Ánh sáng xung cường độ cao IPL
IPL là gì?
IPL hay ánh sáng xung cường độ cao là một phương pháp điều trị linh hoạt có thể cải thiện một loạt các vấn đề trên mặt, bàn tay, cổ và ngực bao gồm các đốm nâu, mao mạch bị vỡ, và trứng cá đỏ. Năng lượng phát ra sẽ kích thích sản sinh collagen và elastin, quá trình này có thể giúp giảm các đường nhăn nhỏ và thu nhỏ lỗ chân lông. Kích cỡ đầu điều trị của thiết bị IPL này thường lớn hơn so với hầu hết kích thước điểm của laser, giúp xử lý nhanh chóng các vùng điều trị rộng.
Công nghệ IPL đã được FDA phê duyệt vào năm 1995, hoạt động bằng cách truyền đi một cung ánh sáng thâm nhập vào tất cả các lớp da mà không làm tổn thương đến lớp bề mặt do đó thường cần rất ít hoặc không cần thời gian nghỉ dưỡng sau điều trị.
Bệnh nhân cần thực hiện vài quy trình điều trị (thường được gọi là photofacials hoặc fotofacials khi được sử dụng để tái tạo vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời) để đạt được kết quả tốt nhất. Mỗi quy trình thường cách nhau từ 3 đến 4 tuần.
Ưu và nhược điểm của IPL
Ưu điểm
- IPL sử dụng hiệu quả nhất trong điều trị sắc tố nâu trên da, giúp làm giảm các đốm nâu và nám da.
- IPL cũng hiệu quả trong việc làm giảm thiểu tình trạng đỏ da do vỡ mao mạch, trứng cá đỏ hoặc tình trạng đỏ bừng mặt nói chung - những vấn đề mà chỉ rất ít các công nghệ ánh sáng khác có thể làm được.
- IPL thường có chi phí rẻ hơn so với những thiết bị công nghệ ánh sáng khác cũng điều trị các vấn đề tương tự. Tuy nhiên bệnh nhân thường được đề nghị thực hiện nhiều phiên điều trị để đạt kết quả tốt nhất.
- Thời gian hồi phục ngắn và bạn thường có thể trở lại với thói quen sinh hoạt hàng ngày ngay sau khi điều trị
- Rủi ro từ IPL thấp hơn so với từ một số quy trình công nghệ ánh sáng khác.
Nhược điểm
- Cho hiệu quả tốt nhất trên làn da sáng màu. Melanin (sắc tố) trong da sẽ hấp thụ năng lượng ánh sáng vì thế da sậm màu có nhiều nguy cơ bị bỏng hoặc để lại sẹo. Nhiều bác sĩ thường chọn cách điều trị cho những bệnh nhân có da sậm màu bằng các phương pháp điều trị tại chỗ (kem bôi làm trắng da) kết hợp một liệu trình lột da hóa học trước khi tiến hành các quy trình laser hoặc IPL. Điều trị IPL cho da rám nắng ( ngay cả da có màu nâu rám rắng nhờ bôi dưỡng thể) cũng có thể gây bỏng da, điều này có thể gây đổi màu da vĩnh viễn (tăng hoặc giảm sắc tố da).
- Quá trình điều trị có thể đau, với cảm giác châm chích hoặc đau nhói như kim châm. Bôi một loại kem gây tê lên trước khi điều trị có thể giúp làm tê da.
- Thường được coi là cho hiệu quả triệt lông kém hơn so với laser
Điều gì xảy ra trong quá trình điều trị?
Trong buổi tư vấn đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo bạn phù hợp với liệu pháp IPL. Họ thậm chí có thể còn tiến hành test áp bì (kiểm tra dị ứng bằng một tấm dán) và hướng dẫn bạn những điều cần tránh trong 2 tuần trước điều trị. Những hoạt động cần tránh có thể bao gồm tẩy lông, tắm nắng hoặc phơi nắng, lột da và những loại kem bôi da có chứa retinol hoặc axit glycolic.
Vào buổi điều trị, đầu tiên da bạn sẽ được làm sạch, sau đó bôi gel siêu âm. Cả bạn và bác sĩ đều được đeo kính bảo vệ. Thiết bị này sẽ được giữ di chuyển trực tiếp trên da, ánh sáng xung cường độ cao được phát ra bằng cách bấm vào một nút kích hoạt. Một số người mô tả cảm giác khi điều trị giống như bắn các dải cao su vào da, và nhiều bác sĩ cũng cảnh báo quy trình này có thể gây đau hơn thế, bệnh nhân có thể thấy da rất nóng và đau trừ khi có bôi thuốc gây tê. Thời gian thực hiện phụ thuộc vào diện tích vùng điều trị nhưng thường kéo dài từ 20 đến 30 phút. Sau khi thực hiện, tiến hành lau bỏ gel, đôi khi cũng bôi kem chống nắng, và che vùng điều trị lại.
Điều gì xảy ra sau khi điều trị IPL?
Da bạn có thể bị đỏ và sưng trong vài giờ hoặc hết ngày nhưng bạn hoàn toàn có thể trở lại với công việc hoặc các hoạt động thường ngày bằng cách dùng túi chườm đá hoặc khăn mát đắp lên vùng điều trị nếu muốn giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm, chống nắng và trang điểm ngay sau khi điều trị.
1 đến 7 ngày sau điều trị các đốm sắc tố sẽ trồi lên trên bề mặt da – vùng da bị tàn nhang, đốm nâu trông có thể giống như những bã cà phê – trước khi mờ dần trong vài ngày đến 1 tuần sau đó. Có thể bạn sẽ có cảm giác da như bị cháy nắng hoặc quá mẫn cảm trong vài ngày sau đó, vì thế hãy thật nhẹ nhàng cho đến khi nó hoàn toàn lành hẳn. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và liên tục bôi kem chống nắng phổ rộng có độ spf từ 30 trở lên trên vùng da được điều trị.
Lời khuyên: IPL có thể khiến da bạn trông đẹp hơn nhưng nó không thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình lão hóa trong tương lai. Vì thế việc bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng mỗi ngày là việc làm vô cùng quan trọng sau khi điều trị IPL và sẽ giúp ngăn chặn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời trong tương lai.
Khi nào sẽ thấy được kết quả và kết quả giữ được trong bao lâu?
Kế hoạch điều trị với IPL thường chậm và ổn định với nhiều phiên điều trị để đạt được kết quả tối ưu. Các bệnh nhân thường thấy tình trạng đỏ da cải thiện phần nào trong 2 tuần sau phiên điều trị đầu tiên, nhưng thường chưa thể thấy được kết quả rõ rệt trong ít nhất 5 phiên điều trị, nhất là với các đốm nâu sậm màu.
Rủi ro và tác dụng phụ từ IPL?
Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bầm tím, thay đổi màu da, nám da nặng hơn hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, lỗi từ con người là một nguyên nhân thực sự góp phần gây ra các tác dụng phụ tiêu cực. Bằng chứng là, thiết bị này có thể do những nhân viên không được đào tạo đầy đủ chuyên môn sử dụng khiến bệnh nhân có nguy cơ bị bỏng da và đổi màu da vĩnh viễn. Để tránh biến chứng hãy đảm bảo người thực hiện cho bạn là một người đã từng có nhiều bệnh nhân hài lòng với kết quả tuyệt vời của họ - và đảm bảo da bạn không bị rám nắng trước khi điều trị.
IPL và Laser khác nhau như nào?
Laser phát ra một chùm tia hội tụ tại chỗ với một bước sóng mạnh thì IPL lại phát ra chùm ánh sáng phổ rộng có thể nhìn thấy được ở nhiều bước sóng khác nhau, bằng cách “quét” cả vùng điều trị. Điều này có nghĩa là nó có thể cùng lúc xử lý được một số vấn đề da liễu khác nhau (như các đốm nâu và những vùng da đỏ), trong khi đó các tia laser lại hội tụ trong một bước sóng cụ thể và chỉ “tấn công” duy nhất một vấn đề với tác động mạnh mẽ hơn (như các đốm nâu hoặc tình trạng đỏ da vv..) Ánh sáng từ IPL cũng phân tán rộng hơn, do đó nó có thể xử lý tình trạng da của bạn mà không làm tổn thương lớp trên cùng, kết quả giúp lành thương nhanh hơn.
So sánh IPL và Laser dùng trong triệt lông: khác biệt là gì?
IPL có thể được sử dụng để triệt lông nhưng có một số người không đồng tình về hiệu quả của nó khi so sánh với phương pháp triệt lông bằng laser. Theo một số bác sĩ, IPL có thể được sử dụng cho mục đích này nhưng nó chắc chắn không phải là phương pháp hiệu quả nhất để triệt lông. Kết quả sẽ không giữ được lâu và vì mức năng lượng thấp hơn nên đã có báo cáo về việc nó thực sự kích thích mọc lông ở những vị trí trước đó không hề có lông mọc.
Tuy nhiên một nghiên cứu trên 10 đối tượng với các loại da khác nhau để so sánh kết quả điều trị IPL với 2 loại laser khác nhau đã được thực hiện vào năm 2006. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, giữa công nghệ IPL với kính lọc màu đỏ, IPL với kính lọc màu vàng, laser diode bước sóng 810 nm và laser alexandrite bước sóng 755nm “không có sự khác biệt về hiệu quả triệt lông giữa 4 loại thiết bị ánh sáng khác nhau này”.
Hiện nay có vô số thiết bị IPL để triệt lông giá rẻ dành cho người tiêu dùng đang được bán trên thị trường. Và tỉ lệ thành công đạt được rất khác nhau, vì thế hãy xem xét đánh giá của những người đi trước cũng như cân nhắc các lựa chọn thật cẩn thận nếu bạn muốn mua một thiết bị IPL tại nhà để tẩy lông.
Các phương pháp thay thế IPL
- Các loại laser sử dụng những bước sóng cụ thể nhắm mục tiêu vào sắc tố melanin hoặc huyết sắc tố (phân tử protein có trong hồng cầu) và làm mờ đốm đen, triệt lông và giảm thiểu tình trạng đỏ da.
- Lột da hóa học loại bỏ lớp da trên cùng bị tổn thương, giảm tình trạng đổi màu da và cải thiện các đường nhăn nhỏ và nếp nhăn.
- Mài da nông dùng một thiết bị nhẹ nhàng chà nhẹ lên lớp da trên cùng, làm sáng da sỉn màu và làm đều màu da.
Điều trị bằng IPL giá bao nhiêu?
Chi phí cho mỗi người sẽ khác nhau dựa trên diện tích vùng điều trị cũng như số ca điều trị. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang điều trị mà bệnh nhân có thể cần thực hiện một liệu trình từ 1 đến 6 buổi, mỗi buổi cách nhau 4 đến 6 tuần để đạt được kết quả tối ưu.
Tìm hiểu về laser và máy ánh sáng trong điều trị các vấn đề da liễu và thẩm mỹ da
Tìm hiểu về laser xung nhuộm màu pulsed dye laser (PDL)
- 4 trả lời
- 1458 lượt xem
Với trường hợp bị u máu quả anh đào mức độ trung bình thì cần bao nhiêu phiên điều trị với loại laser này mới có được kết quả mong muốn? Quy trình điều trị kéo dài bao lâu?
- 4 trả lời
- 1337 lượt xem
Chào bác sĩ, ngày càng có nhiều người dùng laser xung nhuộm màu Vbeam để trị tình trạng da đỏ do mụn trong khi bệnh nhân vẫn đang uống Accutane và kết quả cũng đầy hứa hẹn. Tuy nhiên tôi băn khoăn liệu điều trị như thế trong khi đang uống Accutane có ảnh hưởng gì không, tôi có nên làm theo như vậy không?
- 5 trả lời
- 2958 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi vừa mới điều trị bằng laser xung nhuộm màu để loại bỏ một số tĩnh mạch mạng nhện ở cằm và quanh mũi. Nhưng tôi bị bầm tím nặng, nó đã chuyển từ màu hơi tím sang màu tím đo đỏ. Tôi sẽ có kỳ nghỉ và đang không biết phải làm gì để bảo vệ da mình. Tôi đang bôi polysporin, có thể làm gì khác để cải thiện tình trạng này và bao lâu thì các vết bầm tím mới mờ đi?
- 3 trả lời
- 1172 lượt xem
Chào bác sĩ, 9 ngày trước tôi đã xóa một vết bớt rượu vang nhỏ ở cằm bằng laser xung nhuộm màu. Sau đó tôi bị bầm rất nặng. Họ yêu cầu tôi bôi kem dưỡng ẩm mạnh. Bây giờ vùng điều trị lại có một vết lõm như ở hình. Liệu tình trạng này có phải là hiện tượng bình thường sau khi điều trị bằng laser PDL không. Hai hôm trước tôi đến gặp lại bác sĩ xem như này có bình thường không thì cô ấy bảo bình thường, vẫn ổn. Nhưng tôi hơi lo lắng, liệu nó có để lại sẹo không, tôi phải làm gì với vết lõm đó?
- 2 trả lời
- 871 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn biết liệu laser xung nhuộm màu có thể cải thiện vẻ ngoài các vết sẹo của tôi không. Tôi bị để lại sẹo sau khi dừng điều trị với isotretinoin, cách đây khoảng 7 tháng. Trị những vết sẹo này bằng laser PDL có thể thành công như nào? Và liệu có biện pháp nào hiệu quả hơn không?