Túi Độn Mông Di Lệch Và Chảy Xệ Sau Phẫu Thuật
Vấn đề này chủ yếu gặp phải ở bệnh nhân đặt túi ở vị trí trên cơ hoặc dưới cân cơ. Đây là những vị trí đặt đòi hỏi quy trình bóc tách đơn giản, có thể thực hiện dưới tay những bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm, đồng thời tạo độ nhô mông cao hơn, do đó đã trở thành kỹ thuật “đầy cám dỗ” với nhiều người; Bất kể vị trí đặt này đi kèm với hàng hoạt các biến chứng như: sờ thấy, nhìn thấy (lộ túi); túi độn di chuyển quá nhiều, chảy xệ, đào thải hoặc co thắt bao xơ…
Ngược lại, với vị trí đặt trong cơ hoặc dưới cơ, hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo rằng không có hoặc có rất ít biến chứng liên quan. Chính vì thế hầu hết các bác sĩ đều ủng hộ đặt túi độn mông ở trong cơ hoặc cùng lắm là dưới cơ, và rất hiếm khi chọn đặt ở trên cơ hay dưới cân cơ.
Thông thường khi bị di lệch và chảy xệ, mới đầu túi độn sẽ có biểu hiện dịch chuyển trong mông, sau một thời gian làm rộng hoặc kéo dài khoang chứa dẫn đến nằm sai vị trí và chảy xệ. Mông lúc này thường có hình dạng dài hơn bình thường do da và túi cùng chảy xuống, phần trên xẹp, lép và phần dưới xệ to, nếp gấp mông tự nhiên trở nên lằn sâu hơn, thậm chí có thể kẹp được 1 cái bút chì mà không rơi. Nhiều trường hợp túi mông chảy xệ còn tạo khấc mông, tạo hình ảnh “gò mông kép” mất tự nhiên như hình trên.
Tình trạng túi mông dịch chuyển sẽ gây biến dạng má mông, khiến hai bên mông lệch nhau và cũng có thể đi kèm với các biến chứng khác như tụ dịch kéo dài hay co thắt bao xơ, hoặc cũng có thể do chính những biến chứng này gây ra.
Nguyên nhân khiến túi độn mông di lệch và chảy xệ
Do đặt túi độn trên cơ hoặc dưới cân cơ
Khoang chứa ở mặt phẳng trên cơ hoặc dưới cân cơ được tạo ra chỉ bởi mô mông và/hoặc các dải cân cơ yếu và lỏng lẻo, không có sự tham gia của cơ mông săn chắc để giúp “khóa” túi độn lại, do đó khả năng duy trì túi độn ổn định tại đúng vị trí là rất thấp theo thời gian. Ngoài ra, ưu điểm của những vị trí này là cho phép bóc tách thấp hơn xuống phần má mông phía dưới, để tạo độ đầy đặn cho vùng này; đồng thời không giới hạn về size túi độn như vị trí trong cơ. Chính những ưu điểm này lại khiến nguy cơ túi bị chảy xệ cao hơn theo thời gian.
Do bóc tách khoang chứa quá rộng và/hoặc do các biến chứng khác gây nên như tụ dịch, tụ máu
Kỹ thuật bóc tách khoang chứa không chuẩn, quá rộng sẽ càng tạo điều kiện cho túi độn dịch chuyển nhiều, qua thời gian làm giãn rộng hoặc kéo dài khoang chứa hơn. Ngoài ra, việc bóc tách quá rộng hoặc xâm lấn quá mức gây chảy máu nhiều cũng là nguyên nhân gây tụ dịch, tụ máu. Các khối dịch tụ, máu tụ tồn tại dai dẳng sẽ chèn ép túi độn, làm lệch vị trí của nó.
Vì vị trí đặt trên cơ và size túi to sẽ hạn chế khả năng cố định túi độn, do đó các bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân chọn túi vỏ nhám. Trong khi đó, loại vỏ này được cho là có tỉ lệ gây tụ dịch cao hơn so với túi vỏ trơn. Nguyên nhân là vì những chấn thương vi mô từ loại vỏ này tác động vào thành bao xơ bao quanh túi độn. Nguy cơ phát triển khối dịch tụ trong vòng 2 đến 3 năm sau khi đặt túi mông vỏ nhám lên đến 20% trong khi với túi vỏ trơn nguy cơ thấp hơn rất nhiều
Do size túi mông quá to
Túi độn size quá to (trên 500cc) được đặt ở trên cơ theo thời gian sẽ gây áp lực lớn lên da mông. Khoang chứa được tạo bởi lớp mô mong manh sẽ không thể giữ nó ổn định tại vị trí. Theo thời gian, túi độn sẽ kéo giãn dài khoang chứa xuống dưới và ngoài nguy cơ di lệch, chảy xệ, bệnh nhân còn có khả năng lớn bị lộ túi, nhìn và sờ thấy rõ viền túi.
Do da lão lóa và bị tác động bởi trọng lực
Theo thời gian mô da mông bị lão hóa và dưới tác động của trọng lực nên khả năng nâng đỡ túi độn giảm dần đi. Ngoài ra, vùng mông thường tham gia vào nhiều các hoạt động của cơ thể, chịu tác động mạnh như ngồi hoặc nằm, do đó nguy cơ khoang chứa lỏng lẻo dẫn đến chảy xệ túi độn theo thời gian là rất cao.
Khắc phục túi độn dịch chuyển và chảy xệ
Túi mông bị dịch chuyển và chảy xệ nếu không được khắc phục thì vấn đề sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn chứ không thể tự cải thiện được. Nhiều bệnh nhân gặp phải trường hợp này thường tìm cách tập luyện để mong mô mông co săn và nâng túi lên, nhưng việc tập luyện gây áp lực vào mông sẽ càng khiến túi mông chảy xệ nặng hơn, và quy trình khắc phục sau đó đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hơn.
Do đó, lời khuyên của các bác sĩ đó là: ngay khi phát hiện túi độn có tình trạng di lệch, chảy xệ bệnh nhân cần tìm cách can thiệp ngay, trước khi da bị giãn quá mức và mất đi độ đàn hồi.
Hầu hết các bệnh nhân gặp phải biến chứng này đều đòi hỏi phải phẫu thuật lại, trong đó bác sĩ thường sẽ loại bỏ cặp túi độn cũ, thay thế túi độn mới có size phù hợp và chuyển xuống vị trí trong cơ là vị trí lý tưởng nhất. Với những trường hợp đồng thời bị tụ dịch, nhiễm trùng thì bệnh nhân sẽ cần loại bỏ túi độn, cắt bỏ hoàn toàn bao xơ và điều trị dứt điểm tụ dịch nhiễm trùng trước khi thay thế túi độn mới.
Với những trường hợp nặng hơn, túi độn bị chảy xệ quá lâu khiến da mông bị giãn rộng, lỏng lẻo, thì ngoài thay đổi size và vị trí đặt túi độn bệnh nhân cũng cần kết hợp nâng mông chảy xệ để có được dáng mông săn chắc, tự nhiên.
Tóm lại, túi độn dịch chuyển và chảy xệ là nguy cơ hoàn toàn có thể ngăn chặn ngay từ đầu. Việc chọn size túi phù hợp và chọn vị trí đặt trong cơ chính là những yếu tố then chốt giúp giảm đáng kể biến chứng không đáng có này. Và để đạt được điều này thì trước tiên bệnh nhân cần chọn cho mình một bác sĩ phẫu thuật chuyên về nâng mông bằng túi độn và giàu kinh nghiệm thực hiện quy trình này.
>>>>> Xem thêm: Mông Đẹp và Các Tiêu Chí Đánh Giá Cặp Mông Đẹp
Nâng mông không phẫu thuật là phương pháp tiêm Sculptra - một chất có tác dụng lâu dài vào mông để kích thích cơ thể sản sinh thêm collagen.
Tình trạng mông chảy xệ, có nhiều da và mỡ thừa do lão hóa, di truyền hoặc do giảm cân đột ngột ở vùng mông có thể được cải thiện bằng phương pháp nâng mông chảy xệ.
Cấy mỡ mông đã có những hướng dẫn, cập nhật mới nhất để đảm bảo tính an toàn cho phẫu thuật.
Nâng mông bằng túi độn là quy trình tạo hình lại và nâng cao vùng mông, giúp mang lại cặp mông căng tròn, săn chắc vốn được coi là biểu tượng của sự nữ tính và gợi cảm.
- 3 trả lời
- 902 lượt xem
Cách đây 5 tuần tôi đã phẫu thuật nâng mông bằng túi độn, 2 tuần đầu trông chúng khá ổn, nhưng sau đó tôi bị nhiễm trùng và đã được điều trị kết hợp đặt dẫn lưu. Bây giờ trông túi độn hai bên mông rất xấu, lộ rõ viền và lệch nhau rõ rệt, bên cao bên thấp. Tôi nên làm gì bây giờ?
- 3 trả lời
- 1237 lượt xem
Chào các bác sĩ, nếu 18 tuổi là độ tuổi nhỏ nhất có thể nâng mông bằng túi độn thì liệu một người mới 16 tuổi nhưng có sự đồng ý của bố mẹ có thể thực hiện quy trình này không?
- 4 trả lời
- 1346 lượt xem
Thực sự tôi không thích đặt túi độn nhưng cũng muốn mông mình to và cong hơn. Tôi tập rất nhiều nhưng vẫn không thể có được vòng mông cong tròn, người lại quá gầy không thể cấy mỡ, còn tiêm chất làm đầy filler hàng năm thì lại quá tốn kém. Nên có lẽ đặt túi độn là giải pháp duy nhất. Nhưng liệu túi độn có dễ phát hiện khi chạm hoặc véo vào mông không? Tỉ lệ nhiễm trùng, biến chứng hay phải phẫu thuật lại có cao không vì chúng ta sử dụng cơ mông rất nhiều mỗi ngày? Liệu mông có thể nảy tự nhiên sau phẫu thuật không? Tôi nặng 38kg và cao 1m56.
- 3 trả lời
- 984 lượt xem
Chào bác sĩ, tập các bài thể dục như squats để luyện cơ mông vài tháng trước phẫu thuật liệu có giúp quá trình hồi phục nhanh và dễ dàng hơn sau khi nâng mông bằng túi độn không?
- 3 trả lời
- 1977 lượt xem
Cách đây 10 tháng tôi phẫu thuật nâng mông bằng túi độn và mông trông đã thế này ngay từ đầu. Bạn có thể thấy đấy, vết mổ hoàn toàn lộ ra ngoài. Khi tôi nằm sấp hoặc cúi xuống, túi độn sẽ dịch xệ sang bên trái, có thể nhìn thấy rõ túi qua da và trông không bình thường chút nào. Lấy tay đẩy hai bên má mông vào nhau thì trông rất đẹp. Liệu có thể chỉnh sửa để được như vậy mà không cần phẫu thuật không?