1

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ?

Không ngủ, dù chỉ một ngày, sẽ gây hại cho sức khỏe. Thời gian không ngủ càng kéo dài thì hậu quả càng nghiêm trọng, từ suy giảm nhận thức, ảo giác cho đến tử vong.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ?

Con người có thể thức trong bao lâu?

Khoảng thời gian không ngủ dài nhất được ghi nhận cho đến nay là khoảng 264 giờ, tức hơn 11 ngày liên tục. Kỷ lục này được xác lập vào năm 1964, thuộc về Randy Gardner, lúc đó đang là một học sinh trung học 17 tuổi tại bang California (Mỹ). Mặc dù vẫn chưa rõ chính xác con người có thể thức được trong thời gian tối đa bao lâu nhưng trên thực tế, chỉ cần thiếu ngủ một thời gian ngắn là những tác hại sẽ bắt đầu lộ rõ.

Chỉ sau 3 hoặc 4 đêm không ngủ, bạn có thể sẽ bắt đầu bị ảo giác. Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Suy giảm nhận thức
  • Cáu gắt
  • Ảo tưởng
  • Hoang tưởng
  • Rối loạn tâm thần

Mặc dù tử vong do thiếu ngủ là rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Dưới đây là những gì sẽ xảy ra nếu bạn không ngủ trong 24 giờ trở lên.

Điều gì sẽ xảy ra sau 24 giờ không ngủ?

Không ngủ trong 24 giờ không phải là điều hiếm gặp. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do như ôn thi, chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc chăm sóc người ốm. Mặc dù việc thức suốt cả một đêm sẽ gây mệt mỏi nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, không ngủ một đêm vẫn sẽ gây ra những ảnh hưởng ảnh hưởng nhất định. Các nghiên cứu đã nhận thấy rằng thức liên tục 24 giờ gây ra những tác hại tương đương nồng độ cồn trong máu 0,10%.

Không ngủ trong 24 giờ có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Buồn ngủ
  • Bực bội, cáu gắt
  • Giảm khả năng ra quyết định
  • Giảm khả năng phán đoán
  • Thay đổi nhận thức
  • Trí nhớ kém
  • Giảm thị lực và thính giác
  • Giảm khả năng phối hợp giữa tay và mắt
  • Căng cơ
  • Run tay
  • Tăng nguy cơ tai nạn

Các triệu chứng thiếu ngủ này thường cải thiện hoặc biến mất sau khi ngủ bù.

Điều gì sẽ xảy ra sau 36 giờ không ngủ?

Không ngủ trong 36 giờ sẽ gây ra những tác động lớn lên cơ thể.

Chu kỳ ngủ - thức điều con người phối sự giải phóng một số hormone, gồm có cortisol, insulin và hormone tăng trưởng (growth hormone). Không ngủ trong thời gian dài sẽ làm gián đoạn sự giải phóng các hormone này và làm xáo trộn một số chức năng của cơ thể, gồm có:

  • Cảm giác thèm ăn
  • Sự trao đổi chất
  • Thân nhiệt
  • Tâm trạng
  • Mức độ căng thẳng

Không ngủ trong 36 giờ có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Mất động lực
  • Giảm nhận thức, tỉnh táo, dẫn đến giảm khả năng ra quyết định
  • Giảm khả năng tư duy và lý luận
  • Giảm sự chú ý, tập trung
  • Giảm khả năng ngôn ngữ, chẳng hạn như lựa chọn từ ngữ không phù hơp và diễn đạt kém

Điều gì sẽ xảy ra sau 48 giờ không ngủ?

Sau hai ngày không ngủ, hầu hết mọi người đều khó có thể giữ sự tỉnh táo. Lúc này có thể sẽ xuất hiện hiện tượng “vi ngủ” (microsleep), có nghĩa là những giấc ngủ siêu ngắn hay trạng thái mất ý thức tạm thời. Vào những khoảng thời gian này, não ở trạng thái giống như đang ngủ. Những giấc ngủ siêu ngắn như vậy xảy ra một cách không tự chủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Sau khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy mơ hồ và mất phương hướng.

Thức suốt 48 giờ còn gây rối loạn hệ thống miễn dịch. Nồng độ chất chỉ dấu phản ứng viêm trong máu sẽ tăng cao. Các chất này vốn có vai trò giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị bệnh tật nhưng nồng độ quá cao trong máu sẽ gây hại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên (natural killer cell) giảm khi thiếu ngủ. Những tế bào này có vai trò phản ứng với các tác nhân gây hại, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn.

Điều gì sẽ xảy ra sau 72 giờ không ngủ?

Sau 72 giờ không ngủ, hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không thể chống cự lại cơn buồn ngủ.

Ba ngày không ngủ sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng suy nghĩ, đặc biệt là các chức năng điều hành của não bộ như khả năng làm nhiều việc cùng lúc, ghi nhớ chi tiết và chú ý. Lúc này chức năng não bộ sẽ suy giảm đến mức bạn sẽ không thể hoàn thành ngay cả những việc rất đơn giản.

Cảm xúc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sau một thời gian dài thiếu ngủ, bạn sẽ cảm thấy bực bội, dễ cáu gắt, chán nản, lo lắng hoặc thậm chí hoang tưởng. Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng thiếu ngủ làm giảm khả năng phán đoán cảm xúc của người khác. Trong một nghiên cứu, những người bị không ngủ trong 30 giờ gặp khó khăn trong việc nhận biết nét mặt tức giận và vui vẻ.

Không ngủ trong vài ngày sẽ làm thay đổi đáng kể nhận thức. Bạn có thể sẽ gặp ảo giác, tình trạng nhìn, nghe hoặc cảm thấy những thứ không có thật. Bạn còn có nguy cơ bị ảo tưởng. Ảo tưởng là tình trạng nhận thức sai về một điều gì đó có thật, ví dụ bạn nhìn thấy một bảng hiệu quảng cáo và cho rằng đó là một người.

Thiếu ngủ ảnh hưởng như thế nào đến việc ăn uống?

Thiếu ngủ có thể làm thay đổi cả cảm giác thèm ăn và loại thực phẩm mà bạn thèm. Các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm những loại thực phẩm dễ gây tăng cân. Những loại thực phẩm này thường chứa “calo rỗng”, có nghĩa là nhiều calo nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Ăn những thực phẩm này sẽ càng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.

Ăn uống đủ chất có thể làm giảm phần nào tác hại của việc thiếu ngủ. Vì cơ thể đang bảo tồn năng lượng nên hãy chọn những loại thực phẩm giàu protein nạc, chẳng hạn như các loại hạt, thịt nạc, sản phẩm từ sữa ít béo và đậu phụ. Tránh những nguồn protein chứa nhiều chất béo, chẳng hạn như phô mai và thịt chế biến sẵn. Ăn những thực phẩm này này sẽ khiến bạn càng buồn ngủ hơn.

Mất nước sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng thiếu ngủ, chẳng hạn như uể oải và khó tập trung. Do đó, một điều quan trọng khi bị thiếu ngủ là phải uống nhiều nước.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bị thiếu ngủ trong thời gian dài?

Thi thoảng không ngủ đủ giấc là điều không hiếm gặp nhưng nếu tình trạng xảy ra thường xuyên trong thời gian dài thì sẽ được coi là thiếu ngủ mạn tính.

Ngủ không đủ giấc phổ biến hơn tình trạng thức trắng đêm vì đa số mọi người thường vẫn ngủ được ít nhất vài tiếng mỗi đêm. Thức trắng nhiều đêm liên tục lại càng hiếm gặp.

Thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, cả vấn đề ngắn hạn và vấn đề về lâu dài.

Ngủ không đủ giấc trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như một tuần, có thể gây ra:

  • Lo âu
  • Bồn chồn
  • Tâm trạng không ổn định
  • Buồn ngủ
  • Hay quên
  • Khó tập trung
  • Khó giữ tỉnh táo
  • Suy giảm nhận thức
  • Giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Tăng nguy cơ xảy ra tai nạn

Ngủ không đủ giấc trong thời gian dài có thể làm giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Cao huyết áp
  • Bệnh tim mạch
  • Đột quỵ
  • Béo phì
  • Tiểu đường type 2
  • Bệnh tâm thần

Cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Thời gian cần ngủ mỗi ngày thay đổi theo độ tuổi. Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn và người lớn cần ngủ ít hơn.

CDC đã đưa ra khuyến nghị về thời gian cần ngủ mỗi ngày đối với các nhóm tuổi như sau:

Độ tuổi

Thời gian ngủ hàng ngày
0 - 3 tháng tuổi 14 - 17 giờ
4 - 11 tháng tuổi 12 - 16 giờ
1 - 2 tuổi 11 - 14 giờ
3 - 5 tuổi 10 - 13 giờ
6 - 13 tuổi 9 - 12 giờ
14 - 17 tuổi 8 - 10 giờ
18 tuổi trở lên 7 - 9 giờ

Thời gian ngủ mỗi ngày còn tùy thuộc vào giới tính. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ thường ngủ nhiều hơn một chút so với nam giới, mặc dù lý do của điều này vẫn chưa được làm rõ.

Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Ngoài ngủ đủ số giờ theo khuyến nghị, bạn cần ngủ sâu giấc và không gián đoạn.

Tóm tắt bài viết

Chưa rõ con người có thể sống được bao lâu nếu như không ngủ. Nhưng rõ ràng là chỉ sau khoảng 36 giờ không ngủ là các vấn đề nghiêm trọng đã bắt đầu xảy ra, gồm có giảm khả năng suy nghĩ, ngôn ngữ, ra quyết định và gặp ảo giác.

Việc lâu lâu ngủ không đủ giấc hoặc thức trắng đêm sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về lâu dài nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Nếu bạn hay phải thức đêm vì một lý do nào đó, ví dụ như công việc thì nên hỏi bác sĩ về những cách để giảm thiếu tác hại của điều này đến sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến với biểu hiện là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu, tinh thần không sảng khoái mà vẫn cảm thấy uể oải, buồn ngủ sau khi ngủ dậy và cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ban ngày.

Có nên dùng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính không?
Có nên dùng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính không?

Có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị chứng mất ngủ mạn tính. Một nhóm thuốc chính là thuốc an thần. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều chỉ là giải pháp tạm thời. Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Những điều cần biết về chứng mất ngủ
Những điều cần biết về chứng mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Mất ngủ khiến cho bạn không ngủ đủ giấc để hồi phục sau một ngày dài làm việc, học tập. Nguyên nhân gây mất ngủ có thể là do lo lắng, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, lệch múi giờ, một số thói quen sống hoặc do vấn đề sức khỏe mạn tính. Các phương pháp điều trị gồm có trị liệu, dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây