1

Mất ngủ sau phẫu thuật: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mất ngủ sau phẫu thuật là một vấn đề phổ biến. Nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật có thể là do đau đớn, tác dụng phụ của thuốc và môi trường bệnh viện. Mất ngủ thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn sau phẫu thuật và có thể khắc phục bằng các biện pháp như thay đổi thói quen trong ngày cũng như thói quen trước khi đi ngủ và điều chỉnh môi trường ngủ.
Mất ngủ sau phẫu thuật: Nguyên nhân và cách khắc phục Mất ngủ sau phẫu thuật: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu hoặc khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc.

Đây là loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Mất ngủ được chia thành hai loại là mất ngủ mạn tính và mất ngủ cấp tính..

Mất ngủ là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải sau phẫu thuật. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật. Tình trạng này đa phần chỉ là tạm thời nhưng có nhiều cách để khắc phục.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật

Mất ngủ sau phẫu thuật có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc gây mê toàn thân có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ.

Thuốc gây mê toàn thân gây bất tỉnh bằng cách tác động đến các vùng não kiểm soát sự tỉnh táo và giấc ngủ. Sử dụng thuốc gây mê toàn thân có thể gây xáo trộn chu kỳ ngủ - thức tự nhiên và tạo ra những thay đổi tạm thời về giấc ngủ, ngay cả khi thuốc mê đã bị đảo thải hết khỏi cơ thể.

Ngoài thuốc gây mê, một số loại thuốc giảm đau dùng sau phẫu thuật cũng có thể gây mất ngủ. Nhóm thuốc giảm đau opioid, ví dụ như morphine và oxycodone, có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giấc ngủ. Nhóm thuốc này có thể được sử dụng sau phẫu thuật nếu người bệnh bị đau nhiều.

Đau đớn

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020, đau đớn là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ sau phẫu thuật. (1)

Hầu hết các loại phẫu thuật, nhất là phẫu thuật lớn, đều gây viêm, đau và khó chịu ở mức độ nhất định. Cơn đau sau phẫu thuật sẽ gây cản trở giấc ngủ. Tình trạng viêm sau phẫu thuật có thể dẫn đến viêm dây thần kinh và điều này càng làm tăng cảm giác đau.

Ca phẫu thuật càng phức tạp thì cơn đau sau phẫu thuật càng nặng và càng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.

Căng thẳng và lo lắng

Lo lắng trước phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ gặp phải vấn đề không mong muốn sau phẫu thuật, bao gồm cả mất ngủ. Mặc dù lý do chính xác của điều này vẫn chưa được làm rõ nhưng có thể là do lo lắng gây ra phản ứng tăng nhạy cảm, suy nghĩ nhiều và làm tăng cảm nhận về cơn đau. Bản thân sự lo lắng cũng gây rối loạn chu kỳ ngủ - thức.

Nhiều người vẫn tiếp tục cảm thấy lo lắng và căng thẳng sau phẫu thuật. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Căng thẳng sẽ kích hoạt phản ứng “chiến đấu, bỏ chạy hoặc bất động”(fight, flight, or freeze) của cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng ra một số hormone và các chất gây viêm tạo sự tỉnh táo. Điều này sẽ gây cản trở giấc ngủ.

Môi trường bệnh viện

Sau các ca phẫu thuật lớn, người bệnh sẽ phải nằm viện một thời gian. Điều này có nghĩa là phải thay đổi môi trường ngủ và có thể gây khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc như khi ở nhà. Việc phải ngủ chung giường với người lạ cũng có thể gây khó ngủ.

Chưa kể bệnh viện luôn có người đi lại, đèn sáng và nhân viên y tế thường xuyên đến kiểm tra, kể cả vào ban đêm.

Sau một số loại phẫu thuật, người bệnh phải kết nối với các thiết bị theo dõi. Các thiết bị này có hệ thống báo động để báo cho nhân viên y tế biết khi phát hiện sự thay đổi về các dấu hiệu sinh tồn. Băng, ống dẫn lưu và ống thông sau phẫu thuật có thể gây khó chịu và cản trở việc cử động.

Nếu phải nằm viện dài ngày thì khi xuất viện về nhà, có thể bạn sẽ lại bị khó ngủ một thời gian.

Mất ngủ sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?

Tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật đa phần chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thời gian bị mất ngủ còn phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân như tình trạng sức khỏe tổng thể, loại phẫu thuật và có tiền sử rối loạn giấc ngủ hay không.

Một nghiên cứu dài hạn vào năm 2022 cho thấy rằng tình trạng rối loạn giấc ngủ do phẫu thuật thường xảy ra trong 6 đêm đầu tiên sau ca phẫu thuật và tự hết trong vòng một tuần. (2)

Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật có thể kéo dài lâu hơn. Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy một số người bị mất ngủ trong nhiều tháng hoặc thậm chí lên đến 1 năm sau phẫu thuật, tùy thuộc vào loại phẫu thuật.

Có nên uống thuốc ngủ để trị mất ngủ sau phẫu thuật không?

Chỉ sử dụng thuốc ngủ sau phẫu thuật khi được bác sĩ cho phép. Không nên tự ý sử dụng thuốc sau phẫu thuật mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cản trở quá trình hồi phục hoặc tương tác với các loại thuốc khác đang dùng.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê thuốc hỗ trợ giấc ngủ kết hợp với các phương pháp điều trị mất ngủ khác như liệu pháp hành vi để cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau và giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau opioid.

Tuy nhiên, việc có thể dùng thuốc ngủ sau phẫu thuật hay không còn phụ thuộc vào các loại thuốc khác mà bạn phải dùng và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Cách khắc phục mất ngủ sau phẫu thuật

Việc kiểm soát chứng mất ngủ sau phẫu thuật có thể bắt đầu ngay từ đêm đầu tiên sau phẫu thuật.

Nếu phải nằm viện sau phẫu thuật, bạn nên chuẩn bị sẵn những đồ dùng cần thiết, bao gồm cả những dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ như nút bịt tai và bịt mắt để giúp giảm bớt âm thanh và ánh sáng.

Mang theo gối và đồ ngủ thoải mái nếu bệnh viện cho phép. Bạn cũng có thể mang theo những đồ vật mà bạn vẫn thường dùng ở nhà để tạo cảm giác quen thuộc khi nằm viện. Điều này có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.

Trong thời gian nằm viện, bạn sẽ được nhân viên y tế kiểm tra thường xuyên. Điều này là không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể trao đổi về các phương pháp giảm đau với bác sĩ nếu lo rằng cơn đau sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn cũng có thể xin thêm chăn hoặc khăn để đặt giữa hai đầu gối.

Sau khi xuất viện về nhà, bạn sẽ có thể thực hiện được nhiều biện pháp cải thiện giấc ngủ hơn nếu như tình trạng mất ngủ vẫn tiếp diễn. Những thay đổi dưới đây có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ ngon hơn:

  • Tạo môi trường ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh hoặc sử dụng các dụng cụ như bịt tai và bịt mắt
  • Không ăn nhiều trước khi đi ngủ
  • Không sử dụng thiết bị điện tử hoặc đeo kính chống ánh sáng khi xem thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày
  • Cố gắng kiểm soát căng thẳng và lo lắng

Khi nào cần đi khám?

Mất ngủ sau phẫu thuật thường tự hết nhưng nếu có các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên báo cho bác sĩ:

  • Tình trạng mất ngủ kéo dài quá một tuần
  • Tình trạng mệt mỏi, uể oải vào ban ngày gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động
  • Giảm tập trung hoặc trí nhớ do thiếu ngủ
  • Tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng đến tinh thần
  • Có sự thay đổi về thể chất như tăng huyết áp

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị giúp bạn ngủ ngon hơn.

Tóm tắt bài viết

Mất ngủ sau phẫu thuật là tình trạng phổ biến. Cơn đau sau phẫu thuật, tác dụng phụ của thuốc, cảm giác lo lắng và môi trường bệnh viện đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mặc dù tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật đa phần chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và tự hết trong vòng một tuần nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn. Nếu tình trạng kéo dài, bạn nên báo cho bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai
Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai

Thiếu ngủ sau sinh là vấn đề rất phổ biến nhưng tình trạng mất ngủ cũng có thể xảy ra trong thời gian mang thai mà thường là trong tam cá nguyệt thứ nhất (ba tháng đầu).

Các cách tự nhiên để khắc phục tình trạng mất ngủ
Các cách tự nhiên để khắc phục tình trạng mất ngủ

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm, ví dụ như thiền, uống bổ sung các chất bị thiếu và tập thể dục. Nếu đã thử những cách này mà tình trạng không cải thiện thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây mất ngủ.

Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài ít nhất 3 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính, từ vấn đề về hô hấp, mãn kinh cho đến thói quen ngủ. Các giải pháp điều trị gồm có trị liệu, dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ giữa đêm là một vấn đề vô cùng phổ biến và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Mất ngủ giữa đêm có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và cũng có nhiều giải pháp khắc phục.

Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến với biểu hiện là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu, tinh thần không sảng khoái mà vẫn cảm thấy uể oải, buồn ngủ sau khi ngủ dậy và cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ban ngày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây