Tin tức Mất Ngủ
Melatonin là một loại hormone tự nhiên trong cơ thể giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ khi trời tối và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vì lý do này nên melatonin được gọi là “hormone ngủ”.
Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng khó ngủ là uống bổ sung melatonin, một loại hormone hỗ trợ giấc ngủ. Mặc dù melatonin an toàn với người lớn nhưng liệu có thể cho trẻ nhỏ dùng hormone này để cải thiện giấc ngủ hay không.
Đã có nhiều bằng chứng chỉ ra những lợi ích mà melatonin mang lại. Một trong những lợi ích được biết đến nhiều nhất của melatonin là cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ cũng như điều trị chứng mất ngủ. Ngoài ra, melatonin còn mang lại nhiều lợi ích khác. Bài viết dưới đây sẽ giải thích về tác dụng hỗ trợ giấc ngủ của melatonin, các lợi ích khác đối với sức khỏe, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng melatonin.
Melatonin là một loại hormone mà cơ thể tạo ra một cách tự nhiên. Hormone này có vai trò điều phối chu kỳ ngủ - thức. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm chức năng chứa dạng tổng hợp của melatonin. Những loại thực phẩm chức năng này chủ yếu được sử dụng để khắc phục tình trạng mất ngủ.
Trong khi đó, chứng ngủ rũ (narcolepsy) là một loại rối loạn giấc ngủ mạn tính hiếm gặp. Nguyên nhân là do rối loạn thần kinh, dẫn đến tình trạng buồn ngủ không cưỡng lại được, ngủ gật vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm. Bài viết này sẽ nêu ra những sự khác biệt giữa chứng mất ngủ và chứng ngủ rũ, mối liên hệ giữa hai tình trạng, cũng như cách điều trị.
Ngủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất để có sức khỏe tốt. Trong khi chúng ta ngủ, cơ thể trải qua bốn giai đoạn khác nhau. Tất cả những giai đoạn này đều tác động đến sóng não, sự thả lỏng cơ, sự phục hồi và quá trình hô hấp.
Khi nhắc đến tác hại của mất ngủ, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến tình trạng buồn ngủ và uể oải vào ban ngày. Đó là những tác hại xảy ra đầu tiên và có thể nhìn thấy rõ nhất nhưng mất ngủ không chỉ gây ra những vấn đề như vậy. Theo thời gian, tình trạng mất ngủ kéo dài còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, bao gồm cả tim và mạch máu. Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
Các vấn đề về giấc ngủ là điều thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Có nhiều cách để cải thiện giấc ngủ ở giai đoạn này, gồm có liệu pháp hormone thay thế (HRT).
Zolpidem là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Loại thuốc này giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn và duy trì giấc ngủ sâu.
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng mất ngủ và một trong số đó là sử dụng thuốc ngủ.
Ngủ là quãng thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày hoạt động. Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng để có được sức khỏe tốt và phòng ngừa bệnh tật. Nhưng không phải ai cũng biết nên đi ngủ vào thời gian nào và cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này thì hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây.
Những thay đổi nhỏ trong thói quen trước khi đi ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Những thay đổi mà bạn có thể thực hiện gồm có đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, phương pháp thở 4-7-8, thư giãn trước khi ngủ, điều chỉnh thói quen ăn uống và tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Mất ngủ khiến cho bạn không ngủ đủ giấc để hồi phục sau một ngày dài làm việc, học tập. Nguyên nhân gây mất ngủ có thể là do lo lắng, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, lệch múi giờ, một số thói quen sống hoặc do vấn đề sức khỏe mạn tính. Các phương pháp điều trị gồm có trị liệu, dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Giấc ngủ ngắn, dù chỉ 10 phút vào ban ngày cũng có thể mang lại nhiều lợi ích, gồm có giúp tỉnh táo, cải thiện sự tập trung, tăng hiệu suất làm việc, giảm huyết áp và cải thiện tâm trạng. Điều quan trọng là ngủ trong thời gian vừa đủ. Ngủ quá nhiều vào vào ban ngày có thể gây khó ngủ vào ban đêm. Giấc ngủ quá sâu và quá dài vào ban ngày còn có thể khiến bạn càng cảm thấy mệt hơn.
Thay đổi một số thói quen nhất định, ví dụ như đi ngủ vào một giờ cố định hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ, có thể giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng vào ban đêm.
Giống như việc ăn uống, giấc ngủ cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngủ đủ giấc hàng ngày là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt.
Các nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ gồm có thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và hội chứng chân không yên.
Có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị chứng mất ngủ mạn tính. Một nhóm thuốc chính là thuốc an thần. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều chỉ là giải pháp tạm thời. Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Không ngủ, dù chỉ một ngày, sẽ gây hại cho sức khỏe. Thời gian không ngủ càng kéo dài thì hậu quả càng nghiêm trọng, từ suy giảm nhận thức, ảo giác cho đến tử vong.
Thường xuyên chỉ ngủ ít hơn 7 tiếng một ngày sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể. Thiếu ngủ kéo dài sẽ làm làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và giảm khả năng tư duy.
Nghe có vẻ vô lý nhưng trên thực tế, ánh sáng có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Liệu pháp ánh sáng có thể giúp điều trị một số rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là những rối loạn giấc ngủ do rối loạn nhịp sinh học. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về những lợi ích của liệu pháp ánh sáng đối với giấc ngủ.
Sự thay đổi nội tiết tố (hormone) có thể gây ra nhiều vấn đề, trong đó có mất ngủ. Do đó, mất ngủ là vấn đề phổ biến trong thời gian mang thai và mãn kinh. Vấn đề về giấc ngủ trong những khoảng thời gian này chủ yếu là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và testosterone. Nhưng ngoài ra, các hormone khác trong cơ thể như melatonin cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ. Điều chỉnh thói quen ngủ và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, nếu tình hình không cải thiện thì có thể cần điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp hành vi.
Paxlovid là một thuốc được dùng để điều trị bệnh Covid-19. Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng không cho thấy mất ngủ là tác dụng phụ của Paxlovid nhưng nhiều người đã phản ánh về tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn khi dùng loại thuốc này.
Bất kỳ ai cũng có thể bị mất ngủ. Mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng tư duy, tập trung và các hoạt động trong ngày. Nếu kéo dài, tình trạng mất ngủ sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Chứng mất ngủ ở nam giới có thể là do nguyên nhân gây ra và có nhiều cách để khắc phục.
Đã bao giờ bạn thức dậy và có cảm giác như mình đã thức cả đêm trong khi ngưởi ngủ cùng lại nói rằng bạn ngủ bình thường? Nếu có thì rất có thể bạn bị chứng mất ngủ nghịch lý.
Giấc ngủ có tác động rất lớn đến sức khỏe. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều cần ngủ để tồn tại. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến giấc ngủ và một trong số đó là cortisol, loại hormone mà cơ thể tiết ra khi bị căng thẳng (stress). Hormone này có ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học và chu kỳ ngủ thức của cơ thể con người.
Thức giấc giữa đêm sẽ gây khó chịu và nếu không thể ngủ lại, bạn sẽ bị thiếu ngủ và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, có nhiều cách có thể giúp bạn ngủ lại dễ hơn.
Mất ngủ được chia thành nhiều loại, gồm có khó bắt đầu giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ (tỉnh giấc nhiều lần trong đêm) và mất ngủ hành vi ở trẻ em. Mất ngủ có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
Trong suốt cả ngày, chiếc đồng hồ bên trong cơ thể thay đổi luân phiên giữa trạng thái ngủ và thức. Chu kỳ ngủ thức ngủ kéo dài 24 giờ này được gọi là nhịp sinh học.