1

Có nên dùng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính không?

Có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị chứng mất ngủ mạn tính. Một nhóm thuốc chính là thuốc an thần. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều chỉ là giải pháp tạm thời. Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Có nên dùng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính không? Có nên dùng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính không?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có biểu hiện l khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Mất ngủ được chia thành mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ trong thời gian ngắn, có thể là một đêm đến vài tuần. Mất ngủ mạn tính là tình trạng xảy ra thường xuyên và kéo dài. Sử dụng thuốc ngủ là một cách điều trị mất ngủ mạn tính. Thuốc ngủ giúp điều chỉnh lại thói quen ngủ. Các phương pháp điều trị khác gồm có dùng thực phẩm chức năng và trị liệu hành vi.

Mất ngủ được coi là mạn tính nếu xảy ra từ 3 đêm trở lên trong một tuần và kéo dài trong ít nhất 3 tháng.

Bước đầu tiên về điều trị chứng mất ngủ thường là thay đổi thói quen ngủ, chẳng hạn như cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm. Thuốc ngủ thường là biện pháp cuối cùng và chỉ nên sử dụng thuốc ngủ trong thời gian ngắn.

Thuốc trị mất ngủ không kê đơn

Các loại thuốc không kê đơn dùng để điều trị chứng mất ngủ gồm có:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin vốn được dùng để điều trị dị ứng nhưng một số loại có thể được dùng dưới hình thức ngoài hướng dẫn (off-label) để điều trị chứng mất ngủ. Điều này là do thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Sử dụng ngoài hướng dẫn có nghĩa là một loại thuốc được dùng cho mục đích chưa được phê duyệt (trong trường hợp này là điều trị mất ngủ).

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng histamin điều trị mất ngủ. Trên thực tế, việc dùng thuốc kháng histamin để điều trị mất ngủ không được khuyến khích vì tác dụng an thần của thuốc sẽ giảm nhanh chóng sau một thời gian sử dụng. Thêm nữa, thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ hoặc kích động vào ban ngày.

Melatonin

Melatonin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não. Hormone này điều phối chu kỳ ngủ - thức. Viên uống melatonin chứa dạng tổng hợp của hormone này.

Mặc dù các nghiên cứu chưa chứng minh rằng uống bổ sung melatonin có hiệu quả trong điều trị chứng mất ngủ nhưng điều này có lợi trong một số trường hợp nhất định. Nghiên cứu cho thấy melatonin có thể giúp làm giảm tình trạng mất ngủ do lệch múi giờ.

Viên uống melatonin thường có hàm lượng từ 0,5 – 10 miligam (mg). Viên uống melatonin nói chung là an toàn nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, nhức đầu và chóng mặt.

Thuốc trị mất ngủ kê đơn

Các loại thuốc kê đơn dùng để điều trị chứng mất ngủ gồm có:

Benzodiazepine

Benzodiazepine là nhóm thuốc chống lo âu giúp thư giãn tinh thần và buồn ngủ. Nhưng các loại thuốc này nguy cơ gây lệ thuộc cao và có thể gây ra các triệu chứng cai thuốc nếu ngừng dùng sau khi sử dụng một thời gian dài, nhất là khi ngừng đột ngột. Chỉ nên dùng benzodiazepine trong khoảng 7 – 10 ngày.

Một số loại benzodiazepine được dùng để điều trị mất ngủ gồm có:

Thuốc Quazepam Triazolam Estazolam Temazepam
Tên thương mại

Doral

Halcion Prosom Restoril
Liều dùng 7,5 mg trước khi đi ngủ 0,25 mg trước khi đi ngủ 1 mg khi đi ngủ 10 – 20 mg

Thuốc chủ vận thụ thể benzodiazepine

Thuốc chủ vận thụ thể benzodiazepine phát huy tác dụng nhanh hơn so với các thuốc trong nhóm benzodiazepine và thường ít gây tác dụng phụ hơn. Các loại thuốc chủ vận thụ thể benzodiazepine được dùng để điều trị mất ngủ gồm có:

Thuốc Zolpidem Zaleplon Eszopiclone
Tên thương mại • Ambien
• Edluar
• Intermezzo
• Zolpimist
Sonata Lunesta
Liều dùng 5 mg đối với nữ và 5 – 10 mg đối với nam, uống ngay trước khi đi ngủ 10 mg trước khi đi ngủ

1 – 3 mg trước khi đi ngủ

Thuốc đối kháng thụ thể orexin

Thuốc đối kháng thụ thể orexin ngăn cản hoạt động của orexin, một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác tỉnh táo. Không nên sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài. Các loại thuốc đối kháng thụ thể orexin đã được phê duyệt gồm có:

Thuốc Belsomra Lemborexant Daridorexant
Tên thương mại Suvorexant Dayvigo

Quiviviq

Liều dùng 10 mg, trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ 5 mg trước khi đi ngủ 25 – 50 mg trước khi đi ngủ

Tasimeleon

Tasimelteon (Hetlioz) làm tăng tác dụng của melatonin lên não. Loại thuốc này đã được phê duyệt sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ và hội chứng Smith-Magenis. Liều dùng khuyến nghị là 20 mg, uống trước khi đi ngủ một giờ.

Doxepin

Doxepin (Silenor) ngăn chặn histamin và các thụ thể khác trong não. Liều khuyến nghị để điều trị chứng mất ngủ là 3 – 6 mg trước khi đi ngủ.

Thảo dược và thực phẩm chức năng

Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng thường được dùng để hỗ trợ giấc ngủ gồm có:

  • Rễ cây nữ lang
  • Magie
  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Hoa lạc tiên
  • Glycin
  • Dầu CBD (cannabidiol)

Thay đổi thói quen

Đôi khi, thay đổi thói quen sống có thể giúp cải thiện giấc ngủ:

  • Ngủ trong không gian yên tĩnh, tối và có nhiệt độ dễ chịu
  • Không dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày
  • Không tiêu thụ caffeine, rượu bia và nicotin gần giờ đi ngủ
  • Tập thể dục đều đặn nhưng không tập sát giờ đi ngủ
  • Không ngủ vào ban ngày
  • Hạn chế căng thẳng
  • Không ăn khuya

Liệu pháp nhận thức hành vi

Nếu bạn đã thay đổi thói quen sống mà tình trạng mất ngủ vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể sẽ đề xuất liệu pháp nhận thức - hành vi cho chứng mất ngủ (cognitive behavioral therapy for insomnia - CBT-I). Quá trình trị liệu thường kéo dài 6 - 8 tuần.

Nên thử điều trị bằng CBT-I trước khi dùng thuốc ngủ. Trong quá trình trị liệu, bạn sẽ được hướng dẫn cách:

  • thư giãn tinh thần
  • xác định và chấm dứt những thói quen đang gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • giảm bớt những lo lắng về giấc ngủ

Khi nào nên đi khám?

Mất ngủ mạn tính gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Bạn nên đi khám nếu thường xuyên gặp các triệu chứng dưới đây và đã thử thay đổi thói quen ngủ mà tình hình không cải thiện:

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Thức giấc nhiều lần giữa đêm
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng và khó ngủ lại
  • Không cảm thấy sảng khoái sau khi thức dậy
  • Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày

Tóm tắt bài viết

Bước đầu tiên mà bạn nên thực hiện để điều trị mất ngủ là thay đổi thói quen, ví dụ như duy trì lịch trình ngủ đều đặn và loại bỏ những thói quen gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu không có tác dụng thì có thể thử liệu pháp nhận thức hành vi CBT-I. Nếu tình hình vẫn không cải thiện thì có thể bạn cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trị mất ngủ, chẳng hạn như nhóm thuốc benzodiazepin, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng và không nên sử dụng lâu dài.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài ít nhất 3 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính, từ vấn đề về hô hấp, mãn kinh cho đến thói quen ngủ. Các giải pháp điều trị gồm có trị liệu, dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Có thể dùng clonidine để trị mất ngủ không?
Có thể dùng clonidine để trị mất ngủ không?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có biểu hiện là khó khi đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Một giải pháp khắc phục tình trạng mất ngủ là dùng thuốc ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Một trong số đó là clonidine.

Thuốc Paxlovid có gây mất ngủ không?
Thuốc Paxlovid có gây mất ngủ không?

Paxlovid là một thuốc được dùng để điều trị bệnh Covid-19. Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng không cho thấy mất ngủ là tác dụng phụ của Paxlovid nhưng nhiều người đã phản ánh về tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn khi dùng loại thuốc này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ?

Không ngủ, dù chỉ một ngày, sẽ gây hại cho sức khỏe. Thời gian không ngủ càng kéo dài thì hậu quả càng nghiêm trọng, từ suy giảm nhận thức, ảo giác cho đến tử vong.

Có được uống rượu khi dùng melatonin không?
Có được uống rượu khi dùng melatonin không?

Thực phẩm chức năng melatonin nói chung là an toàn nhưng không nên uống rượu bia khi dùng melatonin. Uống rượu bia trong khi dùng melatonin có thể gây ra nhiều vấn đề như chóng mặt, lo lắng và giảm khả năng suy nghĩ, ngoài ra còn có thể gây tổn hại gan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây