1

Nguyên nhân gây mất ngủ ở nam giới

Bất kỳ ai cũng có thể bị mất ngủ. Mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng tư duy, tập trung và các hoạt động trong ngày. Nếu kéo dài, tình trạng mất ngủ sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Chứng mất ngủ ở nam giới có thể là do nguyên nhân gây ra và có nhiều cách để khắc phục.
mat ngu nam giôi Nguyên nhân gây mất ngủ ở nam giới

Mất ngủ ở nam giới và phụ nữ

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Mặc dù triệu chứng mất ngủ ở nam giới và phụ nữ là giống nhau nhưng tác động của tình trạng mất ngủ ở hai giới là khác nhau.

Ví dụ, mất ngủ làm tăng nguy cơ trầm cảm. Theo nghiên cứu, tỷ lệ nam giới đi khám khi có các dấu hiệu trầm cảm thấp hơn phụ nữ. (1)

Nam giới cũng ít khi đi khám và tìm cách điều trị mất ngủ hơn.

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, gồm có bệnh tiểu đường type 2 và cao huyết áp. (2) Cả hai vấn đề này đều phổ biến hơn ở nam giới và nam giới có một số yếu tố càng làm tăng thêm nguy cơ.

Mất ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới. (3)

Nguyên nhân gây mất ngủ ở nam giới

Mất ngủ có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như căng thẳng, lo lắng, lịch trình làm việc bận rộn hoặc một thay đổi gần đây trong cuộc sống.

Mất ngủ cũng có thể là do những thói quen hàng ngày. Ngủ nhiều vào ban ngày, uống caffeine hoặc rượu bia gần giờ đi ngủ, dùng điện thoại hoặc máy tính vào ban đêm, ăn khuya hay lịch trình ngủ không đều đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Các rối loạn giấc ngủ khác cũng có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng ngủ rũ là những vấn đề thường gặp ở nam giới. Những vấn đề này làm tăng nguy cơ mất ngủ.

Theo nghiên cứu, nam giới có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (delayed sleep phase syndrome) cao hơn phụ nữ. Ở những người bị hội chứng này, đồng hồ sinh học bị xáo trộn, dẫn đến không thể ngủ được cho dù cảm thấy rất mệt.

Những ai có nguy cơ bị mất ngủ cao nhất?

Bất kỳ ai cũng có thể bị mất ngủ nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ, trong đó có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, gồm có giới tính, tuổi tác và di truyền.

Phụ nữ có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn nam giới và nguy cơ mất ngủ tăng theo tuổi tác. Những người có người thân trong gia đình bị mất ngủ sẽ dễ bị mất ngủ hơn.

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ gồm có:

  • Căng thẳng và lo âu
  • Trầm cảm
  • Hội chứng chân không yên
  • Các bệnh gây đau mạn tính
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hen suyễn
  • Tiểu đường
  • Bệnh tim mạch
  • Cường giáp
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer
  • Ung thư

Một số loại thuốc cũng có thể gây cản trở giấc ngủ, ví dụ như:

  • Thuốc giảm đau và các loại thuốc khác chứa caffeine
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
  • theophylline, albuterol và các loại thuốc trị hen suyễn khác
  • prednisone và các loại steroid khác

Chứng mất ngủ được chẩn đoán bằng cách nào?

Nhiều người, nhất là nam giới, không biết rằng mình bị chứng mất ngủ. Bạn nên đi khám nếu thường xuyên có những triệu chứng dưới đây:

  • Khó hoặc không thể đi vào giấc ngủ
  • Ngủ chập chờn và thức giấc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm và không ngủ lại được
  • Vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy
  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Giảm khả năng tập trung và suy nghĩ trong ngày
  • Bực bội, dễ cáu gắt do thiếu ngủ

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, các thông tin liên quan đến giấc ngủ và bệnh sử.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và yêu cầu làm một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự hoặc tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ.

Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ghi nhật ký giấc ngủ và mang theo vào lần khám tiếp theo.

Điều trị mất ngủ

Mất ngủ cấp tính (ngắn hạn) đa phần có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen sống:

  • Hạn chế hoặc không uống rượu bia và caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ
  • Không ăn khuya
  • Tăng cường vận động trong ngày
  • Không tập thể dục cường độ cao trong vòng 1 - 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không dùng điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác ít nhất một giờ trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ gây tỉnh táo.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày, kể cả vào ngày nghỉ. Cho dù đêm hôm trước ngủ muộn thì cũng không ngủ thêm vào buổi sáng.
  • Không ngủ vào ban ngày.

Nếu đã thực hiện những thay đổi này mà tình trạng mất ngủ không cải thiện sau vài tuần thì bạn nên đi khám. Có thể bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị mất ngủ. Không nên sử dụng thuốc ngủ quá 2 – 3 tuần liên tục.

Một giải pháp không cần dùng thuốc để điều trị mất ngủ là liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavior therapy). Nghiên cứu đã chứng minh liệu pháp này có hiệu quả tương đương mà lại an toàn hơn thuốc ngủ.

Tóm tắt bài viết

Mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, khả năng tập trung và hoạt động trong ngày. Cơ thể cần được nghỉ ngơi đủ hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt. Giống như ở phụ nữ, mất ngủ ở nam giới cũng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra như căng thẳng, thói quen sống hoặc vấn đề về sức khỏe. Các giải pháp để điều trị chứng mất ngủ gồm có thay đổi các thói quen gây cản trở giấc ngủ, dùng thuốc và liệu pháp nhận thức hành vi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân gây thức dậy quá sớm và cách khắc phục
Nguyên nhân gây thức dậy quá sớm và cách khắc phục

Thức dậy quá sớm là vấn đề mà mọi người đều gặp phải ít nhất một lần. Điều này có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra.

Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài ít nhất 3 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính, từ vấn đề về hô hấp, mãn kinh cho đến thói quen ngủ. Các giải pháp điều trị gồm có trị liệu, dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ giữa đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ giữa đêm là một vấn đề vô cùng phổ biến và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Mất ngủ giữa đêm có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và cũng có nhiều giải pháp khắc phục.

Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến với biểu hiện là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu, tinh thần không sảng khoái mà vẫn cảm thấy uể oải, buồn ngủ sau khi ngủ dậy và cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ban ngày.

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ
Các nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ gồm có thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và hội chứng chân không yên.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây