1

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng miếng dán oxybutynin có hiệu quả không?

Miếng dán oxybutynin là một giải pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Miếng dán oxybutynin có thể giúp làm giãn cơ bàng quang và giảm các triệu chứng. Miếng dán được đặt trên da, hoạt chất oxybutyninsẽ thẩm thấu qua da, giúp làm giảm tần suất buồn tiểu và giảm tình trạng tiểu gấp.
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng miếng dán oxybutynin có hiệu quả không? Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng miếng dán oxybutynin có hiệu quả không?

Ai có nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt?

Bàng quang tăng hoạt phổ biến nhất ở phụ nữ lớn tuổi nhưng có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Một số triệu chứng của bàng quang tăng hoạt gồm có:

  • Cảm giác buồn tiểu dữ dội xảy đến đột ngột
  • Đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong một ngày
  • Thức giấc nhiều lần để đi tiểu vào ban đêm
  • Rò rỉ nước tiểu (tiểu không tự chủ)

Hãy đi khám khi có bất kỳ triệu chứng nào trong số này. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng và đưa ra phương pháp điều trị. Một trong các phương pháp điều trị là miếng dán oxybutynin.

Miếng dán oxybutynin được sử dụng khi nào?

Miếng dán oxybutynin là một giải pháp điều trị phù hợp cho những người không muốn dùng thuốc đường uống. Người bệnh chỉ cần đặt miếng dán lên vùng da sạch. Hoạt chất oxybutynin trong miếng dán sẽ dần dần thẩm thấu qua da, giúp kiểm soát co thắt cơ bàng quang, nhờ đó làm giảm tần suất buồn tiểu và rò rỉ nước tiểu.

Cách sử dụng miếng dán oxybutynin

Cách sử dụng miếng dán oxybutynin khá đơn giản. Để có kết quả tốt nhất, hãy thực hiện theo các bước sau đây:

  • Làm sạch và lau khô da trước khi dán. Có thể dán ở hông, bụng hoặc mông
  • Đặt miếng dán lên vùng da sạch và khô.
  • Không sử dụng miếng dán trên vùng da nhiều dầu, đang bị kích ứng, tổn thương và những vị trí cọ xát nhiều
  • Tránh để miếng dán tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Thay đổi miếng dán thường xuyên theo hướng dẫn

Không nên dán miếng dán ở cùng một vị trí trong vòng một tuần.

Tác dụng phụ của miếng dán oxybutynin

Mặc dù miếng dán oxybutynin tương đối dễ sử dụng và an toàn nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Khó chịu tại vị trí dán
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Buồn ngủ

Miếng dán oxybutynin có thể gây dị ứng. Hãy gỡ miếng dán và đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, sưng phù mặt, khó thở, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn hay bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Miếng dán oxybutynin còn có các tác dụng phụ khác, gồm có ngất xỉu, co giật, mất thăng bằng, rối loạn nhịp tim, sốt, đỏ bừng mặt, ảo giác và kích động. Khi dùng bất kỳ loại thuốc mới nào, người bệnh cần đọc kỹ thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nhất là thông tin về tác dụng phụ và báo cho bác sĩ khi gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị.

Miếng dán oxybutynin có phải thuốc kê đơn không?

Vào năm 2013, Cục Kiểm soát Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt miếng dán oxybutynin như một phương pháp điều trị không kê đơn. Điều đó có nghĩa là người bệnh có thể tự mua tại các hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Miếng dán oxybutynin được bán dưới tên thương mại là Oxytrol.

Trong tương lai, khi miếng dán oxybutynin trở nên phổ biến hơn, có thể sẽ có thêm các sản phẩm tương tự, bao gồm cả phiên bản kê đơn và không kê đơn. Oxybutynin không phải là loại thuốc duy nhất được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt.

Mặc dù người bệnh không cần đơn của bác sĩ để mua miếng dán oxybutynin nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này. Không nên tự chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng và tự ý mua thuốc điều trị. Các triệu chứng có thể là do một vấn đề sức khỏe khác gây ra chứ không phải bàng quang tăng hoạt. Chỉ khi đi khám thì mới có thể xác định chính xác nguyên nhân. Mỗi một vấn đề có phương pháp điều trị riêng. Ví dụ, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh và một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bàng quang tăng hoạt, gồm có tiểu gấp và tiểu không tự chủ. Trong những trường hợp này, miếng dán oxybutynin sẽ không có tác dụng. Việc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Miếng dán oxybutynin có chữa khỏi được bàng quang tăng hoạt không?

Miếng dán oxybutynin có thể làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt nhưng không thể chữa dứt điểm tình trạng này. Giống như các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt khác, người bệnh nên dùng miếng dán oxybutynin kết hợp với những thay đổi về lối sống như duy trì cân nặng khỏe mạnh, hạn chế caffeine và rượu, tránh uống nước trước khi đi ngủ để kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, nên tập bài tập Kegel và rèn luyện lại bàng quang để tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: hiệu quả
Tin liên quan
Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt
Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng xảy ra khi cơ bàng quang co thắt bất thường, gây buồn tiểu đột ngột, tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ. Mặc dù không có cách nào có thể chữa khỏi bàng quang tăng hoạt nhưng điều đó không có nghĩa là những người bị hội chứng này phóa chấp nhận sống chung với các triệu chứng khó chịu, phiền toái. Có rất nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, trong đó có những cách đơn giản như dùng thuốc không kê đơn và thảo dược.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng buồn tiểu liên tục hoặc tiểu gấp, khó kiểm soát. Tình trạng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và còn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Bàng quang tăng hoạt còn có thể gây tiểu không tự chủ. Có một số liệu pháp và bài tập có thể giúp tăng cường cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Hai trong số những phương pháp phổ biến là bài tập Kegel và rèn luyện bàng quang.

Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt
Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây