1

Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ giữa đêm là một vấn đề vô cùng phổ biến và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Mất ngủ giữa đêm có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và cũng có nhiều giải pháp khắc phục.
Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Ngủ là khoảng thời gian mà cơ thể được nghỉ ngơi, hồi phục, nạp lại năng lượng và tinh thần thư giãn. Nhưng đối với nhiều người, việc có được giấc ngủ ngon vào ban đêm lại là điều xa xỉ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc chứng mất ngủ trên toàn thế giới là 10% – 30% dân số, một số nghiên cứu thậm chí còn đưa ra tỷ lệ cao hơn thế, lên đến 50% – 60%. (1)

Mất ngủ giữa đêm là tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc, thức giấc nhiều lần giữa đêm và khó ngủ lại.

Nguyên nhân gây mất ngủ giữa đêm

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ có biểu hiện là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Mất ngủ được chia thành ba loại chính là:

  • Khó bắt đầu giấc ngủ
  • Mất ngủ giữa đêm
  • Thức giấc quá sớm và không thể ngủ lại

Vì chứng mất ngủ giữa đêm là tình tạng khó duy trì giấc ngủ nên thường dẫn đến tình trạng thức giấc nhiều hơn trong đêm, do đó có thuật ngữ mất ngủ “giữa đêm”.

Một nghiên cứu vào năm 2014 đã phát hiện một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tỉnh giấc giữa đêm, ví dụ như giới tính (phụ nữ có nguy cơ cao hơn) và tuổi tác (người cao tuổi có nguy cơ cao hơn). Một nghiên cứu khác cho thấy chứng mất ngủ giữa đêm có liên quan đến một số bệnh lý nhất định, ví dụ như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, trầm cảm và các bệnh lý mạn tính khác.

Triệu chứng mất ngủ giữa đêm

Chứng mất ngủ giữa đêm không chỉ có các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ mà còn gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày do thiếu ngủ. Các triệu chứng của tình trạng này gồm có:

  • Khó duy trì giấc ngủ (ngủ chập chờn, không sâu và thường xuyên thức giấc)
  • Không cảm thấy sảng khoái khi ngủ dậy
  • Mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, thiếu năng lượng vào ban ngày
  • Tâm trạng tệ
  • Khó chịu, cáu gắt
  • Giảm khả năng hoạt động thể chất
  • Suy giảm nhận thức

Trong một nghiên cứu vào năm 2013, hơn 77,5% người tham gia bị mất ngủ giữa đêm cho biết tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến trạng thái thể chất và tinh thần vào ban ngày.

Tác hại của chứng mất ngủ

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng chứng mất ngủ có tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Theo một nghiên cứu vào năm 2006, chứng mất ngủ gây ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập, quan hệ xã hội và cả sinh hoạt bình thường ở nhà. Những người bị mất ngủ dễ gặp tai nạn hơn.

Ngoài ra, mất ngủ còn có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính, ví dụ như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Trầm cảm
  • Cao huyết áp
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ

Điều trị mất ngủ giữa đêm

Nếu bạn đang bị mất ngủ giữa đêm, có một số phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ.

Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ (the American College of Physicians - ACP) khuyến nghị nên bắt đầu điều trị bằng liệu pháp nhận thức - hành vi cho chứng mất ngủ (cognitive behavioral therapy for insomnia – CBT-I).

Liệu pháp nhận thức - hành vi giúp thay đổi những suy nghĩ và hành vi đang gây ra hoặc làm tăng nặng triệu chứng của một vấn đề về sức khỏe tinh thần, ví dụ như lo âu và trầm cảm. Mục đích của CBT-I là thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đang gây mất ngủ.

Những người bị mất ngủ cũng nên thực hiện một số thay đổi về thói quen sống để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine, nhất là vào chiều muộn
  • Tạo thói quen giúp thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày

Điều trị mất ngủ giữa đêm bằng thuốc

Một giải pháp nữa để cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ là dùng thuốc. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị chứng mất ngủ gồm có:

  • Thuốc không kê đơn, gồm có melatonin và thuốc kháng histamin
  • Nhóm thuốc benzodiazepine, chẳng hạn như estazolam và quazepam
  • Thuốc chủ vận thụ thể benzodiazepine, chẳng hạn như zolpidem và eszopiclone
  • Thuốc chủ vận melatonin, gồm có ramelteon
  • Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như trazodone và mirtazapine

Tất cả các loại thuốc điều trị mất ngủ đều đi kèm tác dụng phụ và một số loại thuốc còn có thể gây lệ thuộc. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ trước khi bắt đầu dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị mất ngủ.

Tóm tắt bài viết

Mất ngủ là một vấn đề rất phổ biến, xảy ra ở hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Mất ngủ giữa đêm là tình trạng khó duy trì giấc ngủ và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Chứng mất ngủ giữa đêm gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động vào ban ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Thiếu ngủ do mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái thể chất và tinh thần vào ngày hôm sau mà tình trạng thiếu ngủ kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như bệnh tim mạch và trầm cảm.

Có nhiều cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống, gồm có liệu pháp nhận thức hành vi, thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài ít nhất 3 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính, từ vấn đề về hô hấp, mãn kinh cho đến thói quen ngủ. Các giải pháp điều trị gồm có trị liệu, dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến với biểu hiện là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu, tinh thần không sảng khoái mà vẫn cảm thấy uể oải, buồn ngủ sau khi ngủ dậy và cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ban ngày.

Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Mất ngủ trước kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách khắc phục
Mất ngủ trước kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mất ngủ là tình trạng khó hoặc không thể đi vào giấc ngủ hoặc thức giấc giữa chừng và không ngủ lại được. Tình trạng này có thể xảy ra hoặc trở nên nghiêm trọng hơn trong khoảng vài ngày trước kỳ kinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây