Từ khóa dấu hiệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Trên thực tế, ước tính có từ 50 đến 60% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.
Khi mắc bệnh suy thận mạn, một điều rất quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đang tiến triển nặng thêm. Phát hiện các triệu chứng mới hoặc bất thường, theo dõi sự thay đổi các triệu chứng hiện tại và báo cho bác sĩ là điều cần thiết để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Có một lượng nhỏ ketone trong nước tiểu không phải là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là khi bạn đang theo chế độ ăn ít carbohydrate. Tuy nhiên, mức ketone cao có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe.
Ở giai đoạn đầu, suy thận mạn đa phần không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và thường chỉ khi tiến triển sang các giai đoạn sau, người bệnh mới gặp phải các triệu chứng dưới đây.
Màu sắc, mùi và độ trong của nước tiểu phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe. Sự hiện diện của chất nhầy trong nước tiểu là điều bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề, tùy thuộc vào đặc điểm của chất nhầy.
Lượng bạch cầu cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc khối u vùng chậu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này gồm có mang thai và hệ miễn dịch bị suy giảm.
Nước tiểu có nitrat là bình thường nhưng có nitrit trong nước tiểu lại có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Suy thận mạn hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu vì mức độ tổn thương lúc này mới chỉ rất nhẹ và do đó không biểu hiện triệu chứng. Nếu không được điều trị, chức năng thận sẽ tiếp tục giảm và suy thận mạn giai đoạn đầu sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.
Nước tiểu thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách và trong suốt. Nếu nước tiểu đục thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đường tiết niệu đang có vấn đề. Nước tiểu đục có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất nước, nhiễm trùng, vấn đề về thận, một số bệnh mạn tính.
Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi chỉ xảy ra một lần, vì thế nên không được bỏ qua. Nếu không được điều trị, các nguyên nhân gây tiểu ra máu như ung thư và bệnh thận sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy đi khám càng sớm càng tốt khi phát hiện có máu trong nước tiểu.
Các dấu hiệu cảnh báo của sốc insulin gồm có chóng mặt, run tay, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh và các dấu hiệu khác. Nếu không được điều trị kịp thời, sốc insulin có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bạn đã quen uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa mỗi ngày thì việc đột nhiên ngừng uống hoặc giảm lượng sữa có thể sẽ khó hơn bạn nghĩ. Giống như cà phê, việc đột ngột bỏ thói quen uống sữa cũng sẽ gây ra cảm giác thèm uống sữa thường trực.
Có ý kiến cho rằng thường xuyên có nấm mốc trên bồn cầu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường vì nước tiểu của người bị tiểu đường có chứa lượng đường lớn mà nấm mốc sử dụng làm thức ăn. Điều này có đúng hay không?
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi bị thiếu đồng gồm có mệt mỏi và uể oải, thường xuyên mắc bệnh, xương yếu và dễ gãy, trí nhớ giảm sút, đi lại khó khăn, hay cảm thấy lạnh, da nhợt nhạt, tóc bạc sớm và giảm thị lực.
Thừa kẽm có thể xảy ra khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm quá liều. Khi lượng kẽm quá lớn thì còn có thể dẫn đến ngộ độc.
Mặc dù không được nhắc đến nhiều như các loại vitamin B khác nhưng vitamin B6 cũng là một chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng.
Có 8 loại vitamin B và mỗi loại đều đảm nhận những chức năng quan trọng trong cơ thể. Thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào trong số này đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm túi mật cấp. Sỏi mật làm tắc nghẽn ống dẫn mật, khiến mật ứ lại trong túi mật và dẫn đến viêm.
Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nếu không có vấn đề gì với nội tiết tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì sự rụng trứng thường xảy ra hàng tháng và là một phần của chu kỳ kinh nguyệt.