1

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải một số dạng rối loạn giấc ngủ và các chứng rối loạn khác ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào? Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Bệnh tiểu đường và giấc ngủ

Bệnh tiểu đường xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Cả hai điều này đều dẫn đến tình trạng dư thừa glucose (đường) trong máu. Hai loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất là tiểu đường type 1 và type 2.

Duy trì lượng đường trong máu ở phạm vi an toàn có thể giảm thiểu các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng thường gặp khi lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết) là khát nước hoặc đói liên tục và đi tiểu nhiều. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tại sao bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ?

Trong một nghiên cứu vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường. Rối loạn giấc ngủ gồm có khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Ngủ quá nhiều cũng được coi là một dạng rối loạn giấc ngủ.

Nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ rõ ràng giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường. (1) Các nhà nghiên cứu cho biết, thiếu ngủ là một yếu tố làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đây là một yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được.

Không phải lúc nào bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Điều này còn tùy thuộc vào những triệu chứng gặp phải và cách kiểm soát.

Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể gây khó ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ gồm có:

  • Đi tiểu nhiều lần: Lượng đường trong máu tăng cao vào ban đêm khiến người bệnh phải thức giấc nhiều lần để đi vệ sinh. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
  • Khát nước thường xuyên: Khi đường trong máu ở mức cao, máu sẽ hút nước từ các mô. Điều này làm cho cơ thể bị mất nước và khiến người bệnh phải phải dậy uống nước thường xuyên.
  • Các triệu chứng của hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), chẳng hạn như run tay, chóng mặt và đổ mồ hôi cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Các rối loạn giấc ngủ liên quan đến bệnh tiểu đường

Khó ngủ, trằn trọc là một vấn đề thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù đó có thể là do các triệu chứng tiểu đường thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác.

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải một số dạng rối loạn giấc ngủ và các chứng rối loạn khác ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở người mắc bệnh tiểu đường. Ngưng thở khi ngủ có đặc trưng là các cơn ngừng thở kéo dài trên 10 giây và lặp đi lặp lại nhiều lần suốt đêm.

Trong một nghiên cứu vào năm 2009, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 86% bệnh nhân tiểu đường tham gia bị ngưng thở khi ngủ, 55% trong đó bị nặng đến mức cần phải điều trị. (2)

Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Lý do là vì bệnh nhân tiểu đường type 2 thường bị thừa cân và khối lượng cơ thể lớn có thể gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ.

Các triệu chứng phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ gồm có cảm giác mệt mỏi vào ban ngày và ngủ ngáy vào ban đêm. Một số nguy cơ làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ là thừa cân, béo phì và tiền sử gia đình bị ngưng thở khi ngủ.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Người bệnh cũng có thể sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) trong khi ngủ để tăng áp suất không khí đến cổ họng và thở dễ dàng hơn.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (restless leg syndrome) là tình trạng chân luôn có cảm giác khó chịu, muốn di chuyển khi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi tối và do đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hội chứng chân không yên có thể là do thiếu sắt.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên gồm có:

  • Đường trong máu cao
  • Vấn đề về thận
  • Bệnh tuyến giáp

Nếu có các dấu hiệu nghi là hội chứng chân không yên thì nên đi khám, đặc biệt là những người có tiền sử thiếu máu.

Sử dụng thuốc lá cũng có thể gây ra hội chứng chân không yên.

Mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mất ngủ là căng thẳng thần kinh và lượng đường trong máu cao.

Để khắc phục chứng mất ngủ thì trước tiên nên xác định nguyên nhân gây mất ngủ, chẳng hạn như áp lực công việc, khó khăn trong cuộc sống hay thói quen trước khi đi ngủ.

Nếu không tìm được nguyên nhân thì nên đi khám. Đôi khi mất ngủ là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.

Thiếu ngủ có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Các chuyên gia đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thiếu ngủ với sự mất cân bằng nội tiết tố và rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống cũng như cân nặng. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khó giải quyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và để bù đắp tình trạng này, nhiều người chọn cách ăn nhiều hơn để nạp thêm năng lượng.

Ăn uống nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên và đường huyết cao lại gây khó ngủ. Tình trạng này cứ thế lặp đi lặp lại.

Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ béo phì và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 2.

Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ

Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Không sử dụng điện thoại di động, máy tính hay sách điện tử vào ban đêm vì ánh sáng phát ra từ những thiết bị này sẽ gây khó ngủ. Thay vào đó, hãy đọc sách giấy trước khi ngủ để đầu óc được thư giãn và giảm bớt căng thẳng cho mắt.

Không uống rượu bia trước khi đi ngủ

Mặc dù uống rượu có vẻ giúp làm dịu tâm trí và gây cảm giác buồn ngủ nhưng uống rượu trước khi đi ngủ sẽ gây ngủ không sâu giấc và giảm thời lượng giấc ngủ.

Loại bỏ những thứ gây gián đoạn giấc ngủ

Nếu thường xuyên bị đánh thức bởi thông báo điện thoại thì hãy tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ Im lặng trước khi đi ngủ.

Hoặc cũng có thể để điện thoại cách xa giường ngủ và sử dụng đồng hồ báo thức thay cho chức năng báo thức của điện thoại.

Tạo tiếng ồn trắng

Một số âm thanh như tiếng chim hót, tiếng quét đường và tiếng người nói chuyện vào sáng sớm có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Đối với những người dễ bị đánh thức bởi những tiếng động nhỏ, việc tạo các tiếng ồn trắng như tiếng quạt trần có thể giúp loại bỏ những âm thanh không mong muốn.

Duy trì thói quen ngủ

Đi ngủ vào cùng một khung giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả cuối tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn và tự động thức dậy vào buổi sáng.

Tránh các tác nhân kích thích vào buổi tối

Không uống đồ uống chứa caffeine, tập thể dục hay làm việc nhà gần giờ đi ngủ.

Nếu muốn tập luyện vào buổi tối thì chỉ nên tập yoga và chọn các bài có nhịp độ chậm để đưa cơ thể vào trạng thái chuẩn bị cho giấc ngủ. Vận động mạnh sẽ tăng tốc độ lưu thông máu và sau đó, cơ thể sẽ cần có thời gian để thư giãn trở lại.

Tạo môi trường thích hợp cho giấc ngủ

Môi trường phòng ngủ thoải mái sẽ giúp ngủ ngon giấc hơn. Nếu có thể, hãy mua một tấm đệm mới. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là khi chiếc đệm hiện tại đã quá cũ. Phòng ngủ cần có nhiệt độ vừa đủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, nên giảm tối đa ánh sáng và loại bỏ những đồ vật không cần thiết trong phòng ngủ, chẳng hạn như tivi, máy tính…

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám nếu vấn đề về giấc ngủ kéo dài dai dẳng. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến trạng thái thể chất và tinh thần của ngày hôm sau. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Trước tiên, hãy thử thay đổi thói quen sống để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngay cả một thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Thường mất khoảng 3 tuần để hình thành một thói quen mới nên điều quan trọng là phải duy trì thói quen này mỗi ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 2 đến sức khỏe răng miệng
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 2 đến sức khỏe răng miệng

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng glucose hay đường trong máu để tạo năng lượng. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng, gồm có tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận và thậm chí mù lòa. Một biến chứng cũng khá phổ biến mà những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải là bệnh về nướu (lợi) và các vấn đề về răng miệng khác.

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Khi cơ thể không có insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, đường sẽ ở lại trong máu thay vì được đưa vào tế bào, dẫn đến đường trong máu tăng cao trong khi các tế bào lại không được cung cấp lượng năng lượng cần thiết. Điều này gây ra một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống chính trong cơ thể.

Nhiệt độ cao và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?
Nhiệt độ cao và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Mùa hè có thể gây ra nhiều vấn đề cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy rằng thời tiết nóng bức có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe ở người bị tiểu đường và điều này khiến cho người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ và độ ẩm cao.

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?
Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Ngoài giảm chất lượng giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức giấc, chứng ngưng thở khi ngủ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực khác đến sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết trong suốt cả ngày, thay đổi cách cơ thể phản ứng với hormone insulin và góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

10 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số A1C của người bệnh tiểu đường type 2
10 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số A1C của người bệnh tiểu đường type 2

Xét nghiệm A1C là xét nghiệm máu được sử dụng để theo dõi hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng gần nhất.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây