến chứng khởi phát sớm và muộn như: nhiễm trùng; tụ dịch; lộ túi; túi độn di lệch, chảy xệ, nằm sai vị trí; rách vết mổ, co thắt bao xơ, hay đau dây thần kinh tọa….Tất cả những biến chứng này đều được coi là nghiêm trọng và nguy cơ khiến bệnh nhân phải tháo bỏ túi độn là rất lớn.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể nói là nguy cơ rất lớn trong phẫu thuật nâng mông bằng túi độn do đặc điểm vị trí vết mổ và đặc tính da vùng này. Vết mổ nằm gần trực tràng và chỉ cách hậu môn khoảng 3 – 4cm, do đó nguy cơ lây lan vi khuẩn từ khu vực này là rất cao. Ngoài ra, khu vực này có lượng vi khuẩn trên da cao hơn so với các khu vực khác trên cơ thể. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau phẫu thuật bao gồm:
- Do trong quá trình phẫu thuật bác sĩ không áp dụng kỹ thuật vô trùng tốt, hoặc bóc tách sâu gây chảy máu nhiều dẫn đến tụ máu, tụ dịch cũng khiến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
- Do bệnh nhân không giữ vệ sinh, chăm sóc vết mổ đúng cách. Việc thường xuyên chạm vào vết mổ hoặc vệ sinh không đúng các sau khi đi đại, tiểu tiện cũng khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan lên vết mổ.
- Do vi khuẩn và vi trùng có sẵn trong cơ thể
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, thừa cân hoặc béo phì, hút thuốc, sử dụng ma túy hoặc bia rượu quá nhiều
- Sử dụng một số loại thuốc corticosteroid làm hạn chế khả năng miễn dịch
- Quy trình phẫu thuật phức tạp, mất nhiều thời gian hơn bình thường.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ này, các bác sĩ ngoài việc cần áp dụng các kỹ thuật vô trùng tốt trong quá trình phẫu thuật, như dùng túi mềm bằng nhựa dẻo để lót, đưa túi độn vào mông và đặt một miếng gạc có nhúng povidone-iodine lên hậu môn…, cũng cần hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc kỹ vết mổ, vệ sinh đúng cách sau khi đại, tiểu tiện để tránh lây lan vi khuẩn lên vết mổ.
Tụ dịch
Đặt túi độn mông có can thiệp bóc tách để tạo không gian khoang chứa cho túi độn, do đó chắc chắn sẽ có nguy cơ tụ dịch. Thông thường để giảm thiểu nguy cơ này, sau phẫu thuật bác sĩ thường đặt dẫn lưu và yêu cầu bệnh nhân mặc quần định hình. Tuy nhiên sau khi rút dẫn lưu bệnh nhân vẫn có thể bị tích tụ dịch. Khối dịch tụ lúc này có thể to hoặc bé, thông thường dịch tụ bé sẽ tự tiêu đi và dịch tụ to sẽ cần dẫn lưu bằng cách dùng kim tiêm hút ra hoặc đặt dẫn lưu. Nguyên nhân cho tình trạng này có thể là do:
- Tuổi tác, cân nặng, một số tình trạng y tế như tiểu đường và tăng huyết áp…của bệnh nhân cũng góp phần khiến nguy cơ tụ dịch cao hơn
- Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ bóc tách rộng, sâu làm tổn thương mô và chảy máu nhiều
- Sử dụng túi vỏ nhám, theo thời gian lớp vỏ này có thể tạo ra những chấn thương vi mô tác động vào thành bao xơ bao quanh túi độn, dần dần gây ra hiện tượng tụ dịch.
Lộ túi
Lộ túi độn mông là khi bệnh nhân có thể sờ, nhìn hoặc cảm nhận được viền túi độn, diện mạo mông bên ngoài có thể bị biến dạng, trông không còn tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này theo thời gian bao gồm:
- Chọn sai vị trí đặt túi mông. Bệnh nhân gầy, mô mông ít những vẫn chọn vị trí đặt trên cơ hoặc dưới cân cơ.
- Size túi quá to so với số đo mông và dáng người. Túi độn qua to sẽ gây áp lực lớn lên da mông, dần bào mỏng nó và nhanh chóng gây lộ túi hoặc sờ, nhìn rõ viền túi.
- Mặc dù đã đặt túi độn ở trong cơ, nhưng bóc tách khoang chứa ở phía mặt ngoài mông lại quá nông. Do đặc điểm cơ mông lớn thon mỏng hơn ở phía mặt ngoài nên nếu bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm, thao tác không chuẩn thì rất dễ bóc tách phần này quá nông, khiến phần túi độn ở phía mặt ngoài mông dễ bị lộ, sờ thấy
- Do quá trình lão hóa tự nhiên khiến mô mông teo mỏng đi hoặc do bệnh nhân giảm cân quá nhiều. Những vấn đề này khiến lượng mô bao phủ túi độn cũng giảm đi, dẫn đến dễ dàng lộ viền túi.
Hầu hết các trường hợp lộ túi dù ở mức độ nào đều đòi hỏi bệnh nhân phải phẫu thuật lại để thay đổi size túi và vị trí đặt túi cho phù hợp. Trong lần chỉnh sửa này, túi độn sẽ được đưa xuống vị trí trong cơ, khối cơ mông lớn sẽ làm nhiệm vụ “khóa chặt”, bao phủ lấy túi độn giúp giảm tối đa nguy cơ lộ túi. Và tùy từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể cần kết hợp thêm quy trình nâng mông chảy xệ hoặc cấy mỡ mông để che chắn túi độn tốt hơn.
Túi độn di lệch, chảy xệ
Túi độn di lệch, chảy xệ, nằm sai vị trí là trường hợp thường xảy ra trong các trường hợp đặt trên cơ hoặc dưới cân cơ, rất hiếm khi xảy ra ở các trường hợp đặt dưới cơ hoặc trong cơ. Các nguyên nhân gây ra biến chứng này bao gồm:
- Do chọn vị trí đặt túi không phù hợp, đặt ở trên cơ hoặc dưới cân cơ. Ở những vị trí này, khoang chứa được tạo ra chỉ bởi mô mông và/hoặc các dải cân cơ yếu và lỏng lẻo, không có sự tham gia của cơ mông săn chắc để giúp “khóa” túi độn lại, do đó khả năng duy trì túi độn ổn định tại đúng vị trí là rất thấp theo thời gian.
- Do bóc tách khoang chứa quá rộng và/hoặc do các biến chứng khác gây nên như tụ dịch, tụ máu
- Do size túi mông quá to
- Do da lão lóa và bị tác động bởi trọng lực.
Túi mông bị dịch chuyển và chảy xệ nếu không được khắc phục thì vấn đề sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn chứ không thể tự cải thiện được. Hầu hết các trường hợp đều đòi hỏi phải phẫu thuật lại để xử lý các vấn đề cũng như thay thế cặp túi độn cũ.
Rách vết mổ
Rách vết mổ thường gặp ở trường hợp bệnh nhân chọn kiểu rạch 1 đường ở khe mông và cũng thường xảy ra với bệnh nhân đặt túi trên cơ hoặc dưới cân cơ hơn là dưới cơ hoặc trong cơ. Vì ở hai vị trí đầu, túi độn không được cơ bao bọc, khoang chứa chỉ được tạo bởi lớp mô và/hoặc các sợi cân cơ mỏng manh nên túi độn sẽ gây áp lực, làm căng vết mổ nhiều hơn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Do vị trí vết mổ ở khu vực khe mông, khả năng tuần hoàn và lượng máu cung cấp đến yếu, dẫn đến khả năng lành vết thương kém hơn.
- Do quá trình bóc tách, phẫu thuật gây tổn thương mô nhiều
- Do đặt túi độn trên cơ, dùng kỹ thuật 1 đường mổ và dùng túi độn size quá to
- Do các vấn đề về sức khỏe, thói quen hoặc sử dụng một số loại thuốc. bệnh nhân gặp phải các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin; hay có thói quen hút thuốc, uống rượu bia cũng góp phần khiến vết thương lâu lành và có nguy cơ bị hở cao hơn.
- Do cắt chỉ quá sớm
- Do nhiễm trùng hoặc tụ dịch
- Do tư thế nằm không đúng trong thời gian hậu phẫu
Tùy từng mức độ rách, hở vết mổ mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác nhau. Trường hợp vết mổ chị bị rách nhỏ và nông thì chỉ cần xử lý tại chỗ bằng các biện pháp như chăm sóc vệ sinh sạch sẽ kết hợp bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc uống thuốc kháng sinh. Trường hợp vết mổ rách sâu, có nguy cơ nhiễm trùng vào túi độn thì sẽ cần tiêm, truyền kháng sinh hoặc thậm chí phẫu thuật loại bỏ túi độn.
Co thắt bao xơ
Hiện tượng co thắt bao xơ xảy ra khi mông bệnh nhân có biểu hiện cứng hơn, căng tức, đau và khó chịu khi sờ vào. Thậm chí má mông có thể bị biến dạng méo mó, mất tự nhiên.
Nguyên nhân có thể là do các vấn để xảy ra sau phẫu thuật như nhiễm trùng, tụ dịch hoặc tụ máu. Tất cả những yếu tố này gây phát triển vi khuẩn, tạo áp lực lên bao xơ bao quanh túi độn, khiến bao xơ trở nên dày hơn và kích thích phát triển co thắt bao xơ. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cho rằng, các yếu tố như di truyền hay vị trí đặt túi độn hoặc kết cấu vỏ túi độn cũng góp phần gây nên tình trạng này.
Co thắt bao xơ mức độ nhẹ có thể được xử lý bằng các biện pháp không phẫu thuật như matxa, hay sử dụng các thiết bị sóng âm hoặc bổ sung vitamin E hay thuốc Leukotriene chống viêm để làm mềm mô sẹo bao quanh túi độn, ngăn chặn nó phát triển dày hơn. Tuy nhiên ở mức độ nặng khi mông đã biến dạng thường sẽ đòi hỏi bệnh nhân phẫu thuật lại để loại bỏ túi độn và bao xơ.
Đau dây thần kinh tọa
Đây là biến chứng thường xảy ra ở vị trí đặt dưới cơ do ở dưới cơ mông lớn có một số mạch máu lớn và dây thần kinh tọa, do đó khi được đặt dưới cơ nếu thao tác không chuẩn túi độn có thể chèn vào những cơ quan này gây đau vùng mông và có khi đau lan cả xuống chân. Ngoài ra nếu bệnh nhân chọn đặt ở vị trí trong cơ, nhưng đặt quá sâu và chọn túi size quá to thì khả năng bị đau dây thần kinh tọa cũng rất cao.
Dưới cơ thường không phải là vị trí tối ưu, do đó để tránh nguy cơ này, bệnh nhân nên chọn vị trí đặt trong cơ, túi độn sẽ nằm gọn trong cơ và tách biệt hẳn với các cấu trúc mạch máu và dây thần kinh quan trọng.
Biến dạng gò mông kép
Đây là biến chứng có thể xảy ra khi túi độn đặt trên cơ hoặc dưới cân cơ nhưng bị dịch chuyển và chảy xệ. Khi bị chảy xệ túi độn sẽ tạo khấc mông gây biến dạng gò mông kép như hình trên.
Ngoài ra biến dạng mông này cũng có thể xảy ra khi túi độn được đặt ở dưới cơ. Vì túi độn khi đặt ở vị trí này cần phải đặt cao hơn trên mông để tránh gần với dây thần kinh tọa bên dưới nên dễ có nguy cơ tạo gò mông kép gây mất tự nhiên (xem hình trên).
Tóm lại, đặt túi độn mông là một quy trình phức tạp, do đó để tránh biến chứng ngay từ đầu bệnh nhân cần tìm bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thực hiện quy trình này. Nên xem xét kỹ bộ sưu tập ảnh trước sau của bệnh nhân mà bác sĩ cung cấp để qua đó phần nào biết được tay nghề của vị bác sĩ bạn đang cân nhắc.
- 3 trả lời
- 1063 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi phẫu thuật đặt túi độn mông cách đây hơn 2 tháng, lúc 3 tuần tôi có hơi bị đau dây thần kinh tọa, bây giờ ổn hơn nhiều rồi, nhưng hiện tại mông bên phải lại bị đỏ và sưng to hơn nhiều so với bên trái và đau khi chạm vào. Nhưng tôi không hề bị sốt. Tính đến hôm nay tôi đi làm lại được 1 tuần rồi, nhưng vẫn chưa nằm ngửa hay ngồi trực tiếp lên mông, nghĩa là không hề gây áp lực lên chúng. Tôi đã gọi cho bác sĩ, ông ấy kê kháng sinh cho uống. Liệu tôi có phải tháo bỏ túi độn không?
- 4 trả lời
- 650 lượt xem
Bác sĩ đề nghị tôi đặt túi độn mông kết hợp cấy mỡ vùng hông, nhưng tôi sợ túi độn tiếp xúc với mỡ cấy sẽ bị nhiễm trùng. Bác sĩ thì bảo điều này là không thể, hoàn toàn an toàn. Như vậy có đúng không. Tôi sợ mỡ cấy không đảm bảo vô trùng.
- 2 trả lời
- 733 lượt xem
Liệu vết mổ của tôi có gây nhiễm trùng không? Tôi đã phẫu thuật được 2 tuần rồi, bác sĩ bảo chỉ cần giữ vết mổ sạch sẽ và thay băng thường xuyên. Tôi đặt túi trong cơ, và chỉ muốn biết liệu có nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến phải tháo bỏ không? Hiện tại tôi không thấy đau hay chảy dịch gì cả.
- 3 trả lời
- 902 lượt xem
Cách đây 5 tuần tôi đã phẫu thuật nâng mông bằng túi độn, 2 tuần đầu trông chúng khá ổn, nhưng sau đó tôi bị nhiễm trùng và đã được điều trị kết hợp đặt dẫn lưu. Bây giờ trông túi độn hai bên mông rất xấu, lộ rõ viền và lệch nhau rõ rệt, bên cao bên thấp. Tôi nên làm gì bây giờ?
- 3 trả lời
- 853 lượt xem
Tụ dịch sau đặt túi độn mông là gì, tại sao chúng ta lại gặp biến chứng này và làm cách nào để ngăn chặn?
- 2 trả lời
- 1151 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật đặt túi độn mông dưới cơ được 3 tháng, chưa bao giờ bị đau, quá trình hồi phục cũng rất dễ dàng và tôi cũng chăm sóc rất kỹ. Mới đây tôi có di chuyển vài chiếc thùng nặng khoảng 10kg, sau đó thấy đau nhói và rát ở bên trong vết mổ bên trái, thi thoảng vết mổ bên phải cũng thấy đau như vậy khi đi lại. Tôi không nghĩ mình bị sưng, vì khi thử dịch túi độn ra xa vết mổ một chút thì thấy đỡ đau hơn. Liệu có phải tôi bị tụ dịch không? Chỉ đau ở vết mổ.
- 2 trả lời
- 665 lượt xem
1,5 tháng trước tôi đã đặt túi độn ở phòng khám được đánh giá là tốt nhất. Nhưng cách đây 2 tuần bác sĩ yêu cầu tôi đến gấp để làm xét nghiệm máu và siêu âm. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm trùng, còn siêu âm không có vấn đề gì. Tôi đã uống kháng sinh được 1,5 tuần rồi, nhưng vết sẹo vẫn bị áp xe nặng, vẫn tấy đỏ và rỉ dịch. Bên phía mông này cũng nóng nóng và rất căng cứng (nói chung ngay từ đầu mông bên này đã căng cứng và khó chịu hơn rồi). Liệu túi độn mông có bị nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 807 lượt xem
9 tháng trước tôi đã đặt túi độn hình bầu dục, size 400cc, độ nhô cao ở trong cơ. Từ ngay tuần đầu sau khi đặt tôi đã biết nó không phù hợp với cơ thể mình. Tôi muốn cái thiện dáng mông hơn là làm mông quá to như vậy. Bây giờ tôi nên làm gì, loại bỏ túi độn thì lại sợ phải phẫu thuật nâng mông chảy xệ. Làm gì để tôi có được két quả tốt nhất lúc này?
- 4 trả lời
- 1080 lượt xem
10 năm trước tôi đã đặt túi độn mông, nhưng đó là một ca phẫu thuật không thành công. Tôi thậm chí còn có thể nhìn thấy túi độn và nó quá nhỏ so với mông. Trong suốt nhiều năm mông bên phải luôn rất khó chịu, đau và không thể ngồi hoặc ngủ thoải mái. Tôi nên làm gì bây giờ?
- 3 trả lời
- 1532 lượt xem
Tôi đặt túi độn cách đây 5 năm, size 270cc. Sau phẫu thuật thấy bên mông trái có một vết lõm, khoảng 6 tháng gần đây lại thấy vết lõm này to hơn và rất đau. Kết quả chụp MRI không có dấu hiệu vỡ túi, tuy nhiên nhìn mông trái không cân đối với mông phải và khi ngồi xuống thì thấy đau. Như vậy là nó bị làm sao, nếu tôi tháo bỏ túi độn thì liệu mông có chảy xệ không và tôi có thể cấy mỡ tự thân ngay sau khi tháo bỏ túi ra không?
- 3 trả lời
- 958 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi phẫu thuật nâng mông bằng túi độn cách đây 1 tháng nhưng vết khâu bị hở ra một chút và hơi rỉ máu. Tôi nên làm gì bây giờ trước khi nó có thể bị nhiễm trùng?
- 6 trả lời
- 1250 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã đặt túi độn nâng mông cách đây 3 tháng, hai bên mông khá ổn định rồi nhưng tôi thấy chúng hơi bị lệch nhau. Một bên trông to hơn và tròn hơn so với bên kia. Bác sĩ muốn tôi đợi thêm 3 tháng nữa trước khi lên kế hoạch chỉnh sửa. Nhưng tôi thực sự không muốn đụng chạm dao kéo một lần nữa, liệu có cách nào khác để chỉnh sửa không. Bác sĩ của tôi có nói về cấy mỡ mông, nhưng tôi vẫn hơi ngần ngại. Liệu có thể tiêm filler được không? Tôi chỉ muốn hai bên mông cân nhau.
- 3 trả lời
- 713 lượt xem
Chào bác sĩ, 27 ngày trước tôi phẫu thuật đặt túi độn mông, nhưng cách đây 3 ngày tôi thấy vết khâu bị hở. Tôi gửi ảnh cho bác sĩ thì ông ấy chỉ kê kháng sinh, còn tôi kết hợp rửa vết thương 2 ngày một lần. Tôi sợ nó không liền vào được, sợ phải tháo bỏ túi độn.
- 3 trả lời
- 982 lượt xem
Khoảng 5 tháng trước tôi đã phẫu thuật đặt túi độn mông, bác sĩ dùng kỹ thuật 1 đường rạch ở khe mông để đưa túi độn vào. 1 tuần sau đó vết mổ bị nứt, mặc dù không hề bị nhiễm trùng. Sau nhiều tuần chăm sóc cuối cùng nó cũng liền lại. Nhưng túi độn lại luôn dịch chuyển. Bác sĩ cũng tự mình hút mỡ mông mà không hỏi ý kiến tôi trước, điều đó khiến túi độn bây giờ bị chảy xệ. Tôi phải làm gì bây giờ?
- 4 trả lời
- 1647 lượt xem
Tôi đặt túi độn mông đã được khoảng 1 năm rồi, nhưng bây giờ bị rạn khắp mông, tình trạng này có thường gặp không. Ngoài ra da tôi cũng nhạy cảm hơn mỗi khi sờ vào. Tôi muốn tháo bỏ nhưng lại sợ mông bị chảy xệ.
Cấy mỡ mông đã có những hướng dẫn, cập nhật mới nhất để đảm bảo tính an toàn cho phẫu thuật.
Nâng mông bằng túi độn là quy trình tạo hình lại và nâng cao vùng mông, giúp mang lại cặp mông căng tròn, săn chắc vốn được coi là biểu tượng của sự nữ tính và gợi cảm.
Nâng mông bằng túi độn silicone và nâng mông bằng mỡ tự thân BBL là 2 kỹ thuật thẩm mỹ phổ biến giúp tăng kích thước vòng 3, mang đến vòng mông căng tròn hấp dẫn
Nhiều bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ vẫn thường sử dụng Sculptra để tiêm vào mông để tăng size mông
Sưng nề là vấn đề chắc chắn gặp phải sau phẫu thuật nâng mông bằng túi độn và sẽ kéo dài trong nhiều tháng mới hết.
- 8 trả lời
- 1950 lượt xem
Cấy mỡ mông kiểu Brazil (BBL) có những rủi ro và biến chứng nào có thể gặp phải?
- 3 trả lời
- 815 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi nghe nói quá trình hồi phục sau phẫu thuật đặt túi độn mông đặc biệt khó khăn và cũng có nhiều rủi ro liên quan. Tôi đang cân nhắc thực hiện, nhưng tôi gầy và cao nên không muốn mông quá to, chủ yếu chỉ muốn tạo dáng mông và lấp đầy vùng da mông chảy xệ. Liệu mức độ đau đớn, rủi ro biến chứng có liên quan đến size túi độn mình sử dụng trong quy trình này không?
- 10 trả lời
- 2366 lượt xem
Tôi mới cấy mỡ mông được 3 tuần và mông tôi đang trở nên nhỏ dần đi. Tôi vẫn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngồi, mát-xa mông đều đặn, tập luyện nhẹ nhàng 30 phút để hỗ trợ lưu thông máu và đeo băng thun. Tại sao mông tôi vẫn bị teo và tôi phải làm gì?
- 1 trả lời
- 2575 lượt xem
Chào bác sĩ, đặt túi độn mông có những nguy cơ tiềm ẩn nào có thể xảy ra?
- 4 trả lời
- 1345 lượt xem
Thực sự tôi không thích đặt túi độn nhưng cũng muốn mông mình to và cong hơn. Tôi tập rất nhiều nhưng vẫn không thể có được vòng mông cong tròn, người lại quá gầy không thể cấy mỡ, còn tiêm chất làm đầy filler hàng năm thì lại quá tốn kém. Nên có lẽ đặt túi độn là giải pháp duy nhất. Nhưng liệu túi độn có dễ phát hiện khi chạm hoặc véo vào mông không? Tỉ lệ nhiễm trùng, biến chứng hay phải phẫu thuật lại có cao không vì chúng ta sử dụng cơ mông rất nhiều mỗi ngày? Liệu mông có thể nảy tự nhiên sau phẫu thuật không? Tôi nặng 38kg và cao 1m56.