1

Mất ngủ do bệnh lý thần kinh điều trị bằng cách nào?

Mất ngủ có thể là do nhiều vấn đề về thần kinh gây ra, gồm có các rối loạn giấc ngủ nguyên phát như hội chứng chân không yên và các bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, động kinh và rối loạn thần kinh cơ.
Mất ngủ do bệnh lý thần kinh điều trị bằng cách nào? Mất ngủ do bệnh lý thần kinh điều trị bằng cách nào?

Nhiều bệnh lý thần kinh không chỉ ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các vấn đề về thần kinh có thể gây mất ngủ gồm có các bệnh mạn tính như bệnh Parkinson và động kinh, cũng như các tình trạng cấp tính như đột quỵ và chấn thương sọ não.

Mất ngủ cũng có thể xảy ra khi nhịp sinh học bình thường bị xáo trộn do các bệnh thoái hóa thần kinh như chứng sa sút trí tuệ.

Một số loại rối loạn giấc ngủ nguyên phát, chẳng hạn như hội chứng chân không yên và chứng ngưng thở khi ngủ trung ương, cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.

Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao các vấn đề về thần kinh có thể gây mất ngủ và các phương pháp điều trị để cải thiện giấc ngủ.

Các rối loạn giấc ngủ gây mất ngủ

Các rối loạn giấc ngủ xuất phát từ vấn đề ở hệ thần kinh có thể ảnh hưởng đến thời gian đi vào giấc ngủ, thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Các rối loạn giấc ngủ này có thể cản trở khả năng đi vào giấc ngủ do gây ra những cảm giác hoặc cử động khó chịu, chẳng hạn như hội chứng chân không yên. Một số rối loạn giấc ngủ gây xáo trộn nhịp sinh học tự nhiên hoặc chu kỳ ngủ - thức.

Các loại rối loạn giấc ngủ do vấn đề về thần kinh gồm có:

  • Hội chứng chân không yên
  • Rối loạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM)
  • Ngưng thở khi ngủ trung ương
  • Chứng ngủ rũ
  • Rối loạn nhịp sinh học
  • Hội chứng ngủ nhiều do hệ thần kinh trung ương

Những thay đổi về chất dẫn truyền thần kinh (các hóa chất truyền tín hiệu trong hệ thần kinh) cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và gây ra vấn đề về giấc ngủ. Các chất dẫn truyền thần kinh điều phối chu kỳ ngủ - thức gồm có axit gamma aminobutyric (GABA), acetylcholine, cortisol và serotonin.

Các bệnh lý thần kinh gây mất ngủ

Mất ngủ thường do các bệnh về thần kinh làm suy giảm khả năng đi vào giấc ngủ. Dạng mất ngủ này được gọi là chứng mất ngủ thứ phát.

Các bệnh thần kinh có thể gây mất ngủ gồm có:

Bệnh Parkinson

Rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả mất ngủ, là vấn đề thường gặp ở những người mắc bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh tiến triển, xảy ra khi một nhóm tế bào trong não bị thoái hóa và không thể kiểm soát được chuyển động của cơ, gây ra các triệu chứng như run chân tay, cử động chậm và mất thăng bằng.

Các triệu chứng của bệnh Parkinson như run có thể gây khó ngủ và tỉnh giấc giữa đêm. Các vấn đề thường xảy ra cùng với bệnh Parkinson, chẳng hạn như hội chứng chân không yên, cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mất ngủ và chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Một số nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu mất ngủ có phải là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc có phải là dấu hiệu sớm của tình trạng suy giảm nhận thức hay không.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mất ngủ có thể đẩy nhanh tốc độ tiến triển của bệnh Alzheimer và điều trị rối loạn giấc ngủ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Đột quỵ

Mất ngủ là một vấn đề rất phổ biến sau đột quỵ. Theo một nghiên cứu vào năm 2021, gần 41% số người bị đột quỵ bị mất ngủ ngay sau đó.

Chưa rõ tại sao đột quỵ lại dẫn đến mất ngủ nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do khu vực bị tổn thương trong não khi xảy ra cơn đột quỵ có ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người bị đột quỵ ở bán cầu não phải có tỷ lệ bị mất ngủ sau đột quỵ cao hơn.

Mất ngủ sau đột quỵ cũng có thể là do các yếu tố môi trường như nằm viện (ngủ ở một nơi lạ) hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh động kinh

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mất ngủ và các loại rối loạn giấc ngủ khác là vấn đề thường gặp ở những người mắc bệnh động kinh, do đó buồn ngủ vào ban ngày là một triệu chứng phổ biến ở những người mắc bệnh này. Người mắc bệnh động kinh có thể bị các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Các vấn đề này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Các nguyên nhân khác gây mất ngủ ở những người mắc bệnh động kinh gồm có co giật vào ban đêm, lo âu, căng thẳng và tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

Điều trị mất ngủ do vấn đề về thần kinh

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ.

Thuốc

Các loại thuốc được dùng để trị mất ngủ gồm có:

  • doxepin
  • zolpidem
  • melatonin
  • eszopiclone
  • trazodon
  • thuốc chống trầm cảm, ví dụ như venlafaxine

Trị liệu

Một phương pháp điều trị mất ngủ là liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy). Liệu pháp này giúp bạn xác định những suy nghĩ và hành vi đang gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó có cách khắc phục để đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ sâu hơn.

Liệu pháp ánh sáng cũng là một giải pháp điều trị mất ngủ, nhất là chứng mất ngủ ở người mắc bệnh Parkinson.

Thay đổi thói quen

Thay đổi thói quen sống cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ, ví dụ như:

  • Thực hiện các hoạt động thư giãn trươc khi đi ngủ như thiền, nghe nhạc hoặc tập yoga nhẹ nhàng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ hút thuốc
  • Không uống rượu bia vào buổi tối
  • Không uống cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine khác vào cuối ngày
  • Ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Không ăn khuya
  • Không dùng thiết bị điện tử phát ra ánh sáng trước khi đi ngủ
  • Không uống nước trước khi đi ngủ

Khi nào cần đi khám?

Nhiều người cho rằng mất ngủ không phải vấn đề gì lớn nhưng mất ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Chỉ cần mất ngủ một đêm là ngày hôm sau bạn sẽ gặp phải các tình trạng như mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tỉnh táo và giảm hiệu suất. Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường và sa sút trí tuệ.

Nếu bạn thường xuyên bị khó ngủ, thức giấc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng và không thể ngủ tiếp thì nên đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mất ngủ có phải do vấn đề về thần kinh hay không và đưa ra hướng điều trị.

Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là một cách hiệu quả để cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ.Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy thử thực hiện những thay đổi sau:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Hạn chế hoặc không ngủ vào ban ngày để tránh bị khó ngủ vào ban đêm.
  • Loại bỏ tất cả các nguồn sáng trong phòng ngủ hoặc đeo bịt mắt khi ngủ.
  • Ngủ trong phòng có nhiệt độ mát mẻ và yên tĩnh
  • Ăn tối sớm và không ăn nhiều gần giờ đi ngủ.
  • Ngừng dùng tất cả các thiết bị điện tử trong vài giờ trước khi đi ngủ.
  • Thử các biện pháp thư giãn trước khi đi ngủ như thiền, ngâm chân hoặc đọc sách

Tóm tắt bài viết

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến. Mất ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có các rối loạn giấc ngủ do vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như hội chứng chân không yên hoặc những bệnh lý thần kinh như Parkinson hay động kinh. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, gồm có dùng thuốc, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp ánh sáng và thay đổi thói quen. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài thì nên đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời để tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ giữa đêm là một vấn đề vô cùng phổ biến và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Mất ngủ giữa đêm có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và cũng có nhiều giải pháp khắc phục.

Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến với biểu hiện là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu, tinh thần không sảng khoái mà vẫn cảm thấy uể oải, buồn ngủ sau khi ngủ dậy và cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ban ngày.

Các cách điều chỉnh lịch trình giấc ngủ
Các cách điều chỉnh lịch trình giấc ngủ

Trong suốt cả ngày, chiếc đồng hồ bên trong cơ thể thay đổi luân phiên giữa trạng thái ngủ và thức. Chu kỳ ngủ thức ngủ kéo dài 24 giờ này được gọi là nhịp sinh học.

Các loại mất ngủ và cách điều trị
Các loại mất ngủ và cách điều trị

Mất ngủ được chia thành nhiều loại, gồm có khó bắt đầu giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ (tỉnh giấc nhiều lần trong đêm) và mất ngủ hành vi ở trẻ em. Mất ngủ có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Các cách điều trị mất ngủ
Các cách điều trị mất ngủ

Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ. Điều chỉnh thói quen ngủ và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, nếu tình hình không cải thiện thì có thể cần điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp hành vi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây