1

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ theo những cách khác nhau. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, mù và trầm cảm cao hơn nam giới.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào? Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?

Hiểu về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose hay đường trong máu. Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Glucose đóng vai trò là một nguồn năng lượng cho não, cơ và các mô khác trong cơ thể. Nếu không có đủ lượng glucose, cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường.

Có hai loại bệnh tiểu đường là bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Tiểu đường type 1

5% những người mắc bệnh tiểu đường bị tiểu đường type 1. Tiểu đường type 1 xảy ra do cơ thể không thể sản xuất insulin. Nếu điều trị đúng cách và có lối sống phù hợp, người mắc bệnh tiểu đường type 1vẫn có thể sống bình thường, khỏe mạnh.

Bệnh tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ở những người dưới 40 tuổi. Phần lớn những người được chẩn đoán tiểu đường type 1 là trẻ em và người trẻ tuổi.

Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 phổ biến hơn tiểu đường type 1. Nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng lên khi có tuổi, đặc biệt là sau 45 tuổi.

Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do các tế bào trong cơ thể kháng lại insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Theo thời gian, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết ổn định. Một số yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường type 2 gồm có:

  • Di truyền
  • Thói quen lối sống không lành mạnh
  • Thừa cân
  • Cao huyết áp

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ theo những cách khác nhau. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, mù và trầm cảm cao hơn nam giới.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Các biện pháp này gồm có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và tuân thủ kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường phát triển chậm hơn so với tiểu đường type 1. Chú ý các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi
  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mờ mắt
  • Sụt cân không chủ đích
  • Châm chích ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Sưng nướu
  • Vết cắt và vết loét chậm lành

Bệnh tiểu đường có nhiều triệu chứng khác nhau. Một người có thể chỉ gặp một số hoặc tất cả các triệu chứng này. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì cần đi khám. Đó có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Đó là lý do tại sao nên xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết định kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra do cơ thể không sản xuất hoặc không thể sử dụng insulin hiệu quả. Insulin là một loại hormone giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng và dự trữ lượng glucose thừa trong gan. Khi cơ thể không sản xuất hoặc không thể sử dụng insulin một cách bình thường, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng cao. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

  • Trên 40 tuổi
  • Thừa cân
  • Ăn uống không lành mạnh
  • Ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Bị cao huyết áp
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ, điều này khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khi có tuổi
  • Thường xuyên bị nhiễm virus

Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường là làm xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định xét nghiệm đường huyết lúc đói để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Trước khi lấy máu làm xét nghiệm, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn trong ít nhất 8 tiếng. Bệnh nhân có thể uống nước lọc nhưng không được ăn uống bất cứ thứ gì khác trong khoảng thời gian này. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được lấy máu để đo nồng độ glucose trong máu khi không có thức ăn trong cơ thể. Nếu mức đường huyết lúc đói là 126 mg/dL trở lên thì có thể chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Có thể cần làm thêm xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán mà thường là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Sau khi lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, bệnh nhân sẽ được cho uống một loại đồ uống có chứa đường và đợi 2 tiếng. Trong khoảng thời gian này không nên cử động nhiều. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện nhằm kiểm tra phản ứng của cơ thể với đường. Sau 2 tiếng, bệnh nhân sẽ được lấy máu để đo nồng độ glucose trong máu. Nếu kết quả là 200 mg/dL trở lên thì có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Điều trị bệnh tiểu đường

Bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng thuốc đường uống, tiêm insulin hoặc kết hợp cả hai.

Người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng. Tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. Có thể tham khảo các bữa ăn mẫu và công thức nấu ăn dành riêng cho người bị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường nhưng có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Ví dụ, ăn uống cân bằng, lành mạnh và tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày có thể giúp kiểm soát mức đường huyết. Điều quan trọng là phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Phụ nữ trên 40 tuổi có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát mức đường huyết, ví dụ như:

  • Ăn sáng: Ăn sáng có thể giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống: Cắt giảm các loại thực phẩm chứa nhiều carb, đặc biệt là carb tinh chế như cơm trắng, bánh mì trắng và cả những loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây trắng.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ có màu sắc rực rỡ, chẳng hạn như các loại quả mọng, rau màu xanh đậm và củ quả màu cam. Điều này sẽ giúp cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Kết hợp nhiều nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
  • Tránh đồ uống có đường như nước ngọt có ga. Nếu thích nước ngọt có ga thì hãy thử pha nước khoáng có ga với một ít trái cây tươi.

Những cách ăn uống lành mạnh này có lợi cho tất cả mọi người, bất kể có mắc bệnh tiểu đường hay không. Vì vậy nên có thể áp dụng những cách này cho bữa ăn của cả gia đình mà không cần phải không cần nấu riêng. Điều chỉnh một số thói quen sống có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng khi mắc bệnh này. Không bao giờ là quá muộn để thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nấm mốc trên bồn cầu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Nấm mốc trên bồn cầu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Có ý kiến cho rằng thường xuyên có nấm mốc trên bồn cầu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường vì nước tiểu của người bị tiểu đường có chứa lượng đường lớn mà nấm mốc sử dụng làm thức ăn. Điều này có đúng hay không?

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Khi cơ thể không có insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, đường sẽ ở lại trong máu thay vì được đưa vào tế bào, dẫn đến đường trong máu tăng cao trong khi các tế bào lại không được cung cấp lượng năng lượng cần thiết. Điều này gây ra một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống chính trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải một số dạng rối loạn giấc ngủ và các chứng rối loạn khác ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nhiệt độ cao và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?
Nhiệt độ cao và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Mùa hè có thể gây ra nhiều vấn đề cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy rằng thời tiết nóng bức có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe ở người bị tiểu đường và điều này khiến cho người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ và độ ẩm cao.

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?
Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Ngoài giảm chất lượng giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức giấc, chứng ngưng thở khi ngủ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực khác đến sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết trong suốt cả ngày, thay đổi cách cơ thể phản ứng với hormone insulin và góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây