1

Điều trị mất ngủ bằng Lunesta và Ambien

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng mất ngủ và một trong số đó là sử dụng thuốc ngủ.
Điều trị mất ngủ bằng Lunesta và Ambien Điều trị mất ngủ bằng Lunesta và Ambien

Thi thoảng mất ngủ không phải là điều đáng lo ngại. Điều này có thể là do nhiều nguyên nhân như lo lắng, căng thẳng, uống caffeine muộn, lệch múi giờ hay thời tiết nóng bức. Bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh thói quen ngủ hoặc lối sống.

Nhưng đã thay đổi thói quen mà tình trạng mất ngủ không cải thiện và nguyên nhân không phải do vấn đề sức khỏe thì có thể bạn sẽ phải dùng đến thuốc.

Lunesta và Ambien là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn. Lunesta chứa hoạt chất eszopiclone và Ambien chứa hoạt chất zolpidem.

Cả hai loại thuốc này đều thuộc nhóm thuốc an thần gây ngủ. Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị mất ngủ cho người từ 18 tuổi trở lên.

Cơ chế tác dụng

Ambien và Lunesta làm giảm hoạt động của não và tạo cảm giác thư giãn. Điều này giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Cả Lunesta và Ambien đều là thuốc dùng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hai loại thuốc này khác nhau về hàm lượng hoạt chất và cơ chế điều trị mất ngủ.

Ambien có hai dạng bào chế là viên nén phóng thích tức thì và viên nén phóng thích kéo dài (phóng thích tức thì có nghĩa là hoạt chất được giải phóng ngay lập tức vào máu sau khi uống trong khi phóng thích kéo dài nghĩa là hoạt chất được giải phóng từ từ). Dạng viên nén phóng thích tức thì có hai mức hàm lượng là 5mg và 10mg. Dạng viên nén phóng thích kéo dài có tên là Ambien CR và có hai mức hàm lượng: 6,25mg và 12,5mg.

Lunesta chỉ có dạng viên nén phóng thích tức thì với ba mức hàm lượng là 1mg, 2mg và 3mg. Loại thuốc này không có dạng phóng thích kéo dài.

Tuy nhiên, tác dụng của Lunesta duy trì lâu hơn. Loại thuốc này có hiệu quả duy trì giấc ngủ tốt hơn so với Ambien dạng phóng thích tức thì nhưng kém Ambien dạng phóng thích kéo dài.

Liều dùng

Liều dùng Lunesta thông thường là 1mg mỗi ngày đối với cả nam giới và nữ giới. Nếu không hiệu quả thì bác sĩ sẽ tăng liều.

Liều dùng Ambien cao hơn. Liều dùng dạng viên nén phóng thích tức thì là 5mg mỗi ngày đối với phụ nữ và 5 - 10mg mỗi ngày đối với nam giới. Liều dùng dạng viên nén phóng thích kéo dài là 6,25mg đối với phụ nữ và 6,25 - 12,5mg đối với nam giới. Bác sĩ thường kê dạng phóng thích tức thì trước và sau đó nếu không hiệu quả thì chuyển sang dạng phóng thích kéo dài.

Cả Lunesta và Ambien đều được dùng ngay trước khi chuẩn bị đi ngủ. Chỉ nên dùng thuốc khi có đủ thời gian ngủ từ 7 – 8 tiếng. Tốt nhất nên uống thuốc khi bụng đói. Thuốc sẽ giảm hiệu quả nếu uống sau khi ăn nhiều, nhất là đồ nhiều chất béo.

Liều dùng Ambien và Lunesta phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và một số yếu tố khác. Ban đầu, bác sĩ thường kê liều thấp để giảm thiểu tác dụng phụ. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ tăng liều và nếu xảy ra tác dụng phụ, bác sĩ sẽ giảm liều.

Tác dụng phụ

Cảnh báo của FDA

Vào năm 2013, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về tính an toàn của Ambien. Loại thuốc này có thể gây buồn ngủ kéo dài vào buổi sáng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày. Phụ nữ dễ gặp phải tác dụng phụ này hơn do tốc độ đào thải thuốc chậm hơn nam giới.

Các tác dụng phụ thường gặp

Các tác dụng phụ thường gặp của Ambien và Lunesta là chóng mặt và choáng váng. Một tác dụng phụ khác là buồn ngủ vào ban ngày. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ thì không nên lái xe và vận hành máy móc hạng nặng.

Các tác dụng phụ hiếm gặp

Một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của Ambien và Lunesta gồm có:

  • Giảm trí nhớ
  • Thay đổi hành vi, chẳng hạn như trở nên hung hăng, khó kiểm soát hành vi hoặc xa lánh mọi người xung quanh
  • Trầm cảm (ở những người mắc chứng trầm cảm, hai loại thuốc này có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn và thậm chí còn có thể gây ra ý nghĩ tự tử)
  • Lú lẫn
  • Ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có thật)

Mộng du

Hai loại thuốc này có thể gây mộng du – tình trạng thực hiện những hành động giống như khi thức trong lúc ngủ, chẳng hạn như:

  • Gọi điện thoại
  • Nấu ăn
  • Ăn uống
  • Đi lại
  • Tắm rửa
  • Làm việc nhà

Hầu hết mọi người đều không còn nhớ gì về những hành động này khi thức dậy. Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ này sẽ cao hơn nếu uống rượu hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương khác trong khi dùng Lunesta hoặc Ambien. Tuyệt đối không được uống thuốc ngủ cùng với đồ uống có cồn.

Để tránh có những hành động vô thức, không nên uống thuốc ngủ nếu bạn không có đủ 7 – 8 tiếng để ngủ.

Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong thời gian dùng thuốc. Bác sĩ có thể sẽ giảm liều hoặc đổi sang loại thuốc khác.

Tương tác thuốc

Không nên dùng Lunesta hoặc Ambien cùng với:

  • thuốc chống lo âu
  • thuốc giãn cơ
  • thuốc giảm đau opioid
  • thuốc điều trị dị ứng
  • thuốc ho và cảm lạnh có thể gây buồn ngủ
  • natri oxybate (dùng để điều trị yếu cơ và chứng ngủ rũ)

Ngoài ra, hai loại thuốc này còn có thể tương tác với các loại thuốc khác.

Tìm hiểu về các loại thuốc có thể tương tác với eszopiclone (Lunesta) và zolpidem (Ambien).

Hãy cho bác sĩ và dược sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng để bác sĩ loại thuốc điều trị mất ngủ phù hợp.

Không uống rượu bia khi dùng thuốc ngủ.

Cảnh báo

Cả Ambien và Lunesta đều có thể gây lệ thuộc và gây ra hội chứng cai thuốc khi ngừng dùng. Dùng liều cao hoặc dùng trong thời gian dài (trên 10 ngày) có thể gây lệ thuộc về thể chất. Bạn sẽ có nguy cơ bị lệ thuộc cao hơn nếu trước đây đã từng gặp vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện.

Ngừng dùng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng cai thuốc như run tay, buồn nôn và nôn. Để tránh gặp phải các triệu chứng này, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi ngừng thuốc và giảm liều từ từ.

Cảnh báo về Ambien CR

Không nên lái xe và thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo trong vòng một ngày sau khi dùng Ambien CR. Thuốc vẫn tồn tại trong cơ thể và khiến bạn không tỉnh táo trong khoảng thời gian này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây