1

Tiểu ra máu (đái máu) là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi chỉ xảy ra một lần, vì thế nên không được bỏ qua. Nếu không được điều trị, các nguyên nhân gây tiểu ra máu như ung thư và bệnh thận sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy đi khám càng sớm càng tốt khi phát hiện có máu trong nước tiểu.
Tiểu ra máu (đái máu) là dấu hiệu của bệnh gì? Tiểu ra máu (đái máu) là dấu hiệu của bệnh gì?

Đái máu là gì?

Đái máu là thuật ngữ y tế của tình trạng tiểu ra máu.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đái máu, gồm có nhiễm trùng, bệnh thận, ung thư và bệnh về máu. Máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc chỉ có thể phát hiện khi làm xét nghiệm nước tiểu.

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi chỉ xảy ra một lần, vì thế nên không được bỏ qua. Nếu không được điều trị, các nguyên nhân gây tiểu ra máu như ung thư và bệnh thận sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy đi khám càng sớm càng tốt khi phát hiện có máu trong nước tiểu.

Để xác định nguyên nhân gây tiểu ra máu thì thường sẽ phải làm xét nghiệm nước tiểu và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

Các loại đái máu

Có hai loại đái máu chính là đái máu đại thể và đái máu vi thể.

Đái máu đại thể

Nếu lượng máu trong nước tiểu đủ nhiều đến mức khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ hoặc nhìn thấy những đốm máu thì đó được gọi là đái máu đại thể.

Đái máu vi thể

Đái máu vi thể là tình trạng nước tiểu có máu nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện khi phân tích mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi.

Nguyên nhân gây tiểu ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tiểu ra máu. Máu trong nước tiểu có thể đến từ các cơ quan không thuộc đường tiết niệu, chẳng hạn như âm đạo ở phụ nữ, xuất tinh ở nam giới hoặc từ phân trong khi đại tiện. Nếu máu thực sự đến từ các cơ quan trong đường tiết niệu thì có thể là do các nguyên nhân dưới đây.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đái máu. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu, chẳng hạn như bàng quang hoặc thận.

Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn di chuyển qua (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể). Vi khuẩn có thể theo niệu đạo di chuyển vào bàng quang và thậm chí vào thận. Nhiễm trùng thường gây đau và đi tiểu nhiều lần, có thể kèm theo tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể.

Sỏi bàng quang và sỏi thận

Nguyên nhân phổ biến khác gây ra tình trạng tiểu ra máu là sỏi bàng quang và sỏi thận. Đó là những tinh thể hình thành từ khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi có thể hình thành trong thận hoặc bàng quang.

Sỏi kích thước lớn có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến tiểu ra máu và đau dữ dội.

Phì đại tuyến tiền liệt

Ở nam giới có tuổi, một nguyên nhân khá phổ biến gây tiểu ra máu là phì đại tuyến tiền liệt hay tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo.

Bắt đầu từ tuổi trung niên, tuyến tiền liệt phát triển to lên và có thể chèn ép niệu đạo. Điều này gây ra các vấn đề khi đi tiểu như tiểu khó, dòng tiểu yếu và khiến cho bàng quang không thể làm rỗng hoàn toàn. Nước tiểu ứ lại trong bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu với triệu chứng là có máu trong nước tiểu.

Bệnh thận

Một lý do ít phổ biến hơn của tình trạng đái máu là bệnh thận, chẳng hạn như viêm thận. Bệnh thận có thể xảy ra độc lập hoặc do một bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi, tiểu ra máu có thể là triệu chứng của viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn. Bệnh thận này có thể xảy ra từ 1 đến 2 tuần sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn mà không được điều trị. Trước đây, viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn là một vấn đề mà rất nhiều trẻ mắc phải nhưng ngày nay đã ít gặp hơn nhờ sự phổ biến của thuốc kháng sinh.

Bệnh ung thư

Ung thư bàng quang, ung thư thận hoặc ung thư tuyến tiền liệt đều có thể gây triệu chứng tiểu ra máu. Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở những ca bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ung thư giai đoạn đầu thường không có triệu chứng này.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tiểu máu, ví dụ như:

  • penicillin
  • aspirin
  • các loại thuốc làm loãng máu như heparin và warfarin
  • cyclophosphamide, một loại thuốc dùng để điều trị một số loại ung thư

Nguyên nhân ít gặp

Tiểu ra máu cũng có thể là do một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra. Các bệnh về máu hiếm gặp như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, máu khó đông hay hội chứng Alport có thể gây ra đái máu.

Tập thể dục quá sức hoặc tác động mạnh vào thận cũng có thể khiến máu xuất hiện trong nước tiểu.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đái máu

Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về các triệu chứng, chẳng hạn như lượng máu có trong nước tiểu, thời điểm bị tiểu ra máu, tần suất đi tiểu, có bị đau khi đi tiểu không, có thấy cục máu đông không và loại thuốc mà người bệnh đang dùng.

Sau đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện máu và vi khuẩn trong nước tiểu. Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Ngoài ra cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT – một phương pháp sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh trong cơ thể.

Một phương pháp chẩn đoán cũng thường được sử dụng để xác định nguyên nhân gây tiểu ra máu là nội soi bàng quang. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có gắn camera và đèn chiếu sáng qua niệu đạo vào bàng quang. Hình ảnh thu được từ camera sẽ giúp bác sĩ kiểm tra bên trong bàng quang và niệu đạo, từ đó xác định nguyên nhân gây đái máu.

Khi nào cần đi khám?

Vì đái máu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng nên hãy đi khám ngay khi phát hiện có máu trong nước tiểu. Dù nước tiểu chỉ có một lượng máu nhỏ thì cũng được bỏ qua.

Ngoài ra, hãy đi khám khi có các biểu hiện bất thường khác khi đi tiểu, chẳng hạn như đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, đau buốt, đau bụng hoặc đau thận. Đó có thể là các dấu hiệu của đái máu vi thể.

Đến bệnh viện ngay nếu như không thể đi tiểu được, nước tiểu có cục máu đông hoặc tiểu ra máu kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau ở bên hông, lưng hoặc bụng

Điều trị đái máu

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu ra máu.

Nếu là do nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu thì cần dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Sỏi thận lớn sẽ gây đau đớn nếu không được điều trị. Sỏi thận có thể được điều trị bằng thuốc nhưng nếu sỏi có kích thước lớn, không thể làm tan hay đào thải ra ngoài bằng thuốc thì sẽ phải điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).

Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ sỏi thận thành những mảnh nhỏ có thể đi ra ngoài theo nước tiểu. Quá trình điều trị thường mất khoảng một giờ và sử dụng phương pháp tiền mê.

Sỏi thận cũng có thể được loại bỏ bằng phương pháp mổ nội soi. Bác sĩ sẽ đưa ống soi niệu quản qua niệu đạo và bàng quang vào niệu quản. Ống nội soi có gắn camera giúp xác định vị trí những viên sỏi. Sau đó, bác sĩ sử dụng dụng cụ lấy sỏi ra ngoài. Những viên sỏi có kích thước lớn sẽ được đập nhỏ trước khi lấy ra.

Nếu nguyên nhân gây tiểu ra máu là do phì đại tuyến tiền liệt thì có thể điều trị bằng các loại thuốc như thuốc chẹn alpha hoặc thuốc ức chế 5-alpha reductase. Nếu thuốc không hiệu quả thì sẽ phải phẫu thuật.

Biến chứng liên quan đến đái máu

Đái máu có thể là do những vấn đề nghiêm trọng gây ra, vì vậy nên hãy đi khám ngay khi nhận thấy triệu chứng này.

Nếu nguyên nhân là do ung thư, việc trì hoãn chẩn đoán và điều trị sẽ khiến bệnh ngày càng tiến triển và di căn đến những khu vực khác trong cơ thể. Lúc này, bệnh sẽ khó điều trị hơn nhiều và tiên lượng sẽ ngày càng kém. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến suy thận.

Nếu nguyên nhân gây tiểu máu là do phì đại tuyến tiền liệt, điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Nếu bỏ qua không điều trị, phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt như tiểu nhiều lần, tiểu gấp và đau dữ dội.

Ngăn ngừa đái máu

Các cách để ngăn ngừa nguyên nhân gây đái máu:

  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng, hãy uống nhiều nước hàng ngày, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục và giữ vệ sinh vùng kín.
  • Để ngăn ngừa sỏi thận và sỏi bàng quang, hãy uống nhiều nước, ăn ít muối và các loại thực phẩm chứa nhiều oxalate như cải bó xôi và đại hoàng.
  • Để ngăn ngừa ung thư bàng quang, hãy bỏ thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với hóa chất và uống nhiều nước.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: dấu hiệu
Tin liên quan
Nước tiểu có bạch cầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu có bạch cầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Lượng bạch cầu cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc khối u vùng chậu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này gồm có mang thai và hệ miễn dịch bị suy giảm.

Nước tiểu có chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu có chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?

Màu sắc, mùi và độ trong của nước tiểu phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe. Sự hiện diện của chất nhầy trong nước tiểu là điều bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề, tùy thuộc vào đặc điểm của chất nhầy.

Các bệnh lý gây tiểu buốt
Các bệnh lý gây tiểu buốt

Tiểu buốt là một thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng đau, buốt, nóng rát hoặc khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể xuất phát từ bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu.Ở nam giới, khu vực giữa bìu và hậu môn được gọi là đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và cửa âm đạo. Tiểu buốt là một vấn đề rất phổ biến và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.

Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu ở trong niệu quản hoặc niệu đạo đủ lâu, máu sẽ đông lại và đi ra ngoài theo nước tiểu ở dạng sợi dài. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.

Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?
Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?

Xét nghiệm protein trong nước tiểu đo nồng độ protein có trong nước tiểu. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu chỉ có một lượng protein rất nhỏ. Tuy nhiên, protein có thể được bài tiết vào nước tiểu khi thận không hoạt động bình thường hoặc khi lượng protein trong máu ở mức cao. Có hai loại xét nghiệm protein trong nước tiểu là xét nghiệm protein nước tiểu ngẫu nhiên và xét nghiệm protein nước tiểu 24 giờ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây