1

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ là gì?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - bàng quang tăng hoạt) là tình trạng bàng quang không còn khả năng giữ nước tiểu bình thường. Biểu hiện của bàng quang tăng hoạt là đột ngột buồn tiểu dữ dội và rò rỉ nước tiểu.

Tiểu không tự chủ là khi giảm hoặc mất khả năng kiểm soát bàng quang. Tiểu không tự chủ không phải là một bệnh mà là một triệu chứng. Tiểu không tự chủ có thể chỉ là do những nguyên nhân đơn giản như uống quá nhiều nước nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu).

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng đường tiết niệu

Bàng quang tăng hoạt do lối sống

Bàng quang tăng hoạt xảy ra khi các cơ kiểm soát chức năng bàng quang bắt đầu hoạt động quá mức. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bàng quang tăng hoạt, bao gồm cả lối sống. Ví dụ, bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra do uống quá nhiều rượu bia hoặc caffeine.

Cồn và caffeine là những chất lợi tiểu, có nghĩa là khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Nói chung, chỉ cần uống nhiều nước là đã có thể góp phần gây ra các triệu chứng bàng quang tăng hoạt nhưng uống đồ uống có cồn hoặc caffeine sẽ càng làm tăng các triệu chứng này.

Bàng quang tăng hoạt do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể dẫn đến bàng quang tăng hoạt. Ví dụ, đột quỵ hoặc các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng hay bệnh Parkinson có thể gây ra bàng quang tăng hoạt. Nguyên nhân cũng có thể là do bệnh tiểu đường và bệnh thận.

Ở nam giới, một nguyên nhân khá phổ biến gây bàng quang tăng hoạt là phì đại tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính có thể gây các triệu chứng tương tự như bàng quang tăng hoạt ở cả nam giới và phụ nữ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển lên trên (niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể). Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Điều này là do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nên vi khuẩn dễ dàng đến được bàng quang hơn. Khoảng 50 – 60% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Nhiễm trùng bàng quang hay viêm bàng quang là loại nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Loại nhiễm trùng đường tiết niệu này chỉ ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng bàng quang thường xảy ra khi vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển vào bàng quang.

Quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn so sự sụt giảm estrogen.

Điều trị bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng đường tiết niệu

Bàng quang tăng hoạt

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt. Bài tập cơ sàn chậu có thể giúp tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh cổ bàng quang và niệu đạo, nhờ đó làm giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Giảm cân nếu thừa cân và điều chỉnh thời điểm uống nước cũng là những điều cần thiết để kiểm soát bàng quang tăng hoạt.

Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì người bệnh có thể phải điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị xâm lấn như tiêm Botox vào cơ bàng quang để làm giảm hoạt động của cơ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Vì nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn nên phương pháp điều trị bước đầu là thuốc kháng sinh. Loại kháng sinh cần sử dụng sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu gồm có:

  • Thuốc kết hợp trimethoprim và sulfamethoxazole
  • fosfomycin
  • nitrofurantoin
  • ciprofloxacin
  • levofloxacin
  • cephalexin
  • ceftriaxone
  • azithromycin
  • doxycycline

Quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh thường kéo dài vài ngày đến 2 tuần. Nhưng nếu nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thường xuyên, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh liều thấp để người bệnh sử dụng trong thời gian dài hơn. Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề đáng báo động hiện nay và để ngăn ngừa điều này, bác sĩ thường sẽ chỉ định thời gian dùng thuốc kháng sinh ngắn nhất có thể.

Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, liệu pháp estrogen âm đạo và uống nước ép quả nam việt quất hoặc dùng thực phẩm chức năng chứa chiết xuát nam việt quất (cranberry) có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến thận thì người bệnh sẽ phải nhập viện điều trị bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch.

Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể chỉ giới hạn ở niệu đạo và bàng quang nhưng cũng có thể lan qua niệu quản vào thận. Một khi thận bị ảnh hưởng thì tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nhiễm trùng thận sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu chỉ xảy ra ở niệu đạo và bàng quang thì thường không quá đáng ngại. Các triệu chứng khó chịu như nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới hoặc vùng chậu sẽ biến mất khi khỏi nhiễm trùng. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng khắp hệ tiết niệu và thậm chí vào máu. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu – một tình trạng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu

Tiểu không tự chủ là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài tình trạng buồn tiểu liên tục, nhiễm trùng đường tiết niệu còn có nhiều triệu chứng khác như cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, sẫm màu hoặc máu, có mùi nồng.

Nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bị đau ở hậu môn trong khi phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bị đau thắt lưng hoặc vùng chậu.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì hãy đi khám càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần có thể điều trị khỏi bằng một đợt kháng sinh.

Kết luận

Đột ngột buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần là những triệu chứng phổ biến của cả bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt thường tiếp diễn liên tục trong khi các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra đột ngột. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau buốt, nóng rát khi đi tiểu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn trong khi bàng quang tăng hoạt không có các triệu chứng này. Nếu như không có triệu chứng nào khác ngoài buồn tiểu liên tục hay tiểu gấp thì khả năng là bạn bị bàng quang tăng hoạt chứ không phải nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mặc dù cả hai vấn đề đều gây khó chịu nhưng có thể điều trị được. Bạn nên đi khám khi có triệu chứng bất thường để được chẩn đoán chính xác vấn đề và có phương pháp điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Phân biệt nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn cảm thấy đau hoặc nóng rát ở bộ phận sinh dục hoặc khi đi tiểu thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng nấm men. Mặc dù đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng lại có một số điểm tương đồng về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa.

Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng dưới, buồn tiểu liên tục, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi nồng và thậm chí có máu. Các triệu chứng này thường thuyên giảm nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây