1

Nấm mốc trên bồn cầu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Có ý kiến cho rằng thường xuyên có nấm mốc trên bồn cầu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường vì nước tiểu của người bị tiểu đường có chứa lượng đường lớn mà nấm mốc sử dụng làm thức ăn. Điều này có đúng hay không?
Nấm mốc trên bồn cầu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường? Nấm mốc trên bồn cầu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Nấm mốc là một loại nấm sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Trong tự nhiên, nấm mốc có vai trò phân hủy xác động thực vật.

Nấm mốc cũng có thể phát triển trên các bề mặt trong nhà, thường ở những khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm hay nhà bếp. Sự xuất hiện những vòng tròn nấm mốc trên bồn cầu hay những vị trí khác trong nhà vệ sinh chắc hẳn là điều không hề hiếm gặp.

Có ý kiến cho rằng thường xuyên có nấm mốc trên bồn cầu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường vì nước tiểu của người bị tiểu đường có chứa lượng đường lớn mà nấm mốc sử dụng làm thức ăn. Điều này có đúng hay không?

Nấm mốc trên bồn cầu có phải dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Không có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa sự hiện diện của nấm mốc trên bồn cầu với bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu bồn cầu liên tục xuất hiện nấm mốc thì rất có thể có ai đó trong nhà đang bị tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường gần đây không được kiểm soát tốt. Dưới đây là lý do tại sao.

Glucose niệu ở người mắc bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể có lượng đường (glucose) cao trong nước tiểu. Tình trạng này được gọi là glucose niệu. Glucose niệu là khi nồng độ glucose trong nước tiểu vượt quá 25 mg/dl.

Bình thường, thận sẽ tái hấp thu đường và đưa đường trở lại máu. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu ở mức cao và thận không thể tái hấp thu hết. Lượng đường dư thừa sẽ được đào thải vào nước tiểu.

Tình trạng này thường chỉ xảy ra khi đường huyết ở mức 180 mg/dl trở lên. Một người sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi xét nghiệm đường huyết lúc đói cho kết quả 126 mg/dl trở lên hoặc xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên từ 200 mg/dl trở lên. (1)

Glucose niệu có biểu hiện là đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân do lượng đường dư thừa trong nước tiểu hút nhiều nước hơn và khiến bàng quang đầy nhanh hơn.

Glucose niệu và nấm mốc

Vậy glucose niệu có liên quan gì đến nấm mốc trên bồn cầu?

Nấm mốc có thể xuất hiện ở những khu vực thường xuyên ẩm ướt, chẳng hạn như bồn cầu và chúng sử dụng các loại đường như glucose làm thức ăn.

Khi bệnh nhân tiểu đường bị glucose niệu, nấm mốc trong bồn cầu có thể sử dụng lượng đường trong nước tiểu làm thức ăn. Ngoài ra, do những người mắc bệnh tiểu đường đi tiểu nhiều lần nên nấm mốc sẽ tiếp xúc với đường thường xuyên hơn.

Sự kết hợp của các yếu tố này được cho là sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của nấm mốc. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán hoặc kiểm soát đường huyết kém có thể nhận thấy bồn cầu thường xuyên có nấm mốc.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa nấm mốc trên bồn cầu và bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Sự xuất hiện nấm mốc trong nhà vệ sinh cũng có thể là do các yếu tố về môi trường chứ không liên quan gì đến tình trạng sức khỏe.

Vòng tròn nấm mốc màu đen

Nấm mốc có nhiều màu sắc khác nhau, gồm có xanh lá cây, trắng và đen.

Có ý kiến cho rằng nấm mốc đen là nấm mốc độc hại. Mặc dù đúng là một số loại nấm mốc tạo ra độc tố nhưng màu sắc không phải là dấu hiệu chỉ ra mức độ nguy hiểm của nấm mốc.

Một trong những loại nấm mốc độc hại là Stachybotrys atra. Đây là loại nấm mốc có màu xanh đậm hoặc đen, thường xuất hiện thành mảng.

Tuy nhiên, đây không phải là loại nấm mốc thường thấy trong nhà vệ sinh vì Stachybotrys atra thường chỉ phát triển trên các vật liệu như gỗ, giấy và gạch trần.

Nấm mốc thường thấy trên các bề mặt trong nhà là những loại nấm mốc khác và một số trong đó có màu xanh đậm hoặc đen. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các loại nấm mốc phổ biến trong nhà gồm có:

  • Aspergillus
  • Cladosporium
  • Penicillium

Nấm mốc có gây hại cho sức khỏe không?

Hầu hết các loại nấm mốc đều không gây hại cho con người. Tuy nhiên, đôi khi nấm mốc có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là khi tiếp xúc với lượng nấm mốc lớn. Các triệu chứng gồm có:

  • Nghẹt mũi
  • Mắt đỏ hoặc ngứa
  • Hắt xì
  • Thở khò khè
  • Phát ban da
  • Đau đầu

Những người bị dị ứng hoặc hen suyễn có thể sẽ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn do nấm mốc. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ bị nhiễm trùng do nấm mốc cao hơn.

Vòng tròn màu hồng trong nhà vệ sinh

Thi thoảng bạn có thể sẽ phát hiện thấy những vòng tròn màu hồng trong nhà vệ sinh. Hiện tượng này tương đối phổ biến. Đó là gì và do nguyên nhân nào gây ra?

Mặc dù vòng tròn màu hồng trên bồn cầu có thể là do nấm mốc nhưng cũng có thể do một loại vi khuẩn có tên là Serratia marcescens tạo ra. Loại vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và tạo ra sắc tố có màu hồng, cam hoặc đỏ.

Vòng tròn màu hồng đỏ trong nhà vệ sinh cũng có thể không phải do vi sinh vật mà là do gỉ sắt từ đường ống nước cũ.

Các nguyên nhân khác gây nấm mốc trong nhà vệ sinh

Sự xuất hiện nấm mốc trong nhà vệ sinh có thể chỉ đơn giản là do đây là nơi có độ ẩm cao và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Ngoài ra, nấm mốc ăn các chất dinh dưỡng mà chúng lấy được từ thực vật và động vật. Trong bồn cầu, nấm mốc lấy các chất dinh dưỡng này từ nước tiểu và phân.

Nhiều khi, các vòng tròn màu đỏ hay nâu trên bồn cầu hay những khu vực khác trong nhà vệ sinh là do nước đọng trong thời gian dài, nhất là khi sử dụng đường ống dẫn nước cũ.

Có nhiều cách để ngăn nấm mốc phát triển trong nhà vệ sinh:

  • Cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên bằng bàn chải và nước tẩy rửa chuyên dụng
  • Xả nước bồn cầu hàng ngày, kể cả khi không sử dụng
  • Bật quạt thông gió trong khi tắm
  • Giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo
  • Lau sạch các vết nước đọng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường gồm có:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Khát nước liên tục
  • Thường xuyên cảm thấy đói
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Tê bì và châm chích ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Sụt cân dù không giảm ăn hay tập thể dục
  • Vết thương chậm lành

Trong khi các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện nhanh chóng thì các triệu chứng của tiểu đường type 2 lại phát triển chậm hơn. Do đó, nhiều người không biết mình bị tiểu đường cho đến khi gặp phải biến chứng.

Hầu hết những người bị tiểu đường type 2 đều từng trải qua giai đoạn tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường thường không biểu hiện triệu chứng.

Khi nào cần đi khám?

Nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì hãy đi khám.

Cũng nên đi xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường nếu có các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Tuổi tác: Từ 45 tuổi trở lên
  • Tiền sử gia đình: Những người có người thân ruột thịt trong gia đình bị bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Ít vận động: Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu.
  • Chủng tộc: Do sự chênh lệch về điều kiện sống nên một số nhóm chủng tộc nhất định có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, chẳng hạn như:
    • Người gốc Phi
    • Người gốc Latinh và Tây Ban Nha
    • Người gốc Á
  • Một số vấn đề sức khỏe:
    • Thừa cân hoặc béo phì
    • Cao huyết áp cao
    • HDL cholesterol thấp
    • Troglyceride cao
    • Bệnh tim mạch
    • Tiền sử nhồi máu cơ tim
    • Hội chứng buồng trứng đa nang
    • Tiền sử tiểu đường thai kỳ

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường gồm có:

  • Xét nghiệm A1C: đo mức đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói: đo lượng đường trong máu sau một thời gian nhịn ăn.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: đo lượng đường trong máu tại một thời điểm bất kỳ trong ngày. Không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: đo lượng đường trong máu lúc đói và sau khi uống đồ uống có đường. Phương pháp này giúp đánh giá khả năng xử lý đường của cơ thể.

Tóm tắt bài viết

Sự xuất hiện nấm mốc thường xuyên trên bồn cầu được cho là một trong những dấu hiệu chỉ ra bệnh tiểu đường. Lý do là vì trong nước tiểu của người mắc bệnh tiểu đường có chứa đường mà đường lại là thức ăn của nấm mốc.

Tuy nhiên, hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa nấm mốc trên bồn cầu và bệnh tiểu đường. Môi trường ẩm ướt trong nhà vệ sinh có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, đặc biệt là khi không cọ rửa thường xuyên hoặc nhà vệ sinh không thông thoáng.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thì hãy đi khám. Cách duy nhất để biết chính xác bản thân có mắc bệnh tiểu đường hay không là làm xét nghiệm máu. Ngoài ra, nên tầm soát tiểu đường định kỳ nếu có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: dấu hiệu
Tin liên quan
14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2
14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một căn bệnh phổ biến, xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng hết glucose (đường) trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có những triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ sớm.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ theo những cách khác nhau. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, mù và trầm cảm cao hơn nam giới.

Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?
Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?

Trong suốt nhiều thập kỷ, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Loại rối loạn này xảy ra khi các quá trình hóa học tự nhiên của cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiểu đường type 2 có thể là một bệnh tự miễn. Nếu vậy, bệnh lý này có thể được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp mới.

Ăn thịt có phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường không?
Ăn thịt có phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường không?

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc có nguy cơ bị tiểu đường type 2 được khuyến nghị thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, cắt giảm đường và carbohydrate tinh chế. Nhưng liệu thịt – một loại thực phẩm không chứa carb – có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  85 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây