Các triệu chứng tụ dịch sau nâng mông bằng túi độn là gì?
Tụ dịch là một khối chất lỏng tích tụ dưới da. Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy vùng tụ dịch trở lên to hơn mà không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, nhưng đôi khi khối dịch tụ có thể gây cảm giác bỏng rát nhẹ, ấn vào có cảm giác như có nước ở dưới. Mỗi bác sĩ sẽ có phương pháp riêng để ngăn ngừa dịch tụ như quấn băng ép, mặc đồ gen nịt, hoặc đặt dẫn lưu sau phẫu thuật hoặc có thể áp dụng kỹ thuật khâu đặc biệt để giảm tối đa không gian trống ở vùng phẫu thuật.
Tụ dịch là một khối dịch (chủ yếu là nước muối) mà cơ thể sản sinh ra để lấp đầy một không gian trống. Với bệnh nhân, khi ấn vào da cảm giác khối tụ dịch sẽ giống như một quả bóng nước. Sau hầu hết các cuộc phẫu thuật, sẽ có một cuộc chạy đua giữa việc cơ thể hấp thụ và rỉ ra chất dịch này. Nếu tốc độ rỉ dịch vượt quá tốc độ hấp thụ thì khối dịch tụ sẽ hình thành. May mắn là, theo kinh nghiệm của tôi, tình trạng tụ dịch cực kỳ hiếm xảy ra ở trường hợp đặt túi độn trong cơ mông. Tuy nhiên với các ca phẫu thuật chỉnh sửa đòi hỏi phải tạo khoang chứa mới thì tụ dịch ở khoang chứa cũ lại khá phổ biến, do đó thường bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt dẫn lưu và mặc đồ gen nịt để giảm tối đa nguy cơ này.
Tụ dịch nghĩa là có sự tích tụ chất lỏng quá mức ở trong khoang chứa túi độn. Nguyên nhân là do túi độn được đặt vào một vị trí có nhiều mạch máu (cơ mông). Tưởng tượng cơ chế này như sau: cơ thể bạn đang xả chất lỏng vào túi độn, về cơ bản đây là một phản ứng tốt. Vì cơ mông được tưới máu dồi dào nên phản ứng này thường xảy ra quá mức, dẫn đễn có quá nhiều chất lỏng được xả ra. Đó chính là cơ chế hình thành khối dịch tụ. Theo tôi thấy, việc duy trì đặt ống dẫn lưu trong khoang chứa trong 7 ngày thay vì không đặt hoặc đặt ít ngày mang lại nhiều lợi ích, giúp giảm nguy cơ tụ dịch tối đa. Ở các bệnh nhân của tôi, việc áp dụng theo quy tắc này đã giúp giảm tỉ lệ tụ dịch từ 30% xuống chỉ còn 2%.
Rủi ro và biến chứng của nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil?
Cấy mỡ mông kiểu Brazil (BBL) có những rủi ro và biến chứng nào có thể gặp phải?
- 8 trả lời
- 1968 lượt xem
Đặt túi độn mông ở người gầy, dáng người nhỏ có được không? Rủi ro, biến chứng là gì?
Tôi 50 kg, dáng người nhỏ. Bác sĩ của tôi đã để nghị cấy mỡ mông thay vì đặt túi độn silicone. Ông ấy sợ đặt túi độn sẽ để lại sẹo xấu, mỏng mô theo thời gian, cảm giác mông cứng, nhiễm trùng và hình dạng mông trông kỳ cục…Tuy nhiên tôi lại muốn thay đổi nhiều, nhưng ông ấy nó chỉ có thể cấy 200cc vào mỗi bên mông, tất cả mỡ cấy đều lấy từ eo, bụng không ấy. Cá nhân tôi vẫn nghiêng về đặt túi độn mông, nhưng bác sĩ lại không muốn. Tôi không biết phải quyết định làm sao.
- 3 trả lời
- 2568 lượt xem
Véo vào mông liệu có biết ai đó đã đặt túi độn không? Tỉ lệ biến chứng và tỉ lệ phải phẫu thuật lại sau đó có cao không?
Thực sự tôi không thích đặt túi độn nhưng cũng muốn mông mình to và cong hơn. Tôi tập rất nhiều nhưng vẫn không thể có được vòng mông cong tròn, người lại quá gầy không thể cấy mỡ, còn tiêm chất làm đầy filler hàng năm thì lại quá tốn kém. Nên có lẽ đặt túi độn là giải pháp duy nhất. Nhưng liệu túi độn có dễ phát hiện khi chạm hoặc véo vào mông không? Tỉ lệ nhiễm trùng, biến chứng hay phải phẫu thuật lại có cao không vì chúng ta sử dụng cơ mông rất nhiều mỗi ngày? Liệu mông có thể nảy tự nhiên sau phẫu thuật không? Tôi nặng 38kg và cao 1m56.
- 4 trả lời
- 1371 lượt xem
Mức độ đau, rủi ro biến chứng và thời gian hồi phục sau khi nâng mông bằng túi độn có liên quan đến size túi hay không?
Chào bác sĩ, tôi nghe nói quá trình hồi phục sau phẫu thuật đặt túi độn mông đặc biệt khó khăn và cũng có nhiều rủi ro liên quan. Tôi đang cân nhắc thực hiện, nhưng tôi gầy và cao nên không muốn mông quá to, chủ yếu chỉ muốn tạo dáng mông và lấp đầy vùng da mông chảy xệ. Liệu mức độ đau đớn, rủi ro biến chứng có liên quan đến size túi độn mình sử dụng trong quy trình này không?
- 3 trả lời
- 827 lượt xem
Nâng mông bằng túi độn là một quy trình phẫu thuật lớn, do đó nguy cơ biến chứng là điều hoàn toàn có thể.