Tin tức Tiểu Không Tự Chủ
Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu một cách không kiểm soát. Đây là một vấn đề phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách điều trị. Một số thay đổi về lối sống có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và giảm tình trạng tiểu không tự chủ.
Thuốc kháng cholinergic được dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, gồm có tiểu không tự chủ và một số loại ngộ độc. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ do giảm sản xuất nước tiểu, tiêu hóa, chất nhầy và nước bọt. Cùng tìm hiểu về công dụng, cơ chế tác dụng, danh sách các loại thuốc trong nhóm thuốc kháng cholinergic và tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Thực phẩm có tính axit, chất làm ngọt nhân tạo và một số loại thực phẩm khác có thể góp phần làm tăng các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Solifenacin được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt (OAB), gồm có buồn tiểu đột ngột, đi tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ.
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế như dùng thuốc, các phương pháp điều trị thay thế như thực phẩm chức năng, thảo dược, liệu pháp hành vi, châm cứu, phản hồi sinh học cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện là khó khăn khi đại tiện, phân nhỏ, cứng, đại tiện không hết và đại tiện dưới ba lần một tuần. Bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang co thắt không tự chủ, gây tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Đây là một vấn đề về chức năng bàng quang. Táo bón và bàng quang tăng hoạt thường xảy ra cùng nhau. Táo bón làm tăng nguy cơ bàng quang tăng hoạt và ngược lại.
Bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương thường xảy ra cùng nhau. Hai vấn đề này có chung một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và nghiên cứu cho thấy cả hai có mối liên hệ với nhau.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) có thể xảy ra do lão hóa, mang thai, mãn kinh, chế độ ăn uống hoặc một bệnh lý tiềm ẩn. Các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu són gây gián đoạn cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều cách khắc phục bàng quang tăng hoạt.
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng xảy ra khi cơ bàng quang co thắt bất thường, gây buồn tiểu đột ngột, tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ. Mặc dù không có cách nào có thể chữa khỏi bàng quang tăng hoạt nhưng điều đó không có nghĩa là những người bị hội chứng này phóa chấp nhận sống chung với các triệu chứng khó chịu, phiền toái. Có rất nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, trong đó có những cách đơn giản như dùng thuốc không kê đơn và thảo dược.
Một giải pháp điều trị chứng tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt là vật lý trị liệu sàn chậu. Trong phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách phối hợp các cơ sàn chậu và bàng quang thông qua các bài tập như Kegel.
Bàng quang thần kinh là một thuật ngữ được dùng để chỉ hai vấn đề xảy ra do rối loạn hoạt động của các cơ và dây thần kinh trong bàng quang, đây là các cơ và dây thần kinh kiểm soát khả năng chứa và đào thải nước tiểu.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là một tình trạng mạn tính với các triệu chứng có thể làm gián đoạn các hoạt động bình thường vào ban ngày và gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu về thể chất, bàng quang tăng hoạt còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Mặc dù tình trạng này thường có thể điều trị được nhưng việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp có thể sẽ mất thời gian.
Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Co nhiều loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thuốc kháng cholinergic và thuốc làm giãn cơ bàng quang.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co thắt không tự chủ, gây cảm giác buồn tiểu liên tục, ngay cả khi bàng quang không đầy. Điều chỉnh chế độ ăn uống là một cách để kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm gây kích thích điện thần kinh và ăn những thực phẩm có lợi cho bàng quang.
Tiêm Botox không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp để làm giảm nếp nhăn. Vào năm 2013, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các mục đích sử dụng khác của Botox, trong đó có điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB).
Mirabegron được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Mirabegron có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với solifenacin.
Nếu bạn bị bàng quang tăng hoạt (OAB), việc hiểu được nguyên nhân sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng tốt hơn. Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ các yếu tố về lối sống cho đến các bệnh lý tiềm ẩn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt. Ở những người béo phì và bị bàng quang tăng hoạt, giảm cân có thể giúp cải thiện các triệu chứng.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.
Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.
Oxybutynin được sử dụng để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Oxybutynin dạng phóng thích kéo dài còn được sử dụng cho cả trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị bàng quang tăng hoạt do các bệnh lý thần kinh như nứt đốt sống.
Miếng dán oxybutynin là một giải pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Miếng dán oxybutynin có thể giúp làm giãn cơ bàng quang và giảm các triệu chứng. Miếng dán được đặt trên da, hoạt chất oxybutyninsẽ thẩm thấu qua da, giúp làm giảm tần suất buồn tiểu và giảm tình trạng tiểu gấp.
Mặc dù bàng quang tăng hoạt là một vấn đề rất phổ biến ở người cao tuổi và phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh nhưng đây không phải là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa hay sinh nở. Bàng quang tăng hoạt sẽ không tự khỏi nhưng có thể điều trị bằng các phương pháp như dùng thuốc, tập cơ sàn chậu, rèn luyện bàng quang,…
Ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể. Điều này khiến các mô hỗ trợ tạng chậu trở nên suy yếu và có thể dẫn đến chứng bàng quang tăng hoạt.
Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.
Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).
Có thể kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt bằng các biện pháp khắc phục tại nhà như thảo dược, tập luyện và liệu pháp hành vi.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.