1

Có nên dùng thuốc kháng histamin để điều trị mất ngủ không?

Nhiều loại thuốc kháng histamin gây buồn ngủ nhưng không nên dùng các loại thuốc này để điều trị ngủ vì hiện mới chỉ có rất ít nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các loại thuốc này. Thêm nữa, sử dụng thuốc kháng histamin trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại.
Có nên dùng thuốc kháng histamin để điều trị mất ngủ không? Có nên dùng thuốc kháng histamin để điều trị mất ngủ không?

Mất ngủ và thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, hiệu suất làm việc, học tập và sức khỏe tổng thể. Mất ngủ còn có thể gây căng thẳng, lo lắng và điều này khiến bạn càng khó đi vào giấc ngủ hơn.

Một cách khắc phục mất ngủ được khá nhiều người lựa chọn là sử dụng thuốc ngủ hoặc các loại thuốc gây buồn ngủ khác, bao gồm cả thuốc kháng histamin, chẳng hạn như diphenhydramine và doxylamine succinate.

Thuốc kháng histamin chủ yếu được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng và buồn ngủ là một tác dụng phụ thường gặp của một số thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, các tổ chức y tế lớn không khuyến khích sử dụng thuốc kháng histamin để hỗ trợ giấc ngủ do chưa có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả của các loại thuốc này.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng histamin lâu dài có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những rủi ro khi sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị chứng mất ngủ và đưa ra các các phương pháp điều trị khác an toàn, hiệu quả hơn.

Tác động của thuốc kháng histamin đến giấc ngủ

Thuốc kháng histamin làm giảm các triệu chứng dị ứng bằng cách ngăn chặn sự sản xuất histamin trong hệ thống miễn dịch. Một số loại thuốc còn ngăn cản sự giải phóng histamin trong não.

Chu kỳ ngủ - thức được điều phối bởi một số chất hóa học mà cơ thể tạo ra. Khi chúng ta chuẩn bị đi ngủ, nồng độ histamin trong não sẽ giảm. Điều này tạo ra giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ NREM).

Thuốc kháng histamin, chẳng hạn như diphenhydramine và doxylamine succinate, vượt qua hàng rào máu não và tạo ra sự thay đổi tương tự về nồng độ histamin. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi uống thuốc kháng histamin.

Rủi ro khi sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị mất ngủ

Ngoài việc ngăn chặn sự sản xuất histamin, diphenhydramine và doxylamine succinate còn có đặc tính kháng cholinergic. Thuốc kháng cholinergic ức chế hoạt động của acetylcholine trong hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.

Dưới đây là một số rủi ro khi sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị mất ngủ.

Giảm trí nhớ

Acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng của não, bao gồm chức năng tư duy và trí nhớ ngắn hạn. Thuốc kháng cholinergic có thể gây suy giảm nhận thức và tình trạng này có thể kéo dài sau khi đã ngừng dùng thuốc.

Một nghiên cứu trường hợp vào năm 2018 đã đánh giá tác động của thuốc kháng cholinergic ở hơn 40.000 người trong độ tuổi từ 65 đến 99.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc kháng cholinergic làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer trong vòng 20 năm sau khi dùng thuốc.

Trong một nghiên cứu khác trước đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nguy cơ tương tự và nguy cơ tỷ lệ thuận với lượng thuốc kháng cholinergic tích lũy theo thời gian.

Rủi ro khi dùng trong thời gian mang thai và cho con bú

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì phải hết sức thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Mặc dù thuốc kháng histamin đã được xác nhận là an toàn khi dùng để điều trị dị ứng trong thai kỳ nhưng chưa rõ tính an toàn của các loại thuốc này khi được dùng để hỗ trợ giấc ngủ.

Cục kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra một hệ thống phân loại thuốc dựa trên mức độ nguy hiểm khi dùng trong thai kỳ. Theo đó, thuốc kháng cholinergic được xếp vào nhóm B, có nghĩa là các nghiên cứu trên động vật không cho thấy rủi ro đối với bào thai khi mẹ dùng thuốc nhưng chưa có đủ nghiên cứu để kết luận tính an toàn khi sử dụng trên người. (1)

Vì lý do này, phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên để điều trị mất ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin

Các tác dụng phụ của thuốc kháng histamin gồm có:

  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Lú lẫn
  • Kích động
  • Khô miệng
  • Mờ mắt
  • Thịp tim nhanh
  • Tiểu khó

Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ Châu Âu khuyến nghị liệu pháp nhận thức - hành vi (cognitive behavioral therapy - CBT) là phương pháp điều trị bước đầu cho chứng mất ngủ thay vì dùng thuốc kháng histamin hay thuốc ngủ. (2)

CBT tập trung vào việc vệ sinh giấc ngủ và nhận thức về giấc ngủ. Liệu pháp này giúp điều chỉnh nhịp sinh học và giảm căng thẳng, lo lắng về chứng mất ngủ.

Các giải pháp điều trị mất ngủ an toàn và hiệu quả hơn

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc trị mất ngủ không kê đơn và tìm hiểu kỹ về thành phần của thuốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ như melatonin hoặc L- theanine (γ-glutamylethylamide).

Melatonin là một loại hormone được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên. Hormone này điều phối nhịp sinh học và báo cho não bộ biết đã đến giờ đi ngủ khi trời tối. Điều này giúp chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về melatonin ở phụ nữ mang thai và cho con bú nên nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng melatonin.

L-theanine là một loại axit amin có trong lá trà. Mặc dù L-theanine không tạo cảm giác buồn ngủ nhưng một nghiên cứu cho thấy L-theanine có thể cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và tăng chất lượng giấc ngủ, đồng thời giúp thư giãn và giảm lo âu.

Vệ sinh giấc ngủ cũng là một cách để đi vào giấc ngủ dễ hơn và duy trì giấc ngủ sâu vào ban đêm. Các cách vệ sinh giấc ngủ gồm có:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
  • Tránh uống nhiều rượu bia vào buổi tối
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine vào buổi chiều.
  • Không ăn no và vận động mạnh gần giờ đi ngủ
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại trong 2 giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ những thiết bị này sẽ gây khó ngủ. Nếu sử dụng thì nên chuyển sang chế độ ban đêm (ánh sáng vàng) hoặc đeo kính chống ánh sáng xanh.
  • Giữ nhiệt độ trong phòng ngủ mát mẻ bằng cách bật quạt, điều hòa hoặc mở cửa sổ.
  • Loại bỏ các nguồn sáng trong phòng ngủ, kể cả những nguồn sáng nhỏ nhất.
  • Loại bỏ tiếng ồn trong phòng ngủ. Nếu tiếng ồn đến từ bên ngoài, bạn có thể đeo bịt tai hoặc nghe tiếng ồn trắng để át đi tiếng ồn.
  • Thực hiện các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách hoặc thiện trước khi đi ngủ.

Tóm tắt bài viết

Thuốc kháng histamin, chẳng hạn như diphenhydramine và doxylamine succinate, được dùng chủ yếu để làm giảm triệu chứng dị ứng nhưng do gây buồn ngủ nên các loại thuốc này đôi khi được dùng để điều trị mất ngủ.

Thuốc kháng histamin không phải phương pháp điều trị được khuyến nghị cho chứng mất ngủ. Dùng thuốc kháng histamin lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Có nhiều giải pháp an toàn và hiệu quả hơn để cải thiện giấc ngủ, ví dụ như melatonin, vệ sinh giấc ngủ và liệu pháp nhận thức - hành vi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có thể dùng clonidine để trị mất ngủ không?
Có thể dùng clonidine để trị mất ngủ không?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có biểu hiện là khó khi đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Một giải pháp khắc phục tình trạng mất ngủ là dùng thuốc ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Một trong số đó là clonidine.

Thuốc Paxlovid có gây mất ngủ không?
Thuốc Paxlovid có gây mất ngủ không?

Paxlovid là một thuốc được dùng để điều trị bệnh Covid-19. Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng không cho thấy mất ngủ là tác dụng phụ của Paxlovid nhưng nhiều người đã phản ánh về tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn khi dùng loại thuốc này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ?

Không ngủ, dù chỉ một ngày, sẽ gây hại cho sức khỏe. Thời gian không ngủ càng kéo dài thì hậu quả càng nghiêm trọng, từ suy giảm nhận thức, ảo giác cho đến tử vong.

Có được uống rượu khi dùng melatonin không?
Có được uống rượu khi dùng melatonin không?

Thực phẩm chức năng melatonin nói chung là an toàn nhưng không nên uống rượu bia khi dùng melatonin. Uống rượu bia trong khi dùng melatonin có thể gây ra nhiều vấn đề như chóng mặt, lo lắng và giảm khả năng suy nghĩ, ngoài ra còn có thể gây tổn hại gan.

Nguyên nhân và điều trị mất ngủ sau sinh
Nguyên nhân và điều trị mất ngủ sau sinh

Rất nhiều phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Tình trạng này có thể xảy ra ngay từ khi mang bầu hoặc sau khi sinh mới bắt đầu xảy ra. Mất ngủ, đặc biệt là mất ngủ nhiều đêm liên tiếp, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người mẹ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây