1

Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng dưới, buồn tiểu liên tục, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi nồng và thậm chí có máu. Các triệu chứng này thường thuyên giảm nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị.
Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không? Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong đường tiết niệu, gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần là do vi khuẩn gây ra và xảy ra ở bàng quang và niệu đạo.

Một trong các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu là tiểu ra máu (đái máu).

Trong bài viết hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao nhiễm trùng đường tiết niệu lại có triệu chứng này, các triệu chứng khác và cách điều trị.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ ràng. Nếu có thì các triệu chứng thường là:

  • Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Thiểu niệu (lượng nước tiểu ít)
  • Tiểu khó, phải rặn mạnh khi đi tiểu tiểu
  • Buồn tiểu liên tục
  • Đau tức ở vùng bụng dưới, hai bên bụng, vùng chậu hoặc thắt lưng
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi
  • Nước tiểu có máu (màu đỏ, hồng hoặc màu nâu như nước coca)

Những triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu. Nếu nhiễm trùng lan đến thận thì sẽ còn gây ra các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Đau hạ sườn
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mệt mỏi

Tại sao nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu ra máu?

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc đường tiết niệu. Điều này dẫn đến viêm và kích ứng, khiến cho hồng cầu đi vào nước tiểu.

Nếu nước tiểu chỉ có một lượng máu rất nhỏ thì sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hiện tượng này được gọi là đái máu vi thể. Đái máu vi thể được phát hiện khi phân tích mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi.

Nếu lượng máu đủ nhiều đến mức làm thay đổi màu sắc nước tiểu thì được gọi là đái máu đại thể. Nước tiểu có thể chuyển màu đỏ, hồng hoặc nâu như màu coca cola.

Phân biệt đái máu do nhiễm trùng đường tiết niệu và kinh nguyệt

Ở phụ nữ, nước tiểu có máu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng cũng có thể chỉ là do kinh nguyệt.

Ngoài máu trong nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu và kinh nguyệt còn có các triệu chứng chung khác như:

  • Đau mỏi thắt lưng
  • Đau bụng hoặc vùng chậu
  • Mệt mỏi

Để phân biệt nhiễm trùng đường tiết niệu và kinh nguyệt, hãy chú ý đến các triệu chứng khác. Nếu như còn có các dấu hiệu dưới đây thì khả năng cao là bạn đang có kinh nguyệt:

  • Chướng bụng
  • Tăng cân
  • Vú căng đau
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt
  • Buồn rầu, chán nản
  • Thay đổi ham muốn tình dục
  • Vấn đề về da
  • Thèm ăn

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không có những triệu chứng này. Ngoài ra, nếu đang có kinh nguyệt thì bạn sẽ bị ra máu liên tục chứ không chỉ ra máu khi đi tiểu.

Điều trị đái máu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Để chấm dứt tình trạng tiểu ra máu thì cần phải điều trị nguyên nhân gốc rễ, đó là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần là do vi khuẩn gây ra nhưng đôi khi là do nấm. Bạn sẽ phải làm xét nghiệm nước tiểu để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng, từ đó bác sĩ sẽ kê loại thuốc điều trị thích hợp.

Thuốc kháng sinh

Vì phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra nên phương pháp điều trị phổ biến nhất là thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu gồm có:

  • Thuốc kết hợp trimethoprim và sulfamethoxazole
  • fosfomycin
  • nitrofurantoin
  • cephalexin
  • ceftriaxone
  • amoxicillin
  • doxycycline

Điều quan trọng là phải uống thuốc đủ liều, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Nếu ngừng thuốc giữa chừng, tình trạng nhiễm trùng sẽ kéo dài và có nguy cơ tái phát.

Loại kháng sinh cần dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát hay kéo dài dai dẳng
  • Có vấn đề về đường tiết niệu nào khác hay không
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể

Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng, bạn có thể sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch.

Thuốc kháng nấm

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể do nấm gây ra. Loại nhiễm trùng đường tiết niệu này cần điều trị bằng thuốc kháng nấm.

Một trong những loại thuốc được dùng phổ biến nhất là fluconazole. Loại thuốc này có thể đạt nồng độ cao trong nước tiểu nên thường được dùng làm phương pháp điều trị bước đầu cho nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà không thể chữa khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu hay giải quyết tình trạng tiểu ra máu nhưng có thể hỗ trợ điều trị.

Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm, bạn có thể thử các biện pháp sau đây để làm giảm các triệu chứng:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là điều rất quan trọng khi đang điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống nhiều nước sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn và nhờ đó đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tốt nhất nên uống nước lọc.

Tránh các loại đồ uống gây kích thích đường tiết niệu như:

  • Cà phê
  • Trà
  • Rượu bia
  • Đồ uống có ga
  • Đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo

Những loại đồ uống này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh (probiotic) chứa những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Men vi sinh thường được sử dụng để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và tăng cường sức khỏe đường ruột.

Theo một nghiên cứu, men vi sinh còn giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lợi khuẩn Lactobacillus có khả năng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng trong đường tiết niệu, nhờ đó hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng mình men vi sinh thì sẽ không thể điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu. Men vi sinh mang lại hiệu quả cao nhất khi dùng kết hợp với thuốc kháng sinh.

Khi nào cần đi khám?

Hãy đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghi là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhất là tiểu ra máu. Cho dù chỉ bị tiểu ra máu một lần hay nước tiểu chỉ có một lượng máu nhỏ thì cũng nên đi khám.

Khi được điều trị sớm, nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ nhanh khỏi hơn. Điều trị sớm còn giúp phòng ngừa biến chứng.

Tóm tắt bài viết

Nước tiểu có máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu là điều bình thường. Triệu chứng này xảy ra do vi khuẩn gây viêm và kích ứng trong đường tiết niệu. Nước tiểu có thể chuyển màu hồng, đỏ hoặc màu nâu đỏ.

Hãy đi khám khi bị tiểu ra máu hoặc các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng tiểu ra máu sẽ chấm dứt sau khi điều trị khỏi nhiễm trùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nhiễm trùng, nguy hiểm
Tin liên quan
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Bị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Có Thể Quan Hệ Tình Dục Không?
Bị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Có Thể Quan Hệ Tình Dục Không?

Nếu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đợi cho đến khi hết triệu chứng và hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị mới quan hệ tình dục trở lại.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Nhiễm trùng đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu không ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt hay cơ quan sinh sản.

Stress có gây nhiễm trùng đường tiết niệu không?
Stress có gây nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Stress có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch và điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây