1

Có thể dùng clonidine để trị mất ngủ không?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có biểu hiện là khó khi đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Một giải pháp khắc phục tình trạng mất ngủ là dùng thuốc ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Một trong số đó là clonidine.
Có thể dùng clonidine để trị mất ngủ không? Có thể dùng clonidine để trị mất ngủ không?

Clonidine chủ yếu được sử dụng để điều trị cao huyết áp (tăng huyết áp) nhưng còn được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Clonidine chưa được phê duyệt sử dụng cho chứng mất ngủ.

Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ của clonidine là gây buồn ngủ. Kết quả của một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy clonidine có thể điều trị chứng mất ngủ ở trẻ bị ADHD nhưng những thử nghiệm lâm sàng này còn nhiều hạn chế.

Clonidine có tác dụng trị mất ngủ không?

Clonidine gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ. Một số nghiên cứu đã thử dùng clonidin để điều trị chứng mất ngủ nhưng các nghiên cứu này đều được thực hiện trên trẻ em bị ADHD. Theo một phân tích tổng hợp, các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng clonidine có thể giúp trẻ bị ADHD đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ít thức giấc vào ban đêm hơn.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa cung cấp đủ thông tin để khẳng định clonidine là một phương pháp điều trị mất ngủ an toàn và hiệu quả, kể cả ở trẻ bị ADHD. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào về tác dụng trị mất ngủ của clonidin ở người lớn. Do đó chưa thể kết luận clonidin có tác dụng trị chứng mất ngủ hay không.

Các phương pháp điều trị mất ngủ khác

Bước đầu tiên cần thực hiện để khắc phục tình trạng mất ngủ là thay đổi lối sống, ví dụ như:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày
  • Chỉ sử dụng phòng ngủ để ngủ
  • Ngủ trong phòng tối, mát mẻ và yên tĩnh
  • Không uống caffeine vào buổi chiều
  • Không ăn uống sát giờ ngủ
  • Không xem TV trong phòng ngủ
  • Không dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ
  • Không ngủ vào ban ngày, nhất là buổi chiều

Nếu đã thực hiện những thay đổi lối sống này mà tình trạng mất ngủ vẫn không cải thiện thì bạn nên đi khám. Có thể bác sĩ sẽ kê thuốc ngủ. Đã có nhiều loại thuốc được phê duyệt để điều trị chứng mất ngủ. Mặc dù đây là một giải pháp có hiệu quả nhanh chóng nhưng không nên sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài vì điều này sẽ gây hại cho sức khỏe.

Tác dụng phụ của clonidin

Ngoài buồn ngủ, clonidine còn có những tác dụng phụ khác. Các tác dụng phụ nhẹ gồm có:

  • Khô miệng
  • Khô mắt
  • Chóng mặt
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Đau đầu

Mặc dù rất hiếm nhưng clonidine có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Tăng huyết áp, sau đó là tụt huyết áp
  • Rối loạn nhịp tim
  • Hạ huyết áp tư thế đứng, gây chóng mặt
  • Mất ý thức
  • Nhịp thở chậm hoặc khó thở
  • Đau ngực
  • Ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những điều không có thật)

Thông tin thêm về clonidine

Clonidine thuộc nhóm thuốc chủ vận alpha trung ương. Clonidine kích thích một số thụ thể trong thân não. Điều này làm giảm nhịp tim và huyết áp. Clonidine còn tác động đến một phần khác của não là vỏ não trước trán. Đây là phần não bộ có vai trò điều chỉnh hành vi, sự chú ý và bộc lộ cảm xúc.

Nhờ khả năng tác động đến vỏ não trước trán nên clonidine là một phương pháp điều trị ADHD hiệu quả ở người từ 6 tuổi trở lên.

Clonidine có nhiều dạng bào chế, gồm có viên nén phóng thích tức thì, viên nén phóng thích kéo dài và miếng dán. Clonidine dạng viên nén phóng thích tức thì và miếng dán được sử dụng để điều trị cao huyết áp. Clonidine dạng viên nén phóng thích kéo dài được sử dụng cho trẻ em để điều trị ADHD.

Kết luận

Clonidine hiện mới được phê duyệt để điều trị cao huyết áp và ADHD. Chưa có đủ bằng chứng chứng minh hiệu quả điều trị mất ngủ của loại thuốc này. Mặc dù clonidine gây buồn ngủ nhưng lại đi kèm nhiều tác dụng phụ khác. Có nhiều loại thuốc khác an toàn hơn đã được phê duyệt để điều trị chứng mất ngủ.

Nếu bị mất ngủ, trước tiên bạn nên thay đổi lối sống. Khi những cách này không hiệu quả thì mới cân nhắc dùng thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì đối với hội chứng ruột kích thích (IBS)?
Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì đối với hội chứng ruột kích thích (IBS)?

Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.

Ứng Dụng Mới Cho Y Học Tái Tạo - Chất Tiết Tế Bào Gốc Exosome
Ứng Dụng Mới Cho Y Học Tái Tạo - Chất Tiết Tế Bào Gốc Exosome

Y học tái tạo đang thu hút sự chú ý trong cộng đồng Y khoa Quốc tế với việc nghiên cứu về khả năng tự chữa lành và tái tạo của cơ thể con người. Một phương pháp tiên tiến là sử dụng chất tiết tế bào gốc Exosomes, giúp hỗ trợ quá trình lành và tái tạo cơ thể.

Mất ngủ có tự hết không?
Mất ngủ có tự hết không?

Một số thay đổi về thói quen sống có thể giúp khắc phục tình trạng mất ngủ cấp tính nhưng chứng mất ngủ mạn tính thường phải điều trị bằng thuốc hoặc trị liệu.

Tập thể dục trước khi đi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Tập thể dục trước khi đi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?

Tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như cải thiện giấc ngủ, thư giãn tinh thần, giảm lo âu, căng thẳng và điều hòa đồng hồ sinh học. Tập thể dục sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và khi thân nhiệt giảm, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Thuốc Paxlovid có gây mất ngủ không?
Thuốc Paxlovid có gây mất ngủ không?

Paxlovid là một thuốc được dùng để điều trị bệnh Covid-19. Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng không cho thấy mất ngủ là tác dụng phụ của Paxlovid nhưng nhiều người đã phản ánh về tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn khi dùng loại thuốc này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây