Đặt túi độn ở vùng mông liệu có đảm bảo vệ sinh không, có dễ bị nhiễm trùng không?
Có, đặt túi độn mông rất đảm bảo vệ sinh. Nếu đây là một quy trình nguy hiểm, có những nguy cơ như bạn nói thì chắc chắn sẽ không được thực hiện nhiều đến vậy. Có nhiều cách để tiếp cận đưa túi độn vào trong mông. Vết rạch có thể nằm ở phía trên mông, phía dưới mông hoặc nằm ở khe mông giữa hai bên má mông. Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đều chọn đặt một hoặc hai vết rạch ở dọc khe mông nhằm giấu sẹo tốt hơn. Đúng là do gần trực tràng nên khu vực này có lượng vi khuẩn trên da cao hơn so với các khu vực khác trên cơ thể, do đó túi độn mông cũng dễ bị nhiễm trùng hơn túi độn ngực, và cũng vì ở vị trí này nên cũng có nhiều kiểu nhiêm trùng có thể xảy ra, Tuy nhiên đây vẫn là vị trí sạch sẽ và chèn túi độn mông vào qua đường rạch dọc ở khe mông sẽ là “đường đi” an toàn và sạch sẽ nhất. Ngoài ra, nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng tuyệt đối và bệnh nhân chăm sóc hậu phẫu đúng theo hướng dẫn, lau chùi đúng cách khi vệ sinh cá nhân thì nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp, và tỉ lệ nhiễm trùng cũng không cao hơn so với các quy trình phẫu thuật khác.
Về cảm giác sau đặt túi độn, đúng là ban đầu khi mới đặt, bạn sẽ thấy hơi không thoải mái vì chưa quen, tuy nhiên sau khoảng 5 – 7 ngày, hầu hết các bệnh nhân đều quen hơn với việc có túi độn trong mông, và dần dần khi mông lành thương và ổn định, túi độn sẽ như một phần của mông, hoàn toàn tự nhiên và thoải mái. Nói tóm lại, đặt túi độn mông là một quy trình đạt được tỉ lệ thành công rất cao và sẽ an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Vị trí đường mổ tốt nhất là nằm ở khe mông. Nếu bác sĩ của bạn không thoải mái với quy trình này thì tốt nhất nên tìm gặp một bác sĩ khác có nhiều kinh nghiệm hơn trong nâng mông bằng túi độn hơn.
Những gì bạn nghe thấy có thể là từ một người có rất ít hoặc thậm chí không có kinh nghiệm về nâng mông bằng túi độn. Họ có quan niệm như vậy và phát tán nhưng thông tin gây hiểu lầm về quy trình này chỉ vì họ không biết thực hiện phẫu thuật đúng kỹ thuật. Khi được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa, đặt túi độn mông có tỉ lệ biến chứng rất thấp (5%), và tỉ lệ nhiễm trùng chỉ ở mức khoảng 0,5%. Những con số này thực sự thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ biến chứng từ quy trình cấy mỡ mông (BBL). Trên thực tế, cấy mỡ mông mới là một trong những quy trình thẩm mỹ có nguy cơ mắc các biến chứng gây chết người cao nhất. Bạn nên xắp xếp tư vấn trực tiếp với một chuyên gia về đặt túi độn mông để tìm hiểu chi tiết về quy trình có tỉ lệ thành công rất cao này.
Tôi đã thực hiện rất nhiều quy trình đặt túi độn mông, và phần lớn bệnh nhân đều không gặp phải bất kỳ biến chứng nào, những người gặp biến chứng đều là do không tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sau phẫu thuật. Đúng là đường rạch ở giữa hai bên má mông (vùng khe mông) nằm gần với trực tràng, tuy nhiên nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ thì chắc chắn sẽ tỉ lệ mắc nhiễm trùng sẽ không cao hơn so với bất kỳ quy trình phẫu thuật nào khác, thậm chí còn rất thấp. Về cảm giác khó chịu sau khi đặt túi độn mông, điều này cũng hoàn toàn không đúng. Nếu đặt chính xác, sau khi mông ổn định, mọi thứ sẽ rất thoải mái tự nhiên, và không ảnh hưởng gì đến bệnh nhân. Hãy tham vấn với một bác sĩ có đầy đủ trình độ để đảm bảo có được kết quả nâng mông an toàn, hấp dẫn với đường cong hình chữ S, với cặp hông tròn, đường rạch thấp, sẹo đẹp và tự nhiên.
Trên thực tế nếu bạn nhìn vào các số liệu thống kê sẽ thấy, tỉ lệ nhiễm trùng sau đặt túi độn mông thực sự thấp hơn so với đặt túi độn ngực. Điều này được lý giải là do lưu lượng máu đến cơ mông tốt hơn so với vùng ngực. Do đó, mặc dù nằm ở vị trí nhạy cảm hơn, nhưng nếu được thực hiện và chăm sóc hậu phẫu đúng cách thì nguy cơ nhiễm trùng sau nâng mông bằng túi độn không hề cao hơn so với các quy trình phẫu thuật ở những vị trí khác.
Tôi luôn thực hiện quy trình này trong môi trường vô trùng tuyệt đối để giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vùng phẫu thuật. Trên thực tế hầu hết các trường hợp nhiễm trùng sau đặt túi độn mông đều xảy ra sau 1 tuần hoặc đôi khi là 2 – 3 tuần. Nguyên nhân là vì bệnh nhân lau chùi, hoặc vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn tiếp cận được vùng vết mổ.
Sau đặt túi độn mông: có thể tập các bài tập nặng vùng mông, hông, bụng… hay không?
Chào bác sĩ, tôi hiện 20 tuổi, thường xuyên tập các bài tập cơ vùng mông, hông, bụng… như hip thrusts, deadlifts, squats hay các bài tập với tạ và dây cáp. Tuy nhiên sắp tới tôi định sẽ đi nâng mông bằng túi độn. Liệu sau khi nâng tôi có thể tập luyện lại như bình thường không? Liệu tập nặng thế có biến chứng gì không, tôi sợ túi độn sẽ bị vỡ/nổ hoặc dịch chuyển trong khi tập luyện.
- 3 trả lời
- 1852 lượt xem
Đau khắp vùng mông và hông sau 3,5 tháng thực hiện BBL: tình trạng này có bình thường không?
Chào bác sĩ, tôi đã cấy mỡ mông cách đây vài tháng, nhưng mới tuần trước sau khi quan hệ mạnh tôi bị đau khắp mông và hông. Liệu tình trạng này có bình thường không, có nguy cơ nhiễm trùng gì không?
- 2 trả lời
- 1140 lượt xem
Hút mỡ để loại bỏ vùng hoại tử mỡ/cục cứng ở mông sau BBL có được không?
Khối mỡ cấy vào mông (to và cứng như một khối u nang) có thể được hút ra mà không để lại sẹo và làm biến dạng mông không? Tôi không muốn phải phẫu thuật rạch da để loại bỏ nó. Có sản phẩm nào có thể giúp làm nhỏ khối mỡ cứng đó trước khi hút bỏ không? Tôi đã matxa nhưng không thấy cải thiện được gì vì đã cấy mỡ mông được một năm rồi.
- 4 trả lời
- 705 lượt xem