Các phương pháp điều trị thay thế cho hội chứng bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng mạn tính có triệu chứng đặc trưng là buồn tiểu đột ngột ngay cả khi bàng quang không đầy, đi tiểu nhiều lần và đôi khi cả tiểu không tự chủ.
Có một số phương pháp điều trị thay thế giúp giải quyết trực tiếp các triệu chứng bàng quang tăng hoạt hoặc cải thiện sức khỏe của đường tiết niệu.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các phương pháp điều trị thay thế không hiệu quả bằng các phương pháp điều trị truyền thống như rèn luyện bàng quang và bài tập Kegel.
Nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị thay thế nào. Một số phương pháp điều trị thay thế có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc đang dùng. Không nên sử dụng các phương pháp điều trị này thay cho các phương pháp điều trị truyền thống mà chỉ nên kết hợp cùng để tăng hiệu quả.
Thực phẩm chức năng và thảo dược
Lưu ý, thực phẩm chức năng và thảo dược cho dù có nguồn gốc tự nhiên thì vẫn có thể tương tác với các loại thuốc đang dùng hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược hay thực phẩm chức năng nào.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chức năng và thảo dược có thể giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Magie hydroxit
Một số nghiên cứu cho thấy magie hydroxit (magnesium hydroxide) có thể làm giảm các cơn co thắt cơ bàng quang không tự chủ - nguyên nhân gây ra các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy magie hydroxit cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở phụ nữ. Nhưng magie hydroxit có thể gây tác dụng phụ là nôn mửa, tiêu chảy và chuột rút.
L-arginine
L-arginine là một loại axit amin được cơ thể chuyển hóa thành oxit nitric. Oxit nitric đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của đường tiết niệu dưới.
Một nghiên cứu cho thấy rằng Edicare, một loại thực phẩm chức năng chứa 115 miligam L-arginine, có thể giúp giảm tình trạng bàng quang tăng hoạt ở người lớn tuổi. Các sản phẩm thực phẩm chức năng L-arginine khá phổ biến. L-arginine còn có tự nhiên trong các loại thực phẩm như:
- Thịt
- Cá
- Các sản phẩm từ sữa
- Hạt và quả hạch như quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt bí
- Dừa
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại đậu
Tuy nhiên, người có các vấn đề sức khỏe dưới đây không nên sử dụng L-arginine:
- Dị ứng arginine
- Rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu
- Bệnh tiểu đường hoặc hạ đường huyết
- Tăng kali máu (nồng độ kali trong máu cao)
- Rối loạn hệ miễn dịch
Trẻ em và phụ nữ mang thai cũng nên tránh L-arginine do chưa có bằng chứng về tính an toàn của ở L-arginine những nhóm đối tượng này.
Hạt bí
Chiết xuất hạt bí ngô là một phương pháp điều trị tự nhiên cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng dầu hạt bí ngô có thể điều trị hoặc ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt và các vấn đề về tiết niệu khác. Các nghiên cứu về lợi ích này hạt bí hiện vẫn đang được tiến hành.
Cây vấn vương
Cây vấn vương (cleaver, tên khoa học là Galium aparine L.) là một loài cây thân thảo đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước để điều trị các bệnh ngoài da. Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy loài cây này có chứa các chất có tác dụng kích thích chức năng miễn dịch trong da. Cây vấn vương còn có đặc tính chống viêm và lợi tiểu, điều này có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt của loại thảo dược này.
Các loại thảo dược và thực phẩm chức năng khác
Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng được cho là có lợi cho người bị bàng quang tăng hoạt còn có:
- Gosha-jinki-gan, một phương thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc gồm 10 loại thảo dược khác nhau. Gosha-jinki-gan đã được chứng minh là có thể giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt nhưng có thể gây tác dụng phụ buồn nôn và tiêu chảy
- Râu ngô (chưa có nghiên cứu trực tiếp về lợi ích đối với chứng bàng quang tăng hoạt)
- Capsaicin (chưa có nghiên cứu trực tiếp về lợi ích đối với chứng bàng quang tăng hoạt)
- Kohki (chưa có nghiên cứu trên người)
Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt
Các phương pháp trị liệu
Các phương pháp trị liệu sau đây có thể làm dịu các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Liệu pháp mường tượng có định hướng
Mường tượng có định hướng (guided imagery) là một hình thức trị liệu nhận thức giúp thay đổi cách suy nghĩ. Chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh cách đạt đến trạng thái thư giãn tâm trí thông qua hình ảnh và suy nghĩ.
Liệu pháp mường tượng có định hướng thường sử dụng âm nhạc êm dịu với âm thanh tự nhiên. Phương pháp này có thể giúp thư giãn tâm trí và giúp người bệnh đối phó với các vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Mường tượng có định hướng giúp ích cho việc làm giãn cơ bàng quang và giảm tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu gấp.
Liệu pháp phản hồi sinh học
Phản hồi sinh học (biofeedback) là một kỹ thuật sửa đổi hành vi giúp người bệnh học cách kiểm soát các chức năng của cơ thể. Liệu pháp phản hồi sinh học có thể giúp người bệnh rèn luyện bàng quang và củng cố cơ sàn chậu để giảm nguy cơ tiểu không tự chủ.
Trong liệu pháp phản hồi sinh học, chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng các điện cực để ghi lại hoạt động của cơ, thông tin thu được sẽ hiển thị trên màn hình, qua đó giúp xác định chính xác cơ sàn chậu và giúp việc tập cơ sàn chậu có hiệu quả cao hơn. Người bệnh có thể dựa trên tín hiệu phản hồi thu được để học cách kiểm soát bàng quang tốt hơn.
Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp điều trị được sử dụng trong y học cổ truyền, trong đó sử dụng kim rất mảnh đâm vào những vị trí cụ thể trên cơ thể nhằm cải thiện dòng chảy năng lượng bên trong cơ thể. Người bệnh cần điều trị nhiều lần cho đến khi các triệu chứng cải thiện.
Can thiệp tâm trí
Can thiệp tâm trí có thể giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Một số hình thức can thiệp tâm trí gồm có:
- Liệu pháp hành vi
- Liệu pháp thôi miên
- Thiền kết hợp tượng tượng và thư giãn
Nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp thôi miên không hiệu quả khi được thực hiện một mình. Một nghiên cứu về liệu pháp thôi miên và liệu pháp hành vi cho thấy rằng kết hợp hai liệu pháp này có thể cải thiện cảm giác của bệnh nhân về các triệu chứng bàng quang tăng hoạt nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng điều này.
Tóm tắt bài viết
Có nhiều phương pháp điều trị thay thế cho hội chứng bàng quang tăng hoạt nhưng hiệu quả của các phương pháp điều trị này vẫn chưa được khoa học chứng minh. Có thể thử các phương pháp điều trị thay thế kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống.
Có thể kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt bằng các biện pháp khắc phục tại nhà như thảo dược, tập luyện và liệu pháp hành vi.
Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - bàng quang tăng hoạt) là một nhóm các triệu chứng về tiết niệu, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp – tình trạng đột ngột buồn tiểu dữ dội. Đây là một vấn đề phổ biến. Ước tính có khoảng 16% dân số thế giới bị bàng quang tăng hoạt, tỷ lệ mắc ở nam giới và nữ giới là tương đương nhau.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.
Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).