1

Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.
Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt

Rèn luyện bàng quang là gì và được thực hiện khi nào?

Nước tiểu sau khi được tạo ra ở thận sẽ chảy qua niệu quản vào bàng quang. Bàng quang sẽ đầy dần và có thể chứa khoảng 1 lít nước tiểu. Khi bàng quang đầy, các dây thần kinh sẽ phát tín hiệu đến não bộ và ngay lập tức não sẽ phát tín hiệu báo cho chúng ta biết đã đến lúc cần đi tiểu.

Khi đi tiểu, các cơ bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể qua niệu đạo. Hầu hết mọi người đi tiểu khoảng 4 đến 7 lần mỗi ngày.

Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định nhưng bàng quang tăng hoạt xảy ra do cơ bàng quang hoạt động quá mức. Cơ bàng quang co bóp không tự chủ sẽ dẫn đến:

  • Tiểu gấp
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Tiểu không tự chủ hay són tiểu

Hầu hết mọi người thường vào nhà vệ sinh ngay lập tức khi cảm thấy buồn đi tiểu. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang và khiến cho tình trạng bàng quang tăng hoạt ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Rèn luyện bàng quang giúp bàng quang giữ nước tiểu tốt hơn và kéo dài khoảng cách giữa các lần đi vệ sinh.

Cách thực hiện

Mục đích của rèn luyện bàng quang là tăng dần khoảng cách giữa các lần đi tiểu và giảm số lần đi tiểu trong ngày. Có một số bước mà bạn cần thực hiện để đạt được điều này.

Thiết lập thói quen đi tiểu

Một phần quan trọng trong quá trình rèn luyện bàng quang là đi vệ sinh vào những thời điểm cách đều nhau trong ngày. Điều này nhằm làm cho bàng quang “quen” với một tần suất đi tiểu nhất định. Theo thời gian, khoảng cách giữa các lần đi vệ sinh sẽ tăng dần.

Ví dụ, nếu bạn cần phải đi tiểu khoảng 30 phút một lần thì ban đầu hãy cố gắng nhịn tiểu thêm 15 phút mỗi khi cảm thấy buồn tiểu để tăng khoảng cách giữa các lần đi tiểu lên 45 phút.

Theo thời gian, hãy tăng dần thời gian nhịn tiểu thêm 20, 25 rồi 30 phút,... Cố gắng đạt đến mục tiêu khoảng 3 đến 4 giờ mới phải đi vệ sinh một lần.

Khi đến thời điểm có thể đi tiểu, đừng nên vội vã vào nhà vệ sinh mà hãy cố gắng đi bình thường. Điều này sẽ giúp làm giảm bớt cảm giác buồn tiểu gấp mỗi khi đến giờ đi vệ sinh.

Đánh lạc hướng bản thân

Trong quá trình rèn luyện bàng quang, bạn sẽ phải nhịn tiểu và chống lại sự thôi thúc vào nhà vệ sinh ngay lập tức khi cảm thấy buồn tiểu. Ban đầu, điều này sẽ hơi khó khăn nhưng bạn có thể thử các biện pháp sau đây để đánh lạc hướng bản thân và giảm bớt cảm giác buồn tiểu.

  • Bài tập sàn chậu: Các bài tập cơ sàn chậu như Kegel giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ kiểm soát việc tiểu tiện. Siết cơ sàn chậu khi buồn tiểu sẽ giúp giữ nước tiểu lại trong bàng quang và làm giảm cảm giác buồn tiểu.
  • Hít thở sâu: Thực hiện bài tập hít thở sâu có thể giúp cơ thể bớt căng thẳng khi cảm thấy buồn tiểu.
  • Đừng hoặc ngồi yên. Chuyển động đôi khi có thể làm tăng cảm giác buồn tiểu. Khi cảm thấy buồn tiểu, hãy đứng yên hoặc ngồi xuống một bề mặt cứng để giảm cảm giác này. Bắt chéo chân cũng có thể giúp giảm buồn tiểu.
  • Làm một việc khác: Làm những việc như xem TV, đọc sách hoặc đếm ngược từ 100 có thể giúp tạm thời quên đi cảm giác buồn tiểu.

Không phải biện pháp đánh lạc hướng nào cũng có hiệu quả với tất cả mọi người. Hãy thử nhiều cách khác nhau cho đến khi tìm ra cách hiệu quả nhất với mình.

Điều chỉnh thói quen uống nước

Đa số mọi người đều cho rằng uống ít nước sẽ giúp giảm tần suất đi tiểu. Tuy nhiên, vẫn phải uống đủ nước trong suốt cả ngày.

Uống đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề như mất nước, táo bón và nhiễm trùng đường tiết niệu. Và trên thực tế, uống đủ nước còn có lợi cho việc rèn luyện bàng quang.

Bàng quang cần phải đầy thì việc rèn luyện bàng quang mới có hiệu quả. Ngoài ra, khi không uống đủ nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc và có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang, điều này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Để tránh phải thức giấc nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu, hãy giảm hoặc ngừng uống nước hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, hạn chế hoặc tránh các loại đồ uống có thể gây kích thích bàng quang, chẳng hạn như:

  • Đồ uống chứa caffein như cà phê, trà và nước tăng lực
  • Rượu bia
  • Nước có ga
  • Đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo aspartame
  • Nước ép trái cây họ cam quýt như cam, chanh bưởi

Ghi nhật ký đi tiểu

Điều quan trọng là phải ghi nhật ký trong quá trình rèn luyện bàng quang. Điều này sẽ giúp cả bạn và bác sĩ cùng theo dõi tiến trình. Hãy ghi lại những thông tin như:

  • Thời điểm đi vệ sinh
  • Lượng nước tiểu
  • Khoảng cách giữa các lần đi vệ sinh
  • Những lúc bị són tiểu (xảy ra vào lúc nào, do điều gì gây ra)
  • Loại và lượng nước uống trong suốt cả ngày

Các lợi ích của rèn luyện bàng quang

Rèn luyện bàng quang mang lại một số lợi ích, gồm có:

  • Cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang
  • Tăng khoảng cách giữa các lần đi vệ sinh (giảm tần suất đi vệ sinh)
  • Giảm tình trạng tiểu gấp, tiểu không tự chủ và đi tiểu về đêm
  • Giảm bớt lo âu, căng thẳng do bàng quang tăng hoạt và cải thiện chất lượng cuộc sống

Rèn luyện bàng quang là phương pháp giúp ích rất lớn cho những người bị hội chứng bàng quang tăng. Trên thực tế, trong một nghiên cứu khảo sát vào năm 2020 với sự tham gia của 213 chuyên gia chăm sóc sức khỏe, 88% cho biết họ cảm thấy việc rèn luyện bàng quang vừa quan trọng vừa hiệu quả trong việc kiểm soát chứng bàng quang tăng hoạt.

Câu hỏi thường gặp về rèn luyện bàng quang

Dưới đây là lời giải đáp cho một số thắc mắc thường gặp về phương pháp rèn luyện bàng quang để khắc phục chứng bàng quang tăng hoạt.

Rèn luyện bàng quang có tác dụng gì?

Rèn luyện bàng quang giúp tăng cường cơ bàng quang. Điều này giúp bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn và nhờ đó giảm số lần đi vệ sinh trong ngày.

Quá trình rèn luyện bàng quang mất bao lâu?

Quá trình rèn luyện bàng quang ở mỗi người là khác nhau vì còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bàng quang tăng hoạt và khả năng giữ nước tiểu của bàng quang. Nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2020, quá trình rèn luyện bàng quang thường kéo dài từ 8 đến 12 tuần. (1)

Rèn luyện bàng quang có hiệu quả không?

Rèn luyện bàng quang là một cách hiệu quả để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.

Một nghiên cứu vào năm 2013 được thực hiện trên 85 người mắc chứng bàng quang tăng hoạt cho thấy việc rèn luyện bàng quang giúp làm giảm tần suất đi tiểu, tiểu gấp và tiểu đêm. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng rèn luyện bàng quang giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. (2)

Một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ cũng cho thấy kết quả tương tự. Những người tham gia đã cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tần suất đi tiểu và tình trạng tiểu không tự chủ sau một thời gian rèn luyện bàng quang.

Rèn luyện bàng quang sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu được kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2020 cho thấy rằng rèn luyện bàng quang sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback), kích thích điện hoặc cả hai. (3)

Rèn luyện bàng quang có an toàn không?

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2021, các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt dựa trên hành vi và lối sống nói chung đều rất an toàn, có rủi ro thấp. Các phương pháp này bao gồm cả rèn luyện bàng quang.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi nhịn tiểu, đặc biệt là khi mới bắt đầu rèn luyện bàng quang hoặc khi tăng thời gian nhịn tiểu. Các biện phá đánh lạc hướng bản thân kể trên có thể giúp làm giảm cảm giác này.

Rèn luyện bàng quang có gây nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Việc thường xuyên nhịn tiểu trong thời gian dài có thể góp phần gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Lý do là bởi khi nước tiểu tích tụ trong bàng quang quá lâu, vi khuẩn sẽ không được đào thải ra ngoài mà sinh sôi trong đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu khi rèn luyện bàng quang là rất thấp. Mặc dù bạn cần phải nhịn tiểu khi rèn luyện bàng quang nhưng trên thực tế, khoảng thời gian nhịn tiểu này là hoàn toàn bình thường.

Tần suất đi tiểu khuyến nghị là cách 3 đến 4 giờ một lần. Đây chính là mục tiêu của việc rèn luyện bàng quang.

Tóm tắt bài viết

Rèn luyện bàng quang là một trong những phương pháp điều trị chính cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Phương pháp này nhằm mục đích “rèn” bàng quang giữ nước tiểu lâu hơn. Điều này giúp giảm số lần phải đi vệ sinh trong ngày.

Ngoài việc tạo thói quen đi tiểu vào những thời điểm cách đều nhau, quá trình rèn luyện bàng quang còn có các phần khác, gồm có sử dụng các biện pháp đánh lạc hướng bản thân, điều chỉnh thói quen uống nước và ghi nhật ký đi tiểu.

Rèn luyện bàng quang là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Có thể kết hợp rèn luyện bàng quang với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp phản hồi sinh học hay kích thích điện để có hiệu quả cao hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?
Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng miếng dán oxybutynin có hiệu quả không?
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng miếng dán oxybutynin có hiệu quả không?

Miếng dán oxybutynin là một giải pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Miếng dán oxybutynin có thể giúp làm giãn cơ bàng quang và giảm các triệu chứng. Miếng dán được đặt trên da, hoạt chất oxybutyninsẽ thẩm thấu qua da, giúp làm giảm tần suất buồn tiểu và giảm tình trạng tiểu gấp.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây